EVN bị loại khỏi đề cử phong tặng Anh hùng lao động
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương quyết định rút Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) khỏi danh sách đề nghị phong tặng Anh hùng Lao động năm 2015.
Ảnh minh họa
Trao đổi với VnExpress, Trưởng ban Thi đua Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà cho biết, trong cuộc họp gần đây, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương đã quyết định không đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng một số đơn vị vào danh sách đề nghị phong tặng Anh hùng Lao động năm 2015.
Trước đó, đầu tháng 9, Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương đã lấy ý kiếnđối với 45 trường hợp thuộc Bộ, ngành, đoàn thể trung ương được đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2015.
Danh sách này có 5 doanh nghiệp và cá nhân thuộc Bộ Công Thương gồm: Tập đoàn dệt may Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tổng công ty khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Nguyễn Duy Khuyến (nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) và ông Trần Đình Thanh (nguyên chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung, thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Video đang HOT
3 tập thể, cá nhân được đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân gồm: Thanh tra Bộ Quốc phòng; thiếu tướng Hoàng Kiền (nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án 47, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng) và đại tá Trần Hữu Thông (Giám thị Trại giam Thủ Đức, Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an).
Danh hiệu “Anh hùng Lao động” được tặng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc, trung thành với Tổ quốc, là tấm gương sáng, mẫu mực về mọi mặt; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động anh hùng, trung thành với Tổ quốc, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phẩm chất đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về mọi mặt, đạt được các tiêu chuẩn theo quy định.
Ngay sau khi lấy ý kiến, nhiều người dân cho rằng Tập đoàn Điện lực chưa đáp ứng đủ yêu cầu khi liên tục báo thua lỗ, đòi tăng giá điện.
Lan Hạ
Theo VNE
Giá điện tại đảo không đắt hơn đất liền
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đang cố gắng phấn đấu để đưa giá điện tại đảo Cù Lao Chàm tương đương với giá bán điện trên đất liền khi các huyện đảo nối vào lưới điện quốc gia dự kiến vào năm 2016...
15.000 đồng mới ra 1kWh điện
Ông Hoàng Văn Tùy - Phó Trưởng ban Tài chính EVN cho biết, do khó khăn về địa hình và thời tiết nên giá sản xuất điện trên đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP.Hội An, Quảng Nam) hiện rất cao. Giá thành sản xuất điện ở đây lên tới 15.000 đồng/kWh, trong khi giá bán điện bình quân khoảng 3.000 đồng/kWh. Mỗi năm, ngân sách nhà nước phải bù lỗ hàng chục tỷ đồng cho sản xuất điện năng trên đảo. Tuy nhiên, theo chương trình khuyến khích phát triển kinh tế huyện đảo, dự kiến giá bán điện trên đảo Cù Lao Chàm sẽ tương đương giá bán điện trên đất liền khi các huyện đảo nối vào lưới điện quốc gia.
Chuyên gia CHLB Đức lắp đặt trạm thí nghiệm đo gió và bức xạ mặt trời tìm hướng phát nguồn điện trên đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Ngọc Hà
Cù Lao Chàm có diện tích tự nhiên là 1.549,13ha, dân số khoảng 2.600 người. Toàn bộ đảo được cấp điện từ 3 máy phát diesel (có tổng công suất 665kVA) và 1 hệ thống phát điện hỗn hợp năng lượng mặt trời, với 5.108m đường dây hạ thế và 600 công tơ cơ do UBND TP.Hội An đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Do hạn chế công suất nguồn nên thời gian sử dụng điện trên đảo chưa đến 7 giờ/ngày và điện chỉ dùng phục vụ nhu cầu thắp sáng, quạt mát, xem tivi... của người dân trên đảo.
Bên cạnh đó, lưới điện trên đảo đã qua nhiều năm sử dụng, lại chắp vá nhiều nên xuống cấp trầm trọng. Phần lớn tuyến đường dây hạ thế trên không là dây trần tiết diện nhỏ, một số chỗ bong tróc lại đi qua nhà dân, rất mất an toàn. Đường dây cáp ngầm không có tiếp địa và tủ đấu nối, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống công tơ đã cũ kỹ, từ khi đưa vào vận hành đến nay chưa được kiểm định.
Trước thực trạng trên, Công ty Điện lực Quảng Nam đã khẩn trương hoàn thành các thủ tục tiếp nhận lưới điện hạ áp của đảo và phối hợp UBND TP.Hội An lập hồ sơ cấp đất công trình để xây dựng nhà điều hành sản xuất của Đội quản lý vận hành lưới điện Cù Lao Chàm. Công ty đã đề xuất tiếp nhận toàn bộ đường dây hạ thế trên đảo và thay thế toàn bộ công tơ cũ bằng công tơ điện tử. Sau khi phủ điện lưới quốc gia trên đảo, Công ty Điện lực Quảng Nam sẽ trực tiếp quản lý vận hành bán điện đến các hộ dân.
Chậm nhất tháng 6.2016 cáp ngầm ra đảo
Nhằm chủ động trong công tác tiếp nhận quản lý cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ điện năng phục vụ người dân trên đảo Cù Lao Chàm khi được cấp điện lưới quốc gia, Công ty Điện lực Quảng Nam (Tổng Công ty Điện lực Miền Trung) mới đây cũng đã tiến hành khảo sát, đề xuất phương án tiếp nhận và cải tạo lưới điện trên đảo.
Ngày 2.10 vừa qua, UBND TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, theo kế hoạch được duyệt, dự án kéo điện lưới quốc gia ra Cù lao Chàm bằng cáp ngầm sẽ hoàn thành chậm nhất vào tháng 6.2016. Dự kiến, việc thi công kéo cáp ngầm được thực hiện trong khoảng tháng 3 và tháng 4.2016, vì đây là thời điểm khu vực thi công có điều kiện thời tiết tốt và thuận lợi, an toàn cho việc thi công hạng mục quan trọng nhất của dự án.
Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu, lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan tích cực phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ.
Có thể nói, dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm là dự án có quy mô lớn, liên quan đến các nhà thầu nước ngoài, kỹ thuật thi công phức tạp, địa bàn thực hiện dự án nằm tại TP.Hội An là di sản văn hóa thế giới, khu vực biển thuộc khu dự trữ sinh quyển, nên công tác giải phóng mặt bằng rất phức tạp, cần thiết phải có sự hỗ trợ tích cực từ các cấp chính quyền địa phương.
Về việc kéo điện lưới ra Cù Lao Chàm, Bộ Công Thương đã có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh cho toàn bộ dự án; chia thành 22 gói thầu, gồm 1 gói EPC cho phần cáp ngầm xuyên biển, 3 gói xây lắp cho phần lưới điện trên cạn và nhà điều hành trên đảo, 2 gói thầu cung cấp vật tư thiết bị, 1 gói thí nghiệm và 15 gói thầu cho phần tư vấn cùng một số hạng mục khác.
Tổng mức đầu tư của dự án cấp điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm ra đảo Cù Lao Chàm là 484,82 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách trung ương là 412,09 tỷ đồng (chiếm 85% tổng mức đầu tư) và vốn đối ứng của EVN là 72,73 tỷ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư). Dự án Cấp điện lưới quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm bằng cáp ngầm có chiều dài đường dây trên không 22kV là 17,2km; cáp ngầm xuyên biển là 15,44km; các trạm phân phối, đường dây hạ áp.
Theo Danviet
Điện sẽ đồng giá 1.747 đồng/kWh? Theo đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện bậc thang do EVN soạn thảo, giá điện sinh hoạt có thể áp dụng cách tính đồng giá hoặc giảm xuống 3-4 bậc thang. Trong đó, giá đồng nhất là 1.747 đồng/kWh. Sau khi có nhiều phản hồi của dư luận về giá điện bậc thang lũy tiến và theo chỉ đạo của...