EVN còn “kẹt” vốn đầu tư ngoài ngành tại 4 công ty
Theo yêu cầu, EVN phải thoái hết vốn tại 7 công ty cổ phần đến hết năm 2015. Tính tới hết tháng 8/2015, EVN còn sở hữu 20% cổ phần tại Công ty Bảo hiểm toàn cầu, 16% cổ phần tại Ngân hàng An Bình, 11,49 triệu cổ phần của Chứng khoán An Bình và 16,5% cổ phần Công ty tài chính điện lực.
(Ảnh minh hoạ).
Theo Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 – 2015, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải thực hiện thoái vốn và giảm vốn tại 7 Công ty cổ phần (CTCP) đến hết năm 2015.
Đến hết năm 2014, Tập đoàn này đã thoái toàn bộ vốn ở 3 doanh nghiệp bất động sản (CTCP Đầu tư xây dựng Điện lực Việt Nam, Công ty cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina và Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung) với hình thức đấu giá công khai.
Tập đoàn này cũng đã thực hiện giảm vốn ở 4 CTCP còn lại. Trong đó, luỹ kế đến hết tháng 8/2015, tại Công ty CP Bảo hiểm Toàn cầu (GIC), EVN đã chuyển nhượng 1 triệu cổ phần (CP), giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 22,5% xuống còn 20% vốn điều lệ của GIC.
Video đang HOT
Tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), EVN đã chuyển nhượng 25,2 triệu CP, giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 21,27% xuống còn 16,02% vốn điều lệ của ABBank. Hiện tại, EVN còn lại vốn là phần lợi nhuận được chia bằng cổ phiếu, tiền mặt tại ABBank.
Tại CTCP Chứng khoán An Bình (ABS), các thủ tục thoái toàn bộ vốn của EVN theo phương án đấu giá công khai toàn bộ 11,49 triệu CP theo phê duyệt của Bộ Công Thương đã được EVN triển khai từ năm 2014. Hiện tại, EVN đang xúc tiến làm việc với các nhà đầu tư về việc bán thỏa thuận số cổ phần chưa bán hết tại ABS.
Tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance), EVN chỉ nắm 16,5% vốn điều lệ của EVNFinance. Hiện tại, EVN đang làm việc với các nhà đầu tư về việc mua thỏa thuận 3,75 triệu cổ phần của EVN tại EVNFinance (chiếm 1,5% vốn điều lệ của EVNFinance) để đảm bảo tỷ lệ nắm giữ 15% vốn điều lệ tại Công ty theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Tính đến hết tháng 8/2015, tổng giá trị thoái vốn, giảm vốn ngoài ngành nghề kinh doanh chính của EVN đạt 958,318 tỷ đồng.
Về yêu cầu giảm vốn tại các doanh nghiệp phục vụ trực tiếp ngành nghề kinh doanh chính, đến hết năm 2015, EVN phải bán bớt phần vốn đến mức EVN nắm dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần tại 4 CTCP: Cơ điện Miền Trung, Cơ điện Thủ Đức, Cơ khí Điện lực và Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty cổ phần. EVN đã hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn tại CTCP Cơ điện miền Trung (CEMC).
Ngoài ra, theo EVN, luỹ kế đến hết quý II/2015, 5 Tổng công ty Điện lực đã thoái vốn thành công tại 23 đầu mối doanh nghiệp. Tổng số vốn thu về là 648,4 tỷ đồng, thặng dư 38,1 tỷ đồng so với giá trị vốn đầu tư ban đầu. Hiện nay, 5 Tổng công ty Điện lực còn 12 đầu mối doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn, với tổng số vốn còn phải thoái là 484 tỷ đồng, chiếm 46,4% tổng số vốn cần phải thoái theo Phương án tái cơ cấu các Tổng Công ty Điện lực đã được Hội đồng thành viên EVN phê duyệt.
Phương Dung
Theo Dantri
EVN được đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trong danh sách 45 trường hợp thuộc Bộ, ngành, đoàn thể trung ương để lấy ý kiến người dân về đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đang tiến hành lấy ý kiến nhân dân đối với 45 trường hợp thuộc Bộ, ngành, đoàn thể trung ương đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2015.
Trong danh sách này có 5 doanh nghiệp và cá nhân thuộc Bộ Công Thương, trong đó bao gồm cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung thuộc EVN. Ngoài EVN còn có Tập đoàn Dệt May (Vinatex); Tổng công ty Khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam; Ông Nguyễn Duy Khuyến, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Danh hiệu "Anh hùng Lao động" được tặng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là tấm gương sáng, mẫu mực về mọi mặt; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động anh hùng, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phẩm chất đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về mọi mặt, đạt được các tiêu chuẩn theo quy định.
Nói riêng về kết quả kinh doanh, tính từ năm 2012 trở lại đây, trung bình mỗi năm EVN lãi khoảng 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với EVN hiện nay vẫn là cân bằng tài chính với khoản lỗ lên tới 16.800 tỷ đồng tính đến cuối năm 2014 đến từ lỗ chênh lệch tỷ giá, lỗ do sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009-2010, từ giá than tăng, từ thuế tài nguyên và phí môi trường tăng...
Ngoài ra, EVN cũng có khoản lỗ đáng kể khác từ đầu tư ngoài ngành.
Do có khoản lỗ luỹ kế lớn, sau gần 2 năm, kể từ ngày 16/3, EVN được chấp thuận tăng giá điện bán lẻ thêm 7,5% lên mức bình quân 1.622,01 đồng/kWh. Thời điểm này, EVN cũng công bố biểu giá bán lẻ điện với 6 bậc thang. Tuy nhiên, sau vài tháng áp dụng biểu giá điện mới này đã vấp phải nhiều phản ứng từ dư luận. Hiện Tập đoàn này đang lập đề án để gửi lên Bộ Công Thương về việc sửa biểu giá điện theo hướng phù hợp hơn.
Phương Dung
Theo Dantri
EVN thu về hàng trăm tỷ đồng từ thoái vốn ngoài ngành Hiện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung thực hiện quyết liệt việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bằng nhiều nỗ lực, thời gian qua, việc thoái vốn đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Ảnh minh họa. Thu về hàng trăm tỷ đồng EVN cho biết, tính đến tháng...