EVN mua điện Trung Quốc: Giá cao ở mức chấp nhận được
Việc EVN mua điện của Trung Quốc phù hợp với quy định hiện hành nhưng nó cũng cho thấy thị trường điện Việt Nam vẫn là độc quyền.
Công ty Mua bán điện (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) và Công ty TNHH Quốc tế Vân Nam (thuộc Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam – Trung Quốc) vừa ký kết hợp đồng mua bán điện cấp điện áp 220 kV giai đoạn 2016 – 2020.
Sau khi kết thúc đàm phán, hai bên đã thống nhất hợp đồng mua bán điện có những nội dung chính như sau: Công suất max (tối đa) đường dây 220 kV Guman – Lào Cai là 450 MW; công suất max đường dây 220 kV Malutang – Hà Giang là 350 MW. Tổng sản lượng điện năm mua qua 2 đường dây cho năm 2016 là 1.500 GWh.
Về giá điện, hai bên thống nhất giá năm 2016 là 5,87 UScent/kWh (khoảng 1.300 đồng/kWh). Hai bên vẫn giữ nguyên công thức điều chỉnh giá điện theo chênh lệch tỉ giá giữa đồng USD và nhân dân tệ trong Hợp đồng mua bán điện giai đoạn 2.
Nhận xét về những thông tin trên, chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm cho rằng, việc ký kết hợp đồng mua bán điện giữa EVN và phía doanh nghiệp điện Trung Quốc là đúng với quy định của Bộ Công thương, đặc biệt là tuân theo cách xác định giá mà Bộ Công thương đã quy định.
Lễ ký kết hợp đồng mua bán điện cấp điện áp 220 kV giai đoạn 2016 – 2020 giữa Công ty Mua bán điện (thuộc EVN) và Công ty TNHH Quốc tế Vân Nam (thuộc Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam – Trung Quốc)
Vị chuyên gia năng lượng cũng cho hay, Việt Nam vừa kết thúc thị trường phát điện cạnh tranh và chuyển sang cơ chế bán buôn điện cạnh tranh. Trong cơ chế bán buôn điện cạnh tranh đó có quy định tất cả các nhà máy điện có công suất từ 30 MW trở lên phải tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh. Tuy nhiên, theo con số tổng kết khi thị trường phát điện cạnh tranh kết thúc, mới có 41% các nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trực tiếp, còn hơn 50% nhà máy hiện vẫn chưa tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh trực tiếp, hoặc chỉ tham gia gián tiếp.
“Trong con số hơn 50% nhà máy chưa tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trực tiếp này có một số đối tượng, đó là:
Thứ nhất, các nhà máy thủy điện đa chức năng, vừa phát điện vừa cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
Thứ hai, tất cả các nhà máy BOT, tức những nhà máy điện có đầu tư nước ngoài. Theo đó, ngay từ đầu đã buộc phải quy định sẽ mua điện của các nhà máy này với giá bao nhiêu.
Video đang HOT
Thứ ba, những nhà máy năng lượng mới, thủy điện nhỏ.
Thứ tư, mua điện nước ngoài. Trường hợp nói trên thuộc vào dạng thứ tư này.
Đây là khiếm khuyết của thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam. Về tương lai, tất cả các nhà máy đều phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh thì mới có giá bình đẳng”, ông Ngô Đức Lâm chỉ rõ.
Liên quan đến vấn đề mua điện nước ngoài, theo chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm, tỷ lệ này chỉ chiếm chưa đầy 5% và là việc bắt buộc đối với Việt Nam. Lý do là vì, ở vùng cao, vùng biên giới xa xôi, nếu chuyển điện từ dưới xuôi lên giá sẽ rất đắt do tổn thất điện lưới nhiều. Do đó, Việt Nam chọn giải pháp, đối với các vùng biên giáp các nước có bán điện thì chúng ta mua của nước ngoài. Việc mua bán điện này do thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên, chứ không phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
“Vì thế, việc EVN mua điện của Trung Quốc để cung cấp cho vùng cao, vùng biên giới đã được thảo luận, thỏa thuận, ký kết với nhau. Trong thỏa thuận giữa các nhà máy điện thường có quy định: khi đầu vào thay đổi thì có khả năng giá điện tăng lên. Trong đó, giá điện sẽ được điều chỉnh theo chênh lệch tỉ giá giữa đồng USD và nhân dân tệ. Việc này đúng với quy định của Bộ Công thương.
Còn xét riêng về mức giá thỏa thuận giữa công ty của EVN và phía doanh nghiệp Trung Quốc, so với giá chung của điện Việt Nam không chênh lệch nhau lắm vì giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm qua là 1.087,3 đồng/kWh, qua truyền tải, điều độ, phân phối, cộng thêm nhiều yếu tố khác cuối cùng ra giá bán bình quân cho xã hội là 1.622 đồng/kWh.
Như vậy, nhìn chung, mức giá mua điện của Trung Quốc (khoảng 1.300 đồng/kWh) có thể chấp nhận được vì so với giá điện mua từ các nhà máy BOT thì cũng thế, thậm chí còn thua”, ông Lâm nhận xét.
Bởi độc quyền nên chỉ thấy giá điện tăng
Dù vậy, chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm cũng lưu ý rằng, thị trường điện Việt Nam thực tế vẫn là độc quyền, chưa phải là thị trường phát điện cạnh tranh hoàn hảo. Đây chính là gốc của vấn đề.
Theo_Báo Đất Việt
Ấn Độ sắp tự đóng tàu ngầm Kilo: Cách chơi với Nga
Ấn Độ đang tỏ ra khôn ngoan trong các vụ thương lượng để Nga chuyển giao công nghệ, vũ khí hiện đại cho nước này.
Ấn Độ muốn Nga chuyển giao công nghệ đóng tàu Kilo
Báo Kommersant của Nga ngày 15/6 cho biết, Ấn Độ đang đàm phán với nước này về việc chuyển giao công nghệ để New Delhi tự đóng tàu ngầm lớp Kilo 636.
Đối với Ấn Độ, vấn đề hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm đang trở nên cực kỳ bức thiết vì trong 15 năm qua, Hải quân Ấn Độ không hề nhận được chiếc tàu ngầm điện-diesel mới nào. Trong khi đó, đối thủ địa-chiến lược chính của Ấn Độ là Pakistan đã đặt mua của Trung Quốc 8 tàu ngầm thông thường tối tân.
Ấn Độ muốn tự đóng tàu ngầm Kilo 636 theo công nghệ chuyển giao từ Nga - Ảnh: Kommersant.
Về phía mình, Nga cũng tuyên bố sẵn sàng chuyển giao công nghệ để Ấn Độ đóng tàu ngầm Kilo 636.
Ông Chemezov, Tổng giám đốc tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga khẳng định, 2 nước đã đồng ý rằng trong giai đoạn đầu Moskva sẽ tiến hành sửa chữa nâng cấp các tàu ngầm Kilo của Ấn Độ đã mua từ trước. Sau đó Tập đoàn đóng tàu Thống nhất (USC) cùng tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport và hãng đóng tàu Ấn Độ sẽ bắt tay vào việc đóng tàu ngầm Kilo tại Ấn Độ.
Dự kiến ban đầu New Delhi sẽ là lắp ráp linh kiện từ Nga và mục tiêu cuối cùng là nội địa hoá tàu ngầm Kilo tại Ấn Độ.
"Vấn đề nằm ở việc lựa chọn đối tác Ấn Độ nào có khả năng đóng tàu ngầm Kilo", nguồn tin cho hay.
Một nguồn tin nói rằng, để xây dựng khả năng như vậy ở Ấn Độ sẽ đòi hỏi "khá nhiều thời gian" và "họ muốn nhận được các tàu ngầm mới càng nhanh càng tốt".
Theo Kommersant, hai ứng viên của Ấn Độ có thể nhận được chuyển giao công nghệ đóng tàu ngầm Kilo là xưởng đóng tàu tư nhân Pipavav của tập đoàn Reliance Defence và Larsen&Toubro.
Các nguồn tin có liên hệ với cuộc đàm phán cho rằng, ông chủ của Pipavav là nhà công nghiệp Anil Ambani có khả năng lobby rất mạnh trong chính phủ Ấn Độ và có thể tiếp cận trực tiếp Thủ tướng Narendra Modi. Trong khi đó phía Nga ưng khả năng kỹ thuật của Larsen&Toubro. Tuy nhiên quân đội và các quan chức chính phủ Ấn Độ là người đưa ra đề xuất cuối cùng.
"Chúng tôi dĩ nhiên sẽ có lợi hơn khi bán tàu ngầm mà không phải chuyển giao công nghệ. Nhưng cơ chế đã thay đổi: tất cả đều muốn tiếp cận khả năng tự sản xuất sản phẩm chứ không mua từng lần nữa. Nên chúng tôi phải chấp nhận sự tiếp cận này, nếu không chúng tôi sẽ mất thị trường", một quan chức cấp cao liên quan đến hợp tác kỹ thuật quân sự nói.
Cách Ấn Độ thương lượng với Nga: Hợp đồng lớn, chơi cả với Mỹ
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ tiến hành các bản hợp đồng mua bán, chuyển giao vũ khí với Nga.
Trong chuyến thăm chính thức Nga từ ngày 23 đến 25/12/2015 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Moskva và New Delhi đã ký kết các hợp đồng mua bán vũ khí trị giá tới 700 tỷ Rupee (khoảng 10 tỷ USD). Hợp đồng mua bán vũ khí có giá trị kỷ lục này giúp Nga duy trì vị trí là đối tác cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ, cường quốc đang trỗi dậy và có nhu cầu mua sắm vũ khí tới hàng trăm tỷ USD.
Nặng ký nhất trong các hợp đồng mua bán vũ khí này là hợp đồng Ấn Độ mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hiện đại nhất của Nga với tổng giá trị khoảng 4,5 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên hệ thống tên lửa phòng không S-400 với khả năng tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu như máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình từ khoảng cách xa 400 km được phía Nga cho "xuất ngoại", bán cho đối tác nước ngoài.
Phi đội máy bay Su-30MKI của Nga và Mirage-2000 của Pháp trong biên chế không quân Ấn Độ
Với việc sẵn sàng chịu chi những khoản tiền lớn cho các giao dịch mua sắm, thương thảo vũ khí, Ấn Độ đã nghiêm nhiên sở hữu được nhiều vũ khí cũng như công nghệ hiện đại của Nga.
Tuy nhiên, một vấn đề khác được giới phân tích chỉ ra là New Delhi đang tỏ ra khôn ngoan khi biết cách chơi cả với Mỹ và phương Tây để thông qua đó tìm kiếm thêm những vũ khí hiện đại mới ngoài thị trường Nga cũng như gây thêm sức ép buộc điện Kremlin trong việc chuyển giao công nghệ.
Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua triển lãm hàng không quốc tế lần thứ 10 "Aero-India 2015" được khai mạc tại căn cư không quân Yelahanka thuôc thành phố Bangalore, bang Kanartaka, tây nam Ấn Độ hồi tháng 2 năm ngoái.
Theo_Báo Đất Việt
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đã công chứng? Tôi có nghi ngờ về chủ sở hữu mảnh đất này nên muốn hủy hợp đồng mua bán này. Liệu hợp đồng đã công chứng có hủy được không? Bạn đọc hỏi: Tôi có mua một mảnh đất, đã làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bên mua. Hợp đồng này đã được công chứng nhưng hiện tại vẫn chưa...