EVNGENCO 2 được định giá hơn 46.102 tỷ đồng, dự kiến IPO tháng 12/2020
Dự kiến phương án cổ phần hoá EVNGENCO 2 sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng 8/2020 và sẽ thực hiện việc chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 12/2020.
Sáng 19/5, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Lễ công bố kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty Phát điện 2 EVNGENCO 2 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0 giờ ngày 01/01/2019 của Công ty mẹ – EVNGENCO 2 để cổ phần hoá là hơn 46.102 tỷ đồng trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ – EVNGENCO 2 là hơn 26.605 tỷ đồng.
Tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tài sản cố định hình thành từ Quỹ khen thưởng, phúc lợi có giá trị còn lại là 5,7 tỷ đồng được chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 4, Điều 14 Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ.
Hiện nay, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN, EVNGENCO 2 khẩn trương triển khai các bước tiếp theo đúng quy định, dự kiến Phương án cổ phần hoá sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2020 và sẽ thực hiện việc chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 12/2020 đảm bảo đúng tiến độ được duyệt
Giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ – EVNGENCO 2 được Liên doanh Tư vấn AASC – UHY xác định trên cơ sở Báo cáo tài chính được Kiểm toán độc lập KPMG kiểm toán.
Đại diện SCIC cho biết, để có bức tranh đầy đủ giúp các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư, GENCO 2 cần đưa ra nhiều thông tin hơn. SCIC cũng từng đầu tư vào điện, phối hợp với EVN đầu tư nhiệt điện Hải Phòng, các lĩnh vực đầu tư vào điện khá hiệu quả do đó SCIC mong muốn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này trong tương lai, mong muốn tiếp cận thông tin, các quỹ đầu tư tiến hành bước đầu để làm soát xét, có thông tin đầy đủ hơn với phương án phát hành của GENCO 2 để ra quyết định đầu tư.
Về kết quả kinh doanh EVNGENCO 2, năm 2019, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của EVNGENCO 2 đạt được là 27.101 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2018. Với việc giá vốn bán hàng ở mức cao, lên đến 22.887 tỷ đồng do đó lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt 4.213 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2018.
Video đang HOT
Trong các khoản chi phí, chi phí lãi vay ở mức cao, lên đến hơn 1.058 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế ghi nhận của GENCO 2 năm 2018 là 3.575 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 3.131 tỷ đồng.
Khi doanh nghiệp và ngân hàng 'lệch pha' trong cách tiếp cận vốn vay
Một số doanh nghiệp kêu khó tiếp cận vốn nhưng không có tài sản thế chấp lại không chấp nhận cho ngân hàng quản lý dòng tiền, không chứng minh được đầu vào, đầu ra...
Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Sau khi có chỉ thị của Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước, hàng loạt ngân hàng công bố các gói tín dụng và giảm lãi suất cho vay, có ngân hàng giảm tới 4,5%/năm, cũng có ngân hàng giảm lãi suất trên dư nợ hiện hữu. Nhiều ngân hàng đã đưa ra giải pháp cụ thể đến khách hàng, đó là cử nhân viên trực tiếp tới doanh nghiệp khảo sát khó khăn, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp hay đưa ra các gói ưu đãi lãi suất cho vay.
Bên cạnh những doanh nghiệp đã được cơ cấu lại nợ, được vay vốn ưu đãi nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi này, đặc biệt là gói tín dụng ưu đãi cho vay mới lên tới gần 300.000 tỷ đồng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu không có tài sản thế chấp và không chấp nhận cho ngân hàng quản lý dòng tiền.
Doanh nghiệp kêu khó tiếp cận vốn vay
Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh hải sản tại Vĩnh Phúc cho biết từ tháng Ba đến nay đã phải đóng cửa vì các mặt hàng hải sản của doanh nghiệp chủ yếu đưa đến cho các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh. Mặc dù dừng hoạt động hàng tháng nhưng doanh nghiệp vẫn phải trả tiền lãi ngân hàng.
Việc phải tạm dừng hoạt động, thiếu nguyên nhiên liệu sản xuất đầu vào và khó khăn về thị trường đầu ra đã khiến doanh nghiệp này đứng trước nguy cơ phá sản, ngừng hoạt động.
Doanh nghiệp này mong muốn được giãn nợ, giảm lãi suất cho vay số nợ cũ, cùng với đó, được vay mới từ gói hỗ trợ 300.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khi làm việc với ngân hàng thì được trả lời chưa thể cho doanh nghiệp này vay gói mới vì số nợ cũ trên 1,5 tỷ đồng chưa trả được và khó có nguồn tài sản tín chấp.
Một lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh về bao bì cho rằng hiện có nhiều doanh nghiệp đang rất cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh doanh nhưng lại hầu như không có nhiều bất động sản làm tài sản bảo đảm khi phần lớn mặt bằng sản xuất, kinh doanh phải đi thuê. Do đó, việc yêu cầu các doanh nghiệp phải có bất động sản làm tài sản bảo đảm để vay gói hỗ trợ tín dụng là đòi hỏi rất khó đáp ứng trong thời điểm hiện nay.
Với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp lại càng khó hơn. Shark Tank Lê Đăng Khoa - người khởi nghiệp ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thời trang, kiến trúc... cho hay một số đơn vị đang có kinh doanh vẫn ổn gồm: Công ty rau 3S, bánh The Factory, chuỗi cửa hàng hoa 38 Flowers Market... Tuy nhiên, các đơn vị này đang gặp khó khăn khi tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng bởi các ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm của từng trường hợp theo tiêu chuẩn thông thường thay vì trong tình huống dịch bệnh vẫn yêu cầu tài sản thế chấp nếu muốn được tiếp tục vay vốn để duy trì hoạt động...
Một báo cáo mới đây của Bộ Công Thương cũng cho biết nhiều doanh nghiệp công nghiệp rất khó tiếp cận với các hỗ trợ tín dụng tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng Nhà nước dành nhiều quyền tự quyết cho các ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, trong khi bản thân các ngân hàng thương mại thực chất hoạt động theo cơ chế của doanh nghiệp thông thường, phải chịu sức ép về chỉ tiêu lợi nhuận với các cổ đông. Vì vậy, sẽ hạn chế trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp đang chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 do sẽ gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận và kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Do đó, Bộ Công Thương cho rằng cần áp dụng các công cụ mạnh hơn để trực tiếp hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngân hàng nói gì?
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết ngân hàng cũng đã nhận được các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp. Trong đó, những doanh nghiệp tốt đều không có ý kiến, mà toàn khen. Trong khi đó, những doanh nghiệp nhưng không tiếp cận được vốn, hay có ý kiến kêu ca là những doanh nghiệp không có phương án kinh doanh đảm bảo, vốn tự có không có...
Ông Thành cho rằng, với những doanh nghiệp như vậy thì ngân hàng cần phải bám sát để giải thích cho doanh nghiệp và gửi cho các hiệp hội, tổ chức, báo cáo Ngân hàng Nhà nước để chủ động trong vấn đề truyền thông. Các ngân hàng chỉ có thể tăng số hóa để phục vụ khách hàng nhanh hơn chứ không thể giảm chuẩn tín dụng được trong môi trường này vì sẽ để lại nhiều rủi ro sau này.
Còn ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng chia sẻ: "Không thể hạ thấp điều kiện cấp tín dụng vì có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế sau này, do đó vẫn phải đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp có phương án khả thi, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển."
Theo thống kê của VietinBank, hiện có tới trên 10.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 với dư nợ hơn 300.000 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ. Hiện dư nợ 30.000 tỷ đồng của khách hàng bị ảnh hưởng đã được ngân hàng tiến hành cơ cấu. Thời điểm này chưa phản ánh hết được mức độ ảnh hưởng của COVID-19 tới ngân hàng. Với con số ước đoán khách hàng bị thiệt hại cũng như mức giảm lãi suất cho vay, giảm phí với ngân hàng, dự kiến lợi nhuận của VietinBank năm 2020 sẽ giảm 3.000-4.000 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra.
Dù vậy, ông Thọ vẫn nhấn mạnh với những khách hàng có đủ điều kiện, có phương án kinh doanh tốt, đương nhiên ngân hàng sẽ nỗ lực để cho vay.
Lãnh đạo các ngân hàng thương mại cũng cho rằng, với gói hỗ trợ tín dụng 300.000 tỷ đồng không có nguồn hỗ trợ nào từ ngân sách của Nhà nước mà phải tùy thuộc vào điều kiện, khả năng của từng ngân hàng để triển khai thực hiện. Trong gói hỗ trợ này, các ngân hàng chỉ cam kết thực hiện một phần trong số đó. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hiện ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, mặc dù ngân hàng đã cố gắng để hỗ trợ doanh nghiệp, tuy nhiên, mức độ hỗ trợ có thể chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết hiện nay ngân hàng không thiếu tiền, gói 300.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp đã sẵn sàng. Song, doanh nghiệp muốn vay vốn thì phải chứng minh được vay để làm gì, dự án có thật không, có hiệu quả không, có nguyên liệu đầu vào, có thị trường đầu ra hay không.
"Tôi đồng ý là ngân hàng phải hỗ trợ doanh nghiệp. Thực tế, các ngân hàng đang chấp nhận giảm lợi nhuận, giảm lãi vay 0,5-3%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp. Thế nhưng, vay vốn ngân hàng, dù lãi suất đã được giảm, doanh nghiệp vẫn phải trả gốc, trả lãi, có nghĩa là phải chứng minh khả năng trả nợ. Hiện nay, một số doanh nghiệp kêu khó tiếp cận vốn, nhưng không có tài sản thế chấp đã đành, lại còn không chấp nhận cho ngân hàng quản lý dòng tiền, không chứng minh được đầu vào, đầu ra, vậy làm sao ngân hàng dám cho vay," ông Hùng phân tích.
Ông Hùng chia sẻ thêm, ngành ngân hàng đang hỗ trợ doanh nghiệp, đồng hành chia sẻ với doanh nghiệp, chấp nhận giảm lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng không phải là hỗ trợ vô điều kiện, cho vay vô tội vạ. Nếu cho vay dễ dãi, doanh nghiệp dùng vốn vay để đảo nợ, sử dụng không hiệu quả thì nợ xấu sẽ tăng vọt, ai sẽ chịu trách nhiệm?
Điều này cũng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nhấn mạnh tại cuộc họp với một số ngân hàng thương mại. Theo đó, với các dự án tốt, ngân hàng phải phục vụ ngay. Với các lĩnh vực sản xuất hàng thiết yếu, ngân hàng phải hạ lãi suất cho vay xuống thấp nhất có thể. Tuy nhiên, các ngân hàng tuyệt đối không được nới lỏng tín dụng, hạ chuẩn vay để tránh hệ lụy cho nền kinh tế./.
Tính đến 22/4, ngành ngân hàng đã cho vay, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho gần 167.000 khách hàng với dư nợ gần 63.000 tỷ đồng; miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 14.000 khách hàng với dư nợ hơn 12.000 tỷ đồng; hạ lãi suất với dư nợ hiện hữu cho hơn 289.000 khách hàng với dư nợ khoảng 948.407 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi cho 146.571 khách hàng với dư nợ cho vay mới đạt 511.230 tỷ đồng.
Hàng loạt doanh nghiệp lộ nhiều vấn đề sau kiểm toán Bộ đôi HAGL và HAGL Agrico lỗ thêm trăm tỷ sau kiểm toán, áp dụng Nghị định 20 khi chưa được phê duyệt chính thức. Cotec Land giảm 109 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán, ngân hàng phong tỏa tài khoản. Kiểm toán từ chối cho ý kiến cho báo cáo tài chính của PVX. Các báo cáo kiểm toán của nhiều...