EVN sẽ ‘theo chân’ PVN lập quỹ bình ổn?
Ngươi dân chưa kip mưng trươc thông tin EVN khẳng định không tăng giá điện trong năm 2016 thi lại phai thấp thỏm khi Bộ Công thương đang đề xuất thành lập quỹ bình ổn giá điện.
Se co quy binh ôn gia điên?
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo quyết định Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân vừa được Bộ Công Thương công bố lấy ý kiến.
Theo đó, trong trường hợp cần thiết, Nhà nước sẽ sử dụng quỹ bình ổn giá để bình ổn giá bán nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Đây là cách làm được áp dụng với xăng dầu lâu nay, song cũng đang được xem xét thay đổi khi việc điều hành giá mặt hàng này ngày càng tiệm cận với thị trường.
Bộ Công Thương cũng cho biết, nguồn hình thành quỹ bình ổn giá điện được trích từ giá bán điện và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện.
Nguồn hình thành quỹ bình ổn giá điện sẽ được trích từ giá bán điện và sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện…
Tuy nhiên, Quỹ bình ổn giá điện chi được trích lập khi các yếu tố đầu vào hình thành giá bán điện biến động làm giá bán điện bình quân giảm so với hiện hành và chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa được tính hết vào giá bán điện đã được phân bổ hết.
Dự thảo cũng cho biết, trong trường hợp cần thiết Nhà nước sẽ sử dụng quỹ bình ổn giá điện và các biện pháp khác theo quy định để bình ổn giá bán điện nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Cũng theo dự thảo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được giao quyền thực hiện việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá điện.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định Thủ tướng sẽ là người có thẩm quyền quy định khung giá điện. Mức tối thiếu mỗi lần tăng giá điện là 3% và thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá bình quân là 3 tháng.
Khi các chi phí đầu vào tăng làm giá bán điện bình quân tại thời điểm tính toán cao hơn so với giá hiện hành 3-5% và trong khung giá quy định, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán bình quân tương ứng.
Video đang HOT
Nếu giá đầu vào làm giá bán điện bình quân tại thời điểm tính toán thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá (sau khi đã trích quỹ bình ổn giá điện), quy định yêu cầu EVN giảm ngay giá bán ở mức tương ứng, bất kể mức giảm là bao nhiêu.
Một trong những quy định đáng chú ý khác là Bộ Công Thương cũng sẽ công khai công thức tính giá bán điện bình quân.
Theo đó, giá để làm cơ sở điều chỉnh giá điện bao gồm 10 yếu tố cấu thành như: tổng chi phí phát điện, tổng doanh thu cho phép khâu truyền tải điện, chi phí khâu phân phối – bán lẻ điện và lợi nhuận định mức, mức trích lập quỹ bình ổn giá điện…
Tranh theo &’vêt xe đô’
Nhân xet vê viêc thanh lâp quy binh ôn gia điên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho răng mặt hàng điện cũng nên có quỹ bình ổn nhưng cần làm rõ nguồn hình thành quỹ như thế nào là hợp lý. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh chắc chắn có rủi ro, trong đó có rủi ro về giá. Quỹ bình ổn giá điện sẽ góp phần làm giảm những rủi ro này. “Khi có quỹ rồi thì sử dụng sao cho hợp lý, quản lý hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch” – ông Long lưu ý.
Cụ thể, theo ông Long, trước hết cần cân nhắc nguồn hình thành lấy từ đâu. Như quỹ xăng dầu chỉ lấy từ người tiêu dùng là không hợp lý mà chính ra phải lấy từ người tiêu dùng và doanh nghiệp, bởi hoạt động trên thương trường đối tượng chính là doanh nghiệp và người tiêu dùng nên hai đối tượng này cùng phải trích lập, chia sẻ với nhau.
Tương tự đối với giá điện, nếu như nguồn quỹ bình ổn tính vào chi phí giá điện tức là lấy từ người tiêu dùng là không hợp lý nên doanh nghiệp cần phải trích lợi nhuận một phần vào đó.
Về vấn đề sử dụng và quản lý như thế nào, ông Long cho rằng trong trường hợp yếu tố khách quan làm tăng giá điện nhiều quá thì không tính ngay vào chi phí vì nếu chi phí đầu vào tăng, vô hình trung giá điện sẽ tăng.
Cuối cùng, theo ông Long, trong nền kinh tế thị trường, tiền không để trong đáy hòm, phải sinh sôi nảy nở nên khẳng định quỹ bình ổn là cần thiết nhưng phải tính toán, xả khi nào, thu khi nào, xử lý sao.
Như vậy, mục đích của quỹ bình ổn giá suy cho cùng là đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng khi giá cả biến động. Vì vậy, để tránh dẫm lên “vết xe đổ” mà quỹ bình ổn xăng dầu đang gặp phải, các chuyên gia cho rằng nếu quyết định thành lập quỹ bình ổn điện, cần phải khắc phục được các nhược điểm mà quỹ xăng dầu đang gặp phải.
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cung cho rằng rất cần thiết có quỹ bình ổn giá điện. Giá điện khác với giá xăng dầu. Giá xăng dầu lên xuống hằng ngày và phụ thuộc vào thị trường thế giới nên có thể loại bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng được. Còn mặt hàng điện không phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới mà phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trong khi nhu cầu điện để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế được dự báo ở tốc độ lớn thì ngành điện buộc phải đi trước một bước và rất cần nguồn dự phòng cho những thời điểm khó khăn.
Bên canh đo ông Ngai cung nhân manh, để đảm bảo công bằng, doanh nghiệp cũng cần phải đóng góp một phần lợi nhuận vào quỹ. Vì nếu không có quỹ bình ổn, rủi ro không chỉ đến với người tiêu dùng mà rủi ro về giá còn tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó cần sự dự phòng, dự trữ.
Gop y vê dư thao trên, Chuyên gia kinh tế- Ts. Lê Đăng Doanh cung chi ro giá điện khác với giá xăng dầu. Giá xăng dầu lên xuống hàng ngày và phụ thuộc vào thị trường thế giới nên có thể loại bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng được. Còn mặt hàng điện không phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới mà phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trong khi nhu cầu điện để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế được dự báo ở tốc độ lớn thì ngành điện buộc phải đi trước một bước và rất cần nguồn dự phòng cho những thời điểm khó khăn.
Tuy nhiên, nhiêu chuyên gia kinh tê lai lo ngai vi câu chuyện về tính hiệu quả của quỹ bình ổn giá xăng dầu vốn là đề tài gây tranh cãi lớn trong nhiều năm qua vân chưa kêt thuc thi nay lai thêm môt quy binh ôn nưa.
Thực tế, ngay chính lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đến điều hành giá mặt hàng nhạy cảm này cũng tự nhận thấy vai trò của quỹ bình ổn giá xăng rất mờ nhạt, không phù hợp trong xu thế đưa các mặt hàng xăng, điện đi theo con đường thị trường.
“Khi mà quỹ bình ổn giá xăng đã không hiệu quả, thậm chí có thể bị loại bỏ, Bộ Công Thương lại đề xuất xây dựng thêm quỹ bình ổn giá điện thì khó hiểu quá. Chưa kể, xu hướng sử dụng quỹ để trợ giá là đi ngược lại với xu thế của thế giới cũng như định hướng tiến tới thị trường của chúng ta. Do đó, việc thành lập quỹ này cần phải hết sức thận trọng” – một chuyên gia kinh tế nêu ý kiến.
Trong bôi canh kinh tê hôi nhâp manh me như hiên nay, các doanh nghiệp nội đang vô cùng khó khăn trong cuộc chiến cạnh tranh với hàng ngoại khi mở cửa thị trường nhất là cuộc chiến sống còn với hàng hóa từ các nước trong khối ASEAN. Vốn tương đồng về mẫu mã, chất lượng, chủng loại… nên giá cả trở thành vũ khí quan trọng, thậm chí quyết định sự sống còn của họ. Vì vậy, chi phí điện năng ổn định phần nào đó sẽ giúp DN chủ động tính toán giá thành, chủ động kế hoạch kinh doanh.
Quan trọng hơn, đây là cơ hội để tạo sự cộng hưởng và lan tỏa trong nền kinh tế khi một loạt chi phí đầu vào đều đã giảm mạnh. Chúng ta đều thấy, suốt 2 năm qua kể từ khi giá dầu thô lao dốc, nền kinh tế trong nước luôn bị đánh giá là chưa tận dụng được cơ hội từ việc giá xăng dầu giảm mạnh. Cứ giá xăng giảm thì điện tăng, hoặc cước vận chuyển chây ì… Cái nọ “đá chân” cái kia, giằng kéo nhau khiến sản xuất không bật lên được. DN khó vẫn hoàn khó. Năm nay, giá dầu thô vẫn tiếp tục đà giảm và ngưỡng “không tưởng” 20 USD/thùng đã được dự báo. Các nước nhập khẩu xăng dầu đang tận dụng tối đa cơ hội chi phí năng lượng giảm để thúc đẩy kinh tế. Trong khi theo tính toán của Tập đoàn dầu khí VN, nếu giá dầu giảm 1 USD/thùng thì doanh thu Tập đoàn dầu khí VN giảm 5,4 nghìn tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước giảm 1,5 nghìn tỉ đồng. Phần hụt của ngân sách này sẽ được bù trừ nếu chúng ta phát huy tối đa hiệu quả từ việc kiểm soát tốt chi phí đầu vào như xăng dầu, điện, giá cước… để DN có thể tận dụng được cơ hội, củng cố nội lực, tăng sức cạnh tranh.
Ở một khía cạnh khác, dù nhẹ nhõm vì điện không tăng giá trong năm nay nhưng người dân lại thấp thỏm khi Bộ Công thương đang đề xuất thành lập quỹ bình ổn giá điện. Theo đó, nguồn hình thành quỹ bình ổn giá điện sẽ được trích từ giá bán điện và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Tuy quỹ chỉ được trích lập khi các yếu tố đầu vào hình thành giá bán điện giảm so với hiện hành và chi phí sản xuất, kinh doanh điện bị treo (chưa được tính hết vào giá bán điện) đã được xử lý hết. Nhưng trước việc quỹ bình ổn xăng dầu thiếu hiệu quả mấy năm qua và có khả năng bị loại bỏ thì việc thành lập quỹ bình ổn cho điện nhiều chuyên gia cho rằng không cần thiết. Đó là chưa kể, xu hướng sử dụng quỹ để trợ giá là đi ngược lại với xu thế của thế giới mà VN đang hội nhập ngày càng sâu, rộng. Việc này cũng đi ngược với định hướng tiến tới thị trường cạnh tranh mà ngành điện đang thực hiện. Sẽ nhẹ nhõm hơn khi giá điện thực sự theo cơ chế thị trường, minh bạch, rõ ràng có tăng, có giảm.
Cung theo nhiều nhà kinh tế, thực tế trên thế giới có tồn tại quỹ bình ổn giá đối với một số mặt hàng nhằm ổn định giá trong một số hoàn cảnh nền kinh tế hoặc một ngành nghề cụ thể gặp bất ổn nhất định. Với Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng theo xu hướng tích cực và ổn định như hiện nay, việc tiếp tục hoặc mở rộng sử dụng quỹ bình ổn là không cần thiết, thậm chí cản trở xu hướng đưa giá tiến lại gần với thị trường.
Giá điện sẽ tăng ít nhất 3%/lần
Theo dự thảo, giá bán điện bình quân sẽ được điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định và chỉ được điều chỉnh tăng ở mức 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa 2 lần liên tiếp là 3 tháng.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng việc thu hẹp thời gian điều hành giá tối thiểu theo quy định hiện hành 6 tháng xuống còn 3 tháng là hợp lý bởi yếu tố đầu vào tăng giảm từng ngày, từng tuần nên rút ngắn thời gian chính là để bảo đảm giá sát nhất với biến động thực tế.
“Điều hành giá theo cơ chế thị trường tức là điều hành theo thời điểm chứ không phải thời kỳ. Tuy nhiên, khi đưa ra cơ chế điều hành giá theo khung thời gian sát hơn với yếu tố đầu vào của thị trường thì cần phải tuyên truyền theo hướng giá sẽ có tăng, có giảm mới thuyết phục. Hơn nữa, điều này sẽ tạo thói quen cho người dân, doanh nghiệp thích nghi dần với giá thị trường” – chuyên gia Ngô Trí Long nhìn nhận.
Theo NTD
Giá điện tăng, dân không hài lòng là lỗi của ngành điện
Trong năm 2015, giá bán điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạt 1.629,8 đồng/kWh (tăng 12,58 đồng/kWh so với kế hoạch), doanh thu bán điện tăng thêm 1.800 tỉ đồng.
Đây là thông tin được đưa ra trong hội nghị tổng kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của EVN, diễn ra ngày 6-1.
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết trong năm 2015, tất cả tổng công ty điện lực đều hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch giá bán điện bình quân từ 11 đến 17 đồng/kWh. Tính chung, doanh thu bán điện toàn tập đoàn ước đạt 233.710 tỉ đồng, tăng 18,5% so với năm 2014.
Về kế hoạch năm 2016, EVN đặt ra chỉ tiêu giá điện bình quân toàn tập đoàn là 1.651,2 đồng/kWh. Với kế hoạch này, giá điện bình quân năm 2016 sẽ tăng khoảng 21 đồng/kWh so với năm 2015.
Ông Đặng Hoàng An, Tổng Giám đốc EVN, cho biết trong năm 2016, EVN quản lý chặt chẽ việc áp giá bán điện, chống thất thoát và nợ tiền điện.
Tuy nhiên, lãnh đạo EVN cũng nhìn nhận thời gian qua, việc vận hành hệ thống điện, cung ứng điện vẫn còn nhiều khó khăn, độ tin cậy cung cấp điện chưa cao. Các nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 sau khi đi vào vận hành bộc lộ thiếu sót về môi trường.
EVN đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo các đơn vị giữ ổn định giá khí trong bao tiêu và giá than đối với sản xuất điện. Cho phép các dự án điện được vay lại của Bộ Tài chính nguồn vốn ODA và các nguồn vay ưu đãi nước ngoài theo đúng các điều kiện cho vay của nhà tài trợ, không áp dụng cơ chế cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng làm tăng chi phí vay vốn. Cho phép các dự án điện được vào danh mục các dự án được vay vốn tín dụng ưu đãi nhà nước để thực hiện di dân tái định cư và chế tạo thiết bị trong nước.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng năm năm qua là giai đoạn giá điện được điều chỉnh tăng nhiều nhất. Khi tăng giá điện nhiều người phê phán, dư luận không hài lòng, đây là lỗi của ngành điện. "EVN phải giải thích, minh bạch hơn về giá điện và thay đổi nhận thức của xã hội về giá điện cũng như phát triển thị trường điện" - ông Hải nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, trong khâu chăm sóc khách hàng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu EVN phải thay đổi cách thức giao tiếp với khách hàng, làm sao để người dân cảm thấy hài lòng với dịch vụ mà họ bỏ tiền ra mua. "Khách hàng chỉ biết đóng tiền điện đủ hằng tháng nhưng tại sao vẫn mất điện, gặp tình trạng điện chập chờn. Ngành điện phải nhận lỗi để khắc phục, EVN phải làm sao để người dân hiểu bằng những hành động, việc làm thiết thực hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ" - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Theo_PLO
Vai trò của người dân ở đâu trong tính giá điện? Giá điện cần làm chẵn, cần xác định lại với sự tham gia của người dân, chuyên gia, nhà sản xuất và cơ quan quản lý. Giá điện và các nhân tố phụ thuộc Giá cả trong điều kiện kinh tế thị trường phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ cung cầu. Đồng thời trong tùy giai đoạn, cũng có thể chịu thêm...