EVN trả nợ hàng nghìn tỷ cho các ‘ông lớn’
Tập đoàn Điện lực (EVN) đã trả 2.200 tỷ đồng cho PVN và khoảng 700 tỷ đồng nợ quá hạn cho Vinacomin.
Theo VnExpress dẫn lời Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) – Phùng Đình Thực cho biết:
Hiện EVN còn nợ khoảng 9.800 tỷ đồng trong tổng số 12.000 tỷ đồng. ‘Vẫn còn khó khăn nên EVN hứa khi nào có sẽ trả’, ông nói.
Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản (Vinacomin) cũng cho biết:
Đến 26/12/2012, tính cả tiền than và điện, EVN còn nợ quá hạn khoảng 300 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm, số tiền nợ quá hạn đã giảm 700 tỷ đồng.
Hình minh họa
Đầu tháng 11/2012, theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, EVN sẽ có đề án phát hành trái phiếu để chi trả các khoản nợ.
Không khẳng định về thời gian trả nợ, song đại diện EVN cho hay, nợ nần trong kinh doanh là chuyện bình thường.
Video đang HOT
‘Vì hai bên vẫn tiếp tục mua bán dựa trên hợp đồng đã ký kết nên việc nợ nần có cũng là điều dễ hiểu’, ông nói.
Trước đó, EVN cho biết, nếu không phải trích dự phòng tài chính để bù lỗ năm trước thì EVN năm nay lãi 3.600 tỷ đồng.
EVN xin phép Bộ Tài chính cho hoạch toán trích dự phòng tài chính 3.500 tỷ đồng và lãi kế hoạch còn 100 tỷ đồng. EVN dự kiến thu thêm 7.000 tỷ đồng từ đợt tăng giá điện ngày 22/12.
Trong đó, Tập đoàn Điện lực sẽ bù khoảng 900 tỷ do tăng giá than và 3.800 tỷ chênh lệch giá khí tăng lên. Đồng thời, bù 3.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá.
Trong năm 2011, EVN liên tục bị thúc nợ, thậm chí lãnh đạo Bộ Công Thương cũng phải lên tiếng nhắc nhở EVN phải thu xếp.
Tuy nhiên, trong năm 2012, nhiều chủ nợ đã chia sẻ và thông cảm với khó khăn của EVN.
Theo Tinngan
Khó tin: Dù lãi, EVN vẫn cắt thưởng Tết
Năm nay, dù kinh doanh có lãi, song Tập đoàn điện lực VN (EVN) sẽ không thưởng Tết mà chỉ ứng lương trước. Bên cạnh đó, EVN sẽ thực hiện tăng giá điện thêm 5% bắt đầu từ ngày (22/12).
Trao đổi tại phiên họp báo chiều 21/12, Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri cho biết: Dự kiến năm nay EVN lãi khoảng 3.500 - 4.000 tỷ đồng. Khoản tiền này sẽ dùng để bù đắp vào khoản lỗ các năm trước để lại chứ không nằm trong kế hoạch thưởng Tết.
Cắt thưởng để bù lỗ
Theo ông Tri, thưởng Tết phải dựa trên cơ sở đã có các quỹ trích lập từ lãi. Trong khi đó, Tập đoàn vẫn đang phải dùng lãi năm nay để bù vào lỗ cho các năm trước.
"Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa có kế hoạch gì cho thưởng Tết. Có chăng thì có thể tìm cách ứng lương trước chứ thưởng thì không có".
Tổng lỗ kinh doanh điện trong hai năm 2010 và 2011 của EVN còn dồn lại 11.000 tỷ đồng. Riêng năm 2011, EVN lỗ gần 5.300 tỷ đồng. Nguyên nhân được giải thích chủ yếu do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất.
Năm ngoái, nếu giá thành sản xuất kinh doanh điện đang cao hơn so giá bán 56 đồng/kWh và như vậy, cứ mỗi 1 kWh điện thương phẩm cung ứng đến người tiêu thụ cuối cùng thì khâu sản xuất - kinh doanh chịu gánh lỗ 56 đồng.
Sau khi khấu trừ những thu nhập phát sinh từ các hoạt động có liên quan như tiền bán công suất phản kháng, lãi tiền gửi, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần phát điện, thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện, trong năm 2011, EVN vẫn bị lỗ 3.181 tỷ đồng.
Họp báo công bố điều chỉnh giá bán điện của EVN chiều 21/12
Năm nay dự kiến EVN lãi khoảng 3.500 - 4.000 tỷ đồng. Số tiền này sẽ dùng để "đắp" vào phần hụt của các năm trước. Những phần chưa bù đắp hết được sẽ chuyển vào kế hoạch năm tới. Và theo đó, dự kiến của Tập đoàn, trong 2013, sẽ tiếp tục có lãi để bù vào phần còn lại.
Không tác động đến hộ nghèo
Bên cạnh việc cắt thưởng Tết, EVN thực hiện tăng giá điện thêm 5% bắt đầu từ ngày mai (22/12).
Giá điện mới sẽ tăng gần 5%, từ mức 1.369 đồng/kWh lên mức 1.437 đồng/kWh.
Trong khi người dân hoang mang về quyết định tăng giá này của EVN, ông Hoàng Văn Tùy, Phó Trưởng Ban Tài chính- kế toán, EVN cho biết, việc tăng giá điện lần này không có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Ví dụ, các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng không bị tác động, do được giữ nguyên giá bán điện là 993 đồng/kWh. Các hộ sử dụng điện sinh hoạt bình thường tăng chi 6.600 đồng/tháng ở 100 kWh đầu tiên.
Khi sử dụng từ 150 kWh/tháng thì hộ gia đình tăng chi thêm 11.000 đồng/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng thì tăng chi 16.200 đồng/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 27.000 đồng/tháng.
Ở mức sử dụng cao nhất là từ 400 kWh/tháng trở lên thì mỗi hộ gia đình chỉ tăng chi thêm 38.200 đồng/tháng.
Lần điều chỉnh giá điện này không có sự thay đổi về đối tượng áp giá, cơ cấu biểu giá và chỉ điều chỉ mức giá đối với các đối tượng theo cơ cấu đã được quy định.
Theo 24h
Chuyện khó tin: Dù lãi, EVN vẫn cắt thưởng Tết Năm nay, dù kinh doanh có lãi, song Tập đoàn điện lực VN (EVN) sẽ không thưởng Tết mà chỉ ứng lương trước. Bên cạnh việc cắt thưởng Tết, EVN thực hiện tăng giá điện thêm 5% bắt đầu từ ngày mai (22/12). Trao đổi tại phiên họp báo chiều 21/12, Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri cho biết: Dự kiến...