EVNGenco 3 (PGV): Kiểm toán lưu ý việc xử lý chênh lệch tỷ giá tại BCTC, lãi ròng cả năm đạt 904 tỷ, cải thiện mạnh so với mức lỗ 853 tỷ năm ngoái
Lên kế hoạch cho năm 2020, EVNGenco 3 dự kiến sản lượng điện sản xuất đạt 35,807 tỷ kWh, tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019, trong đó các nhà máy nhiệt điện huy động theo nhu cầu của hệ thống điện, các NMTĐ khai thác tối ưu theo lưu lượng nước về.
Kết thúc năm 2019, EVNGenco 3 ghi nhận doanh thu 44.117 tỷ đồng, tăng 339% so với năm 2018; trong đó chiếm phần lớn là doanh thu tiêu thụ điện với 43.724 tỷ đồng. Doanh thu tài chính cũng tăng đáng kể, chủ yếu là lãi tiền gửi đạt hơn 291 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ đạt 59 tỷ đồng), cổ tức được chia cũng tăng 2 lần lên gần 21 tỷ, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại đạt gần 22 tỷ đồng…
Mặc dù lãi tiền gửi tăng đáng kể, song lãi vay của Công ty cũng tăng mạnh từ 335 tỷ lên 2.318 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí, EVNGenco 3 ghi nhận lãi ròng 904 tỷ đồng, cải thiện đang kể so với mức lỗ hơn 853 tỷ đồng. So với con số tự lập, lãi ròng EVNGenco 3 có điều chỉnh nhẹ.
Được biết, kiểm toán không nêu ý kiến vì EVNGenco 3 đã phản ánh trung thực và hợp lý, tuy nhiên cũng có một số lưu ý đến các thuyết minh trong BCTC hợp nhất, gồm:
(1) Thuyết minh liên quan đến việc xử lý chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản của các công trình điện nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 150/2018/NĐ-CP ngày 13/12/2018. Theo đó, chênh lệch tỷ phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chên lệch tỷ giá hối đoái” được phản ánh trong phần “ Vốn chủ sở hữu” và được phân bổ dần vào báo cáo KQKD trong thời gian không quá 5 năm kể từ ngày công trình đi vào hoạt động.
Video đang HOT
(2) Ngoài ra, Công ty áp dụng phương pháp xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm chính thức chuyển sang CTCP theo Nghị định 126. Theo đó, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại này tại thời điểm chính thức chuyển sang CTCP, doanh nghiệp cổ phần hoá đánh giá lại theo quy định và không thực hiện kết chuyển vào KQKD, số dư khoản chênh lệch giao cho CTCO theo dõi và xử lý theo quy định, thay vì đưa vào “Doanh thu hoạt động tài chính” và “Chi phí tài chính”.
Lên kế hoạch cho năm 2020, EVNGenco 3 dự kiến sản lượng điện sản xuất đạt 35,807 tỷ kWh, tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019, trong đó các nhà máy nhiệt điện huy động theo nhu cầu của hệ thống điện, các NMTĐ khai thác tối ưu theo lưu lượng nước về.
Luỹ kế cả năm 2019, VSH ghi nhận doanh thu 400 tỷ và lãi sau thuế 159 tỷ đồng. So với kế hoạch 441,5 tỷ doanh thu và 187,6 tỷ lãi sau thuế, VSH chỉ mới thực hiện được 90% và 85% chỉ tiêu.
Đáng chú ý, mới đây EVNGenco 3 đã thông báo bán đầu giá cổ phần tại Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH). Số lượng chào bán hơn 63 triệu cổ phiếu, giá khởi điểm là 31.931 đồng/cp.
Chiều ngược lại, Cơ điện lạnh (REE) vừa mua vào thành công gần 59 triệu cổ phiếu VSH. Sau giao dịch, tỷ lệ này tăng lên 49,52%, tương đương hơn 102 triệu cổ phiếu.
Tri Túc
Sau kiểm toán, lãi ròng 2019 của ACV giảm hơn 100 tỷ đồng
Dù lãi có giảm thì ACV vẫn đang là doanh nghiệp trên sàn chứng khoán có dư tiền và tương đương tiền lớn nhất.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã công bố BCTC kiểm toán năm 2019 theo đó lợi nhuận ròng giảm từ 8.342 tỷ đồng tại báo cáo tự lập xuống còn 8.214 tỷ đồng tương đương giảm hơn 100 tỷ đồng.
Lý do dẫn đến điều chỉnh giảm này chủ yếu do doanh thu từ hoạt động tài chính giảm từ 2.318 tỷ đồng xuống còn 1.920 tỷ đồng do lãi chênh lệch tỷ giá ghi giảm từ 440 tỷ đồng xuống còn 14 tỷ đồng, chi phí QLDN tăng thêm 88 tỷ đồng và lãi khác giảm từ 76 tỷ đồng xuống chỉ còn gần 9 tỷ đồng do không còn ghi nhận 80 tỷ đồng hoàn nhập khấu hao các niên độ trước.
Dù điều chỉnh giảm thì con số lãi 8.214 tỷ đồng vẫn là mức lãi kỷ lục của ACV từ khi hoạt động. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của ACV cũng lên tới 51%, một con số rất cao so với mặt bằng các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán.
ACV đang là doanh nghiệp khai thác, vận hành 21/22 sân bay dân dụng tại Việt Nam, bao gồm các cảng hàng không lớn nhất cả nước như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng. Chỉ có Vân Đồn là sân bay duy nhất trên cả nước do doanh nghiệp tư nhân xây dựng và khai thác.
Hiện ACV là doanh nghiệp trên sàn chứng khoán có dư tiền và tương đương tiền lớn nhất. Ngoài tiền mặt tại quỹ gần 350 tỷ đồng, ACV còn có dư tiền gửi hơn 30.900 tỷ đồng. Tổng dư tiền và tương đương tiền của công ty lên đến hơn 31.200 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của ACV đạt lần lượt là 58.176 tỷ đồng và 36.757 tỷ đồng. Chiếm hơn tổng tài sản của ACV là hơn 31.270 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng và dưới 1 năm - tăng 7.191,5 tỷ đồng so với cuối năm trước. Với nguồn tiền gửi lớn, trong năm 2018 và 2019, ACV đã thu về lần lượt là là 1.276 tỷ và 1.801 tỷ đồng lãi tiền gửi.
Lượng tiền gửi ngân hàng này đã cao hơn con số 25.000 tỷ đồng ACV từng tuyên bố dành ra để thi công giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành. Doanh nghiệp cũng dự kiến tích lũy đến 87.500 tỷ vào năm 2025 để đầu tư nhiều dự án cảng hàng không khác trong khi xây dựng sân bay Long Thành.
Sang năm 2020 ACV ước tính ảnh hưởng đến từ dịch bệnh do virus corona (Covid-19) gây ra có thể khiến tổng sản lượng vận chuyển hành khách thông qua toàn mạng cảng ước giảm 35 triệu lượt khách trong năm 2020.
Trước đó Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã thông qua đề xuất của ACV về kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020. Theo đó, ACV cần đảm bảo lợi nhuận trước thuế đạt 10.811 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8.649 tỷ đồng, trong khi, vốn đầu tư không quá 4.800 tỷ đồng. Số tiền cần nộp ngân sách Nhà nước là 3.159 tỷ đồng.
Hiện ACV đã có công văn xin gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, thời gian tổ chức trước ngày 30/6/2020.
Trần Dũng
PV Power: 2 tháng đầu năm đạt 4.806 tỷ đồng, cổ phiếu tiếp tục giảm sâu Chịu ảnh hưởng bởi áp lực chung của thị trường trước diễn biến dịch COVID-19, cổ phiếu POW của PV Power tiếp đà giảm sâu, hiện chỉ còn giao dịch tại mức 8.800 đồng/cp. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, POW) vừa tổng kết tình hình sản xuất điện và doanh thu của tháng 2/2020. Ghi nhận, tổng...