EVN SPC tăng cường đầu tư lưới điện
Giai đoạn 2018 – 2020, EVN SPC có kế hoạch đầu tư nhiều công trình lưới điện 110 kV và lưới điện hạ áp với tổng giá trị 28.765 tỉ đồng.
Ảnh: K.V
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã và đang triển khai đầu tư nhiều công trình lưới điện nhằm khắc phục tình trạng quá tải, cải thiện chất lượng điện áp, phát triển lưới điện phù hợp đảm bảo cung ứng điện với độ tin cậy cao.
Hàng loạt công trình đưa vào vận hành
Ông Nguyễn Phước Đức, Phó tổng giám đốc EVN SPC, cho biết trong năm 2017, EVN SPC đã thực hiện đầu tư khối lượng lưới điện với tổng giá trị 7.375 tỉ đồng, đạt 90,87% kế hoạch. Theo đó, hoàn thành đóng điện công trình trạm 220 kV Long Xuyên 2 (250 MVA) và đấu nối, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện trung gian cho các trạm 110 kV khu vực tứ giác Long Xuyên đang thiếu nguồn. Hoàn thành 64 công trình lưới điện 110 kV với tổng khối lượng đưa vào vận hành gồm 164 km đường dây xây dựng mới, 268 km đường dây cải tạo nâng cấp, tổng dung lượng tăng thêm là 2.183 MVA. Riêng lưới điện phân phối, đã có 557 công trình hoàn thành đưa vào vận hành gồm 1.100 km đường dây trung thế xây dựng mới, 1.030 km đường dây trung thế cải tạo, 1.795 km đường dây hạ thế xây dựng mới, 1.186 km đường dây hạ thế cải tạo và tổng công suất trạm phân phối tăng thêm là 353 MVA.
Năm 2018, tổng công ty dự kiến đóng điện đưa vào vận hành 513 công trình lưới điện trung hạ thế, với tổng khối lượng 1.275 km đường dây trung thế xây dựng mới, 1.205 km đường dây trung thế cải tạo, 1.431 km đường dây hạ thế xây dựng mới, 3.246 km đường dây hạ thế cải tạo và tổng công suất trạm phân phối là 822,7 MVA.
Song song đó, ngành điện chủ trương xóa dần việc bán điện qua hình thức câu phụ (câu đuôi, câu chuyền, chia hơi), tiến tới bán điện trực tiếp đến từng hộ sử dụng điện qua công tơ chính của ngành điện, với tiến độ hoàn thành vào cuối năm 2020. Trong 2 năm 2016 – 2017, EVN SPC đã bố trí 295 tỉ đồng cho các công ty điện lực để xóa 153.212 hộ sử dụng điện qua câu phụ có suất đầu tư thấp dưới 2 và 3 triệu đồng/hộ. Năm 2018 tiếp tục bố trí 194 tỉ đồng để xóa 49.130 hộ câu phụ có suất đầu tư thấp dưới 4 triệu đồng/hộ.
Đảm bảo năng lực phân phối điện
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Phước Đức, giai đoạn 2018 – 2020, EVN SPC có kế hoạch đầu tư nhiều công trình lưới điện 110 kV và lưới điện hạ áp với tổng giá trị 28.765 tỉ đồng.
Về lưới điện 110 kV: Xây dựng theo cấu trúc mạch vòng, các trạm biến áp trong khu vực có mật độ phụ tải cao cần đảm bảo thiết kế theo sơ đồ hợp lý để đảm bảo có thể vận hành linh hoạt, tăng cường đầu tư các công trình đường dây 110 kV đường trục, mạch vòng, mạch 2, cải tạo nâng tiết diện để đảm bảo cung ứng điện cho các phụ tải với độ tin cậy được nâng cao.
Về lưới điện hạ áp: Đảm bảo năng lực phân phối điện và có thể cung cấp bán trực tiếp cho các phụ tải phù hợp với phát triển thị trường điện. Đầu tư chống quá tải củng cố lưới điện, các công trình nuôi tôm công nghiệp, trồng thanh long, các trạm bơm tưới tiêu chống hạn, các khu vực vùng lõm, xóa câu đuôi kéo chuyền. Đầu tư các dự án theo chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2013 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngoài ra, EVN SPC đầu tư hệ thống nguồn diesel, năng lượng mặt trời tăng cường cấp điện cho khu vực hải đảo (H.Côn Đảo, Bà Rịa-Vũng Tàu và H.Phú Quý, Bình Thuận) và các nguồn năng lượng mặt trời áp mái tại các đơn vị trực thuộc…
Để thực hiện kế hoạch trên, trước tiên EVN SPC tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các dự án có hiệu quả đầu tư cao nhằm đảm bảo an toàn cung cấp điện, đảm bảo mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.
Đến cuối quý 1/2018, toàn EVN SPC có 2.513/2.513 xã, phường, thị trấn có điện, đạt tỷ lệ 100%. Số hộ dân có điện là 7,77 triệu hộ, đạt tỷ lệ 99,56%; trong đó số hộ dân nông thôn có điện là 5,14 triệu hộ, đạt tỷ lệ 99,40%. Tổng công ty đang bán điện trực tiếp đến 7,2 triệu hộ dân, chiếm tỷ lệ 92,7%, còn lại 7,3% số hộ do các tổ chức điện nông thôn mua điện của ngành điện và bán lẻ đến các hộ dân phía sau công tơ tổng, tập trung hầu hết tại 2 tỉnh An Giang và Trà Vinh.
Theo Thanhnien
Không phải ngẫu nhiên giá đất nơi này lại tăng bất thường như thế
Thời gian gần đây thị trường bất động sản (BĐS) khu vực này bất ngờ sôi động lên, giá đất tăng cao. Chuyện gì đang xảy ra với thị trường BĐS Vũng Tàu?
Theo một số sàn môi giới nhà đất, hiện tại nếu khách hàng có trong tay khoảng 1 tỷ đồng, nhiều người có thể sở hữu căn hộ ở Bình Dương, Đồng Nai nhưng tại thành phố Vũng Tàu phân khúc này đang trở thành hàng hiếm.
Hiện tại, hầu hết các dự án đều rao bán giá trung bình khoảng từ khoảng 1,4 tỷ - 1,5 tỷ đồng/căn trở lên. Dự án căn hộ cao cấp đua nhau mọc lên, đi kèm với đó là chiến dịch thâu tóm quỹ đất đang diễn ra rầm rộ từ những dự án "chết" lâu năm được tỉnh thu hồi và kêu gọi đầu tư mới.
Thật vậy, nhiều sàn giao dịch nhà đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết từ cuối năm 2017 đến nay, giá đất trên địa bàn hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, đặc biệt là TP.Vũng Tàu, Huyện Tân Thành, Huyện Châu Đức, TP. Bà Rịa tăng mạnh, có nơi tăng từ 30-60%. Lượng hồ sơ mua bán, giao dịch bất động sản tại các địa phương trên cũng tăng cao.
Riêng tại TP.Vũng Tàu đã tăng từ 20-40%, thậm chí có nơi lên 50%. Tăng "nóng nhất" vẫn là khu dân cư Á Châu, dọc các tuyến đường như Lạc Long Quân, Phó Đức Chính, Trần Quý Cáp, Thùy Vân, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, khu vực xã Long Sơn...
Còn tại TP. Bà Rịa, "cơn sốt" đất tập trung quanh các tuyến đường: Hùng Vương, Hương lộ 2, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, xung quanh Bệnh viện Bà Rịa. Giá đất mặt tiền ở khu vực này hiện nay dao động ở mức từ 20-25 triệu đồng/m2, gấp từ 2-2,5 lần so với thời điểm trước Tết Mậu Tuất.
Theo các chuyên gia kinh tế, hiện thị trường BĐS Bà Rịa - Vũng Tàu đang có rất nhiều lợi thế phát triển. Đó là lý do nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước đang mạnh tay đổ tiền vào đây. Trong tương lai nhiều dự án đầu tư hạ tầng quy mô lớn như: đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, sân bay quốc tế Long Thành kết nối đường tránh thành phố Bà Rịa, đường sắt TP.HCM - Vũng Tàu... tiếp tục giúp thành phố Vũng Tàu cất cánh cao hơn.
Theo Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, thị trường bất động sản nhà đất Vũng Tàu ghi nhận sự đổ bộ của hơn 23 dự án nhà đất, căn hộ Vũng Tàu, với tổng mức đầu tư lên đến hơn 9000 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 157 dự án với tổng diện tích hơn 3.400 ha với vốn đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng. Trong số đó có đến 18 dự án với vốn đầu tư nước ngoài và 139 dự án đầu tư trong nước.
Trong số những "tên tuổi lớn" đánh dấu sự hiện diện tại Vũng Tàu có công ty Địa ốc Việt Hân; Công ty Bất động sản Nam Hải; Công ty Du lịch Sài Gòn - Bình Châu; Công ty địa ốc Thành Phát cũng vừa có đề xuất đầu tư dự án trung tâm hải sản kết hợp du lịch rộng hơn 300ha, tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng...
Nguồn tin từ Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh cho biết, tập đoàn này vừa chi ra cả ngàn tỷ đồng để mua đứt 4 dự án có quy mô khá lớn ngay trung tâm TP. Vũng Tàu, sau khi đã thâu tóm thành công dự án Vũng Tàu Melody hơn 2 năm trước đây. Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) cũng đặt tham vọng đầu tư phát triển 4 dự án condotel trong năm 2018.
"Đại gia" Tiến Phước - chủ đầu tư dự án Empire City 88 tầng tại TP.HCM cũng đang làm việc với chính quyền địa phương về việc đầu tư phát triển một khu phức hợp nghỉ dưỡng tại TP Vũng Tàu...
Mới đây nhất, Tập đoàn Tuần Châu báo cáo phương án đầu tư dự án Vũng Tàu Marina City tại vị trí ven biển dọc khu vực từ Bãi Trước đến Bãi Dâu, diện tích dự kiến sử dụng khoảng 345 ha, quy mô dân số dự kiến khoảng 7.500 người định cư và khoảng 12.000 lượt khách lưu trú/một ngày đêm.
Được biết có một "ông lớn" địa ốc trong nước khác từ năm 2017 cũng đã làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng với đề xuất đầu tư dự án nghỉ dưỡng kết hợp khu Safari rộng hơn 1.000ha tại khu vực Núi Dinh - nơi có đường bờ biển rất đẹp và khu vực núi đồi xanh bao quanh.
Tiềm năng du lịch của TP Vũng Tàu đang thu hút được sự đổ bộ của các đại gia địa ốc. Điều này đã khiến giá đất nơi đây biến động mạnh thời gian qua.
Mới đây nhất, Tập đoàn W.C.G Worldwide Holdings Inc, khi làm việc với lãnh đạo tỉnh này đã thể hiện mong muốn đầu tư một khách sạn 7 sao, villas, sân golf, bến du thuyền, casino, triển lãm, khu nghỉ dưỡng cho người cao tuổi, thủy cung, trung tâm mua sắm... nằm trên tuyến ven biển thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc, trên diện tích đất khoảng 400ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 5 tỷ bảng Anh.
Tại hội nghị kêu gọi đầu tư mới đây, một số nhà đầu tư cho rằng Bà Rịa - Vũng Tàu đang được quy hoạch để trở thành trung tâm dầu khí, cảng biển hàng đầu của cả nước. Trong đó, cảng quốc tế Cái Mép được xem là một trong 19 cảng lớn trên thế giới có khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn. Đây là một trong những tiềm năng rất lớn thúc đầy sự phát triển kinh tế và cũng là một trong những yếu tố giúp cho nhà đất Vũng Tàu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Trước sức ép đô thị hóa tại TP.HCM với tốc độ dân số không ngừng tăng nhanh khiến cho quỹ đất trở nên khan hiếm. Điều này hình thành nên xu hướng tâm lý người dân tìm đến vùng ven TP.HCM an cư tìm một cuộc sống trong lành. Và xu hướng này sẽ còn diễn ra mạnh hơn trong thời gian tới.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
Hơn 9 tỷ USD và 35.000 tỷ đồng vốn đầu tư, đây sẽ là nơi bùng nổ thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Từ lâu Bà Rịa - Vũng Tàu được đánh giá như "trái tim của du lịch biển" của khu vực miền Đông Nam Bộ với bờ biển có chiều dài 305 km, có nhiều bãi tắm đẹp. Thêm vào đó, sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển hạ tầng kết nối liên vùng đã khiến nơi đây có nhiều tiềm năng phát...