EVN đảm bảo cung cấp điện trong mọi tình huống
Tâp đoan Điên lưc Viêt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên đang tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hoạt động tại Trung tâm điều khiển hệ thống điện Quốc gia. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Theo đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công văn, công việc, tăng cường làm việc trực tuyến, họp trực tuyến; chủ động phối hợp làm việc trực tuyến với các đối tác, khách hàng; đẩy mạnh đấu thầu qua mạng, cung cấp các dịch vụ điện qua mạng; xây dựng phương án cho can bô công nhân viên làm việc từ xa để giảm số người làm việc tại trụ sở cơ quan; hạn chế tối đa tổ chức hội họp trực tiếp đông người, đi công tác trong và ngoài nước.
Đối với viêc tiếp nhận yêu cầu các dịch vụ điện (cấp điện mới, các dịch vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện): các Tổng công ty Điện lực tiếp tục tổ chức thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu qua tất cả các kênh cung cấp dịch vụ (bao gồm tại các Trung tâm chăm sóc khách hàng và tại phòng Giao dịch khách hàng…), đặc biệt ưu tiên qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Trong tháng 3/2020, các Tổng Công ty Điện lực đã tiếp nhận 745.000 yêu cầu về dịch vụ điện; trong đó 92,5% số yêu cầu được khách hàng thực hiện trực tuyến và qua các Trung tâm Chăm soc khach hang.
Từ khi Cổng Dịch vụ công Quốc gia đi vào hoạt động (9/12/2019) đến đầu tháng 4/2020, có trên 23.000 hồ sơ được xử lý; trong đó, số yêu cầu về dịch vụ điện do EVN tiếp nhận, xử lý trên Cổng đạt 12.700 hồ sơ, chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số hồ sơ được xử lý.
Video đang HOT
Trong vận hành hệ thống điện, EVN đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn do dịch bệnh, đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn, liên tục. Các cơ quan, bộ phận như: các Trung tâm Điều độ, nhà máy điện, trạm biến áp sẵn sàng các giải pháp đảm bảo cung cấp điện trong các kịch bản, kể cả tình huống cực đoan.
Các đơn vị thành viên đã xây dựng các phương án, giải pháp phù hợp đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn, liên tục và chủ động phòng, chống dịch, ứng phó với mọi tình huống, không để bị động bất ngờ. Nhiều đơn vị đã tổ chức lực lượng vận hành nghỉ tập trung sau ca làm việc, bố trí các kíp trực tách biệt nhau sẵn sàng cho việc thay thế, xoay vòng, ứng trực hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo nguồn nhân lực được phân bổ tối ưu trong điều kiện vừa phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh vừa phải bảo toàn lực lượng lao động trong suốt quá trình phòng, chống dịch.
Mặc dù một số cán bộ nhân viên trong ngành phải tự cách ly (dạng F2, F3, F4) theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, nhưng các đơn vị đã chủ động bố trí nhân lực thay thế, đảm bảo nhiệm vụ vận hành hệ thống điện và cung cấp điện cho khách hàng thông suốt.
Các nhà máy nhiệt điện lập phương án dự trữ nhiên liệu ứng phó trường hợp thiếu hụt nhiên liệu đầu vào do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng có liên quan đến nhà thầu nước ngoài, các đơn vị đã chủ động phối hợp với các nhà thầu để có giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tập trung mọi nỗ lực đảm bảo cung ứng điện trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, với tinh thần tích cực chung tay cùng nhân dân cả nước đẩy lùi dịch COVID-19, EVN còn chủ động xây dựng, đề xuất một số phương án giảm giá điện hỗ trợ khách hàng bị tác động bởi dịch COVID-19 để báo cáo Chính phủ.
Đưc Dung
SCIC sẽ bán đấu giá 45 triệu cổ phần tại Nhiệt điện Hải Phòng
SCIC sẽ bán đấu giá lô cổ phần của Nhiệt điện Hải Phòng có giá trị tương đương 450 tỷ đồng theo mệnh giá, chiếm 9% vốn điều lệ với mức giá khởi điểm 26.000 đồng/cổ phần.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam )
Ngày 22/4, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ bán đấu giá trọn lô để thoái vốn 45 triệu cổ phần sở hữu tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (HND) tại Sở giao dịch chứng Hà Nội (HNX).
Theo đó, lô cổ phần có giá trị tương đương 450 tỷ đồng theo mệnh giá, chiếm 9% vốn điều lệ của HND với mức giá khởi điểm 26.000 đồng/cổ phần.
Nhiệt điện Hải Phòng thành lập vào năm 2002 với mục đích để đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện, vốn điều lệ ban đầu 3.000 tỷ đồng.
Năm 2008, công ty tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng với mục đích để đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 2.
Đến năm 2012, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các Tổng công ty phát điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 được thành lập (EVNGENCO2). Theo đó, công ty là doanh nghiệp do EVNGENCO2 nắm giữ 51% vốn điều lệ.
Hiện, cổ đông nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của HND bao gồm EVNGENCO2 (51%), Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (25,97%), SCIC (9%) và Tổng công ty Điện lực TKV (7,21%).
Từ năm 2014, Nhiệt điện Hải Phòng trở thành công ty đại chúng và cổ phiếu (mã HND) giao dịch trên UpCoM từ năm 2016.
Hoạt động chính của Nhiệt điện Hải Phòng là sản xuất và kinh doanh bán điện với mục tiêu đáp ứng nhu cầu cho khu vực tam giác kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh với sản lượng thiết kế là 7,2 tỷ KWh điện/năm.
Hiện tại, công ty đang quản lý và sử dụng nhiều khu đất có diện tích lên tới hàng triệu m2 tại Hải Phòng, tất cả là đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất./.
(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Hạnh Nguyễn
Từ 22/5, áp giá mới cho điện mặt trời Thủ tướng vừa ban hành quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam để áp dụng từ ngày 22/5. Quyết định ban hành của Thủ tướng cho biết, dự án hoặc phần dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và...