EVN báo lãi hơn 9.000 tỷ đồng năm 2018
Báo cáo tài chính hợp nhất của EVN cho thấy, trong năm 2018, tập đoàn này gặt lãi trước thuế hơn 9.076 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 6.800 tỷ đồng.
Trong đó, lãi ròng thuộc về công ty mẹ gần 5.600 tỷ đồng. Lương bình quân của hơn 4.000 lao động tại công ty mẹ đạt trên 21,6 triệu đồng/tháng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 (đã được kiểm toán) theo yêu cầu tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ.
Số liệu tại báo cáo tài chính cho thấy, trong năm 2018, EVN đạt 338.500,3 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng tới 14,8% so với kết quả đạt được trong năm 2017. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp chiếm tỷ lệ khá cao, nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm vừa qua của EVN còn 53.158,8 tỷ đồng – con số này cũng tăng mạnh so với năm trước đó, cao hơn năm 2017 tới 20,5%.
EVN có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khá ấn tượng trong năm 2018.
Video đang HOT
EVN có 3.663,4 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2018 (giảm nhẹ so với 2017) nhưng chi phí tài chính lên tới 29.054,9 tỷ đồng (tăng 30,5%). Phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết sụt cũng giảm gần 18,5% còn 569,9 tỷ đồng.
Với khoản lợi nhuận thuần tăng hơn 7% so với năm trước và lợi nhuận khác tăng hơn gấp đôi năm 2017, EVN gặt lãi trước thuế 9.076 tỷ đồng trong năm 2018, cao hơn 11,4% so với năm 2017.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước (nộp thuế 2.309 tỷ đồng và được hoàn nhập hơn 50 tỷ đồng), “ông lớn” ngành điện lực có 6.817,8 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 3,4%. Trong đó, lợi nhuận ròng thuộc về công ty mẹ là 5.582,2 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2018, EVN có khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 4.846,5 tỷ đồng.
Theo thông tin thể hiện trên bảng cân đối kế toán của EVN, tại ngày 31/12/2018, tập đoàn này có 706.504,3 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 4.924 tỷ đồng so với đầu năm trong khi nợ phải trả giảm nhẹ hơn 73 tỷ đồng còn 489.058,2 tỷ đồng; trong đó, nợ ngắn hạn là 121.623,3 tỷ đồng, tăng 6.066 tỷ đồng.Cuối năm 2018, EVN có khoản 34.209,4 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, tăng 1.845,8 tỷ đồng so với năm 2017. Ngoài ra, tập đoàn còn tăng mạnh giá trị đầu tư tài chính từ con số 23.423,9 tỷ đồng năm 2017 lên con số 44.999,5 tỷ đồng trong năm 2018. EVN không đầu tư chứng khoán kinh doanh mà chủ yếu khoản này (tới hơn 39.000 tỷ đồng) là đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngắn hạn).
Cùng với báo cáo tài chính, EVN cũng công khai báo cáo chế độ, tiền lương, tiền thưởng năm 2018. Cụ thể, trong năm 2018, tiền lương bình quân ước tính đối với 14 người quản lý chuyên trách tại công ty mẹ là 47,75 triệu đồng/người/tháng và tiền lương bình quân của 4.061 người lao động tại công ty mẹ là 21,6 triệu đồng/người/tháng.
Trong năm 2019, EVN dự kiến số lượng người quản lý chuyên trách bình quân năm sẽ giảm còn 13 người và mức tiền lương bình quân sẽ được tăng lên con số gần 48,5 triệu đồng/người/tháng. Quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý là 7,4 tỷ đồng.
Về tiền lương của người lao động, số lao động bình quân trong năm nay khoảng 4.855 người và tiền lương bình quân đạt gần 21,2 triệu đồng/người/tháng. EVN dự chi hơn 1.234 tỷ đồng.
Là đơn vị hiện đang độc quyền mảng điện bán lẻ, trong năm 2018, EVN không tăng giá điện. Sau lần tăng giá điện bình quân 6,08 % lên 1.720,65 đồng/kWh từ ngày 1/12/2017, phải đến ngày 20/3/2019, giá điện bình quân mới được điều chỉnh lần nữa, tăng 8,36% lên 1.864,44 đồng/kWh./.
Theo vov.vn
Hà Nội: Khách hàng có thể thanh toán tiền điện qua nhiều hình thức
Từ quý 4-2017, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) đã chính thức công bố 32 dịch vụ điện trực tuyến bao gồm 7 nhóm dịch vụ cơ bản.
Nhiều lợi ích khi thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Trưởng Ban Kinh doanh EVN HANOI cho biết, từ quý 4-2017, EVN HANOI đã chính thức công bố 32 dịch vụ điện trực tuyến bao gồm 7 nhóm dịch vụ cơ bản: cấp điện mới, hợp đồng mua bán điện, yêu cầu hệ thống đo đếm, dịch vụ thanh toán tiền điện và dịch vụ tra cứu thông tin, báo sự cố điện, tiếp nhận đăng ký sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Đặc biệt, việc thanh toán hóa đơn tiền điện đã được thực hiện trực tuyến, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian.
EVN HANOI hiện đã hợp tác với 18 ngân hàng và 9 tổ chức trung gian thanh toán trung gian; Đồng thời, cung cấp các hình thức thanh toán tiền điện như: thanh toán trích nợ tự động qua tài khoản ngân hàng của khách hàng; thanh toán tại phòng giao dịch của các ngân hàng hoặc tổ chức thanh toán có ký hợp tác với Tổng công ty; Hoặc đến quầy thu tại các Công ty Điện lực ở các quận huyện để thực hiện giao dịch thanh toán tiền điện.
Giai đoạn 2013 - 2015, EVN HANOI thực hiện chủ trương điện tử hóa của Chính phủ và cải cách của ngành thuế cũng như cải cách của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), phát hành hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy.
Tổng công ty cũng đầu tư các hạ tầng công nghệ thông tin để chuyển sang hình thức quản lý dữ liệu các hóa đơn bằng hóa đơn điện tử. Đồng thời, các ngân hàng bắt đầu xây dựng đầu tư các hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ với các công nghệ thông tin của EVN và từ đó xây dựng các dịch vụ thanh toán tiện ích cho khách hàng.
Tỷ lệ khách hàng tham gia các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội ngày càng tăng lên, chiếm hơn 20%.
Ngoài ra, từ cuối năm 2016 đến nay, các ngân hàng cũng như các tổ chức thanh toán trong và ngoài nước bắt đầu xây dựng các dịch vụ thanh toán nói chung, thanh toán tiền điện nói riêng. Qua đó, khách hàng có nhiều lựa chọn để thanh toán tiền điện.
Theo anninhthudo.vn
EVN lãi 'khủng' hơn 9.000 tỷ trong năm 2018, vay nợ hơn 400.000 tỷ đồng Năm 2018, EVN ghi nhận tới 9.076 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 11,4% so với năm 2017. EVN lãi 'khủng' hơn 9.000 tỷ trong năm 2018, vay nợ hơn 400.000 tỷ đồng Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố, năm vừa qua, EVN ghi nhận 338.500...