EVFTA mở ra cơ hội mới cho nông sản Việt, song cần khắc phục yếu điểm bảo quản, kết nối đầu ra với doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước
Với mong muốn hỗ trợ đầu ra cho bà con nông dân, dự án kết nối với các doanh nghiệp lớn như Liên Hiệp HTX mua bán Tp.HCM – Saigon Co.op (Coopmart), nhà máy chế biến rau củ quả Tanifood… để đẩy mạnh tiêu thụ nội địa song song với việc kết nối các các nhà phân phối hàng đầu thế giới để đẩy mạnh xuất khẩu sang Châu Âu và Trung Đông.
Sau khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, thuế xuất của ngành hàng rau, củ, quả từ nước ta sang châu Âu sẽ về mức 0%. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt khi cạnh tranh tại thị trường này. Tuy nhiên, để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang các thị trường hàng đầu như châu Âu, Trung Đông… chúng ta phải khắc phục những điểm yếu về sản xuất, nguyên liệu, bảo quản, chế biến và logistic.
Theo đó, kho bảo quản cũng như kết nối đầu ra cho nông sản Việt là một trong những bài toán tiếp theo cần hoá giải. Mới đây, UBND tỉnh Trà Vinh phối hợp với quỹ khởi nghiệp xanh Việt Nam đã công bố dự án kết nối nguồn lực hỗ trợ nông dân khởi nghiệp định hướng xuất khẩu thị trường Châu Âu, Trung Đông và khởi công kho lạnh thông minh tại Trà Vinh: Kỳ vọng góp phần chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghề, hỗ trợ tài chính, giống, kỹ thuật… cho nông dân trong việc sản xuất, bảo quản để nông sản Việt đạt chuẩn xuất khẩu đến các thị trường hàng đầu thế giới.
Nguồn kinh phí tài trợ từ uỷ ban FinExpo (Bỉ) do IceLoft làm đơn vị đầu tư phi công. Toàn bộ nguyên liệu, máy móc xây dựng được nhập khẩu từ Bỉ. Mô hình trình diễn này là hình mẫu tối ưu trong kỹ thuật bảo quản nông sản, tích hợp công nghệ IoT, mô phỏng hoàn hảo, chân thực phương thức xây dựng, vận hành kho lạnh thông minh.
Dự án xây dựng chuỗi 5 kho lạnh được triển khai song song với chương trình hỗ trợ nông dân nâng cao kiến thức, khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống, phân bón vi sinh, tài chính… giúp bà con thay đổi tập quán canh tác, sản xuất nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Nông dân sẽ đóng vai trò trung tâm để hoàn thiện chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao toàn cầu. Dự án này không chỉ hạn chế tình trạng nông sản dư thừa, đổ bỏ, điệp khúc “được mùa mất giá”, mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Bên cạnh đó, việc định hướng xuất khẩu thị trường châu Âu, Trung Đông nhằm mục đích thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, từ tài chính, thị trường đến khoa học, công nghệ cũng quan trọng không kém, từ đó phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên nền tảng logistic hiện đại.
Video đang HOT
Với mong muốn hỗ trợ đầu ra cho bà con nông dân, dự án kết nối với các doanh nghiệp lớn như Liên Hiệp HTX mua bán Tp.HCM – Saigon Co.op (Coopmart), nhà máy chế biến rau củ quả Tanifood… để đẩy mạnh tiêu thụ nội địa song song với việc kết nối các các nhà phân phối hàng đầu thế giới để đẩy mạnh xuất khẩu sang Châu Âu và Trung Đông. Trong đó có công ty Green Yard, một trong những nhà phân phối nông sản dẫn đầu thị trường toàn cầu với mạng lưới hoạt động trên 25 quốc gia và doanh thu lên đến 4,18 tỷ Euro. Mỗi năm, Green Yard cung cấp ra thị trường 1,7 triệu tấn trái cây, rau tươi cùng 770 nghìn tấn rau quả đông lạnh và chế biến sẵn từ những vùng trồng trên toàn thế giới và cũng là nhà cung cấp các sản phẩm rau củ quả cho 20 nhà bán lẻ hàng đầu của EU. Đây chính là một trong những khách hàng lớn đồng hành cùng đưa nông sản Việt bước đến châu Âu.
Ông Frédéric Rosseneu, Giám đốc phát triển kinh doanh toàn cầu, tập đoàn Green Yard chia sẻ: “Chúng tôi coi Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng, đặc biệt là khi hiệp định EVFTA được thông qua. Điều này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho nông sản Việt Nam tại thị trường châu Âu”.
Thực thi EVFTA: Khẳng định chất lượng nông sản Việt
Sau hơn 1 tháng Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được thực thi, nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Riêng trong tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản vào EU đạt 350 triệu USD, tăng 17% so với tháng 7/2020; trong đó, nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng như: gạo, thủy sản, cà phê, rau quả... Dự kiến xuất khẩu các mặt hàng này sẽ tiếp tuc tăng cho dù vẫn chịu tác động từ dịch COVID-19.
Dây chuyền chế biến xoài xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nafoods miền Nam. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, với đà tăng trưởng trên, ngành tiếp tục đẩy nhanh hơn sản lượng xuất khẩu đi thị trường châu Âu. Thông qua thị trường châu Âu, Việt Nam không chỉ khai thác giá trị tuyệt đối của xuất khẩu, mà qua đó khẳng định sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể đi bất cứ thị trường nào trên thế giới.
Việt Nam có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản, còn EU lại có nhu cầu lớn các mặt hàng này với giá trị nhập khẩu khoảng 160 tỷ USD/năm. Riêng năm 2019, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam vào EU đạt giá trị 4,6 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp định EVFTA tạo cơ hội lớn cũng như thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông sản Việt Nam thông qua các ưu đãi về thuế khi xuất khẩu vào thị trường EU.
Không chỉ tháo gỡ về thuế quan, EVFTA cũng cam kết bảo hộ cho 39 chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam. Các sản phẩm này vốn đã có mặt trên thị trường châu Âu nay được thêm cam kết sẽ có nhiều cơ hội khẳng định vị thế.
Mặt hàng gạo mở ra với nhiều kỳ vọng khi hàng năm EU nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo với kim ngạch 1,4 tỷ Euro; trong khi đó năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU mới chỉ có 50.000 tấn, đat 28,5 triệu Euro. Hiện EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm; gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Với cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn gạo vào EU mỗi năm.
Riêng trong tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường EU đạt hơn 1,2 triệu USD, tăng 93,5% so với tháng 7 và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước. Từ khi Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU được ban hành, đã có nhiều doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận.
Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt từ 1,2 - 1,4 tỷ USD/năm.
Bởi vậy, mặt hàng cà phê cũng được nhận định có thể gia tăng giá trị vào thị trường EU trong thời gian tới khi toàn bộ sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang được giảm thuế từ 7 - 11%, xuống 0%; các loại cà phê chế biến giảm từ 9 - 12%, xuống còn 0%. Điều này đã được chứng minh trong tháng 8 vừa qua. Đó là giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng gần 35% so với tháng 7/2020, đạt gần 76 triệu USD.
Với sự chuẩn bị tích cực của Chính phủ, doanh nghiệp và nông dân, ngành hàng cà phê đã có những biến chuyển đáng ghi nhận để nắm bắt kịp thời cơ hội do hội nhập mang lại. Trong thời gian vừa qua, một loạt chương trình/dự án lớn đã được triển khai hiệu quả trong sản xuất, chế biến cà phê. Tỷ lệ cà phê có xác nhận canh tác bền vững đã tăng lên ở mức 60% tổng diện tích canh tác. Tỷ lệ cà phê chế biến tăng từ mức 5% năm 2015 lên đến 15% năm 2020.
Việt Nam còn có lợi thế khác biệt về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh thái với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với sự phân hóa địa hình tạo nên các tiểu vùng sinh thái có thể phát triển được nhiều loại cây ăn quả.
Rau quả tươi cũng được đánh giá đã và đang rộng cửa vào EU khi đây là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau quả Việt Nam. Với nền tảng này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam, nhất là với các nước có thế mạnh về rau quả chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia... Bởi vậy giá trị xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 8 ước đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group cho biết, từ khi có Hiệp định EVFTA, công ty nhận được rất nhiều đơn hàng của các nước châu Âu. Từ nay đến cuối năm, tăng trưởng của công ty đối với thị trường EU sẽ ở mức 20% so với năm trước. Để sản phẩm không chỉ đáp ứng được với thị trường EU mà ngay cả với các thị trường khó tính khác như Mỹ, Australia, Canada..., các loại trái cây tươi của công ty đều đạt chuẩn quốc tế HACCP, GlobalGAP..., được theo dõi, kiểm tra nghiêm ngặt từ vùng trồng đến lúc đóng gói và có thể truy xuất nguồn gốc.
Với thủy sản, nhiều mặt hàng như tôm, mực, cá ngừ... đã có sự tăng trưởng vượt bậc vào thị trường EU sau khi Hiệp định được thực thi. Là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3, EU luôn chiếm trên 17 - 18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, để tận dụng được lợi ích về thuế quan các doanh nghiệp thủy sản đã sớm chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhật thông tin hoạt động chế biến, logistics... nên sẽ đáp ứng được các nội dung đưa ra trong Hiệp định EVFTA.
Không chỉ những mặt hàng trên, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, Hiệp định còn xóa bỏ thay thuế và không áp dụng hạn ngạch với mật ong; dành hạn ngạch cho đường trắng và sản phẩm chứa đường trên 80%, tinh bột sắn, ngô ngọt, tỏi, nấm. Đây là cơ hội cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại EU.
Không chỉ Công ty Vina T&T Group, tận dụng nhanh cơ hội này, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu, nguồn lực, đôi mơi công nghê tiên tiên, trang thiết bị hiện đại để phục vụ tốt nhất cho thị trường EU. Đó là đam bao truy xuât nguôn gôc, các tiêu chuẩn từ sản xuất đến chê biên, đong goi, đap ưng quy đinh cua thi trương EU. Từ đó khăng đinh chât lương hàng nông sản, tao vi thê vưng chăc trên trương.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, với các hiệp định thương mại tự do; trong đó có EVFTA, ngành nông nghiệp có lợi thế trên ba trụ cột. Đó là thương mại xuất khẩu nông sản, hợp tác tiếp thu công nghệ, nhất là công nghệ chế biến và nâng cao năng lực quản lý thông qua các tiêu chuẩn, quy chuẩn, phát triển thị trường.
Để đón nhận các hiệp định thương mại tự do, ngành nông nghiệp đã và tiếp tục triển khai tái cơ cấu các ngành hàng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuỗi liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người nông dân để hình thành quy trình khép kín từ khâu sản xuất, chế biến đến thương mại, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Hiệp định EVFTA: Cơ hội lớn cho ngành chế biến cá ngừ Ngành chế biến cá ngừ xuất khẩu là một mũi nhọn quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. Đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) được thực thi đã mở cánh cửa mới cho ngành phát triển hơn nữa trong tương lai. Tiềm năng lớn Khánh Hòa là tỉnh Duyên hải...