Everpia đầu tư sàn thương mại điện tử
Everpia lấy ý kiến cổ đông đầu tư sàn thương mại điện tử.
Lợi nhuận doanh nghiệp 9 tháng giảm sâu do ảnh hưởng dịch bệnh tại các thị trường xuất khẩu chính như châu Âu, Mỹ.
Điều kiện thời tiết nóng lên ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Everpia (HoSE: EVE) thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản bổ sung ngành nghề kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử. Ngày chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến là 10/11, ngày tổng hợp ý kiến cổ đông dự kiến là 30/11.
Lãnh đạo Everpia cho biết theo số liệu iPrice Group, tính đến cuối quý III, có tới 44,8 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến, 70% lượng người trong số đó sẽ trở thành động cơ thúc đẩy thị trường kinh doanh online phát triển mạnh. Theo khảo sát của HBR, 73% trong số 46 nghìn người tiêu dùng đánh giá cao trải nghiệm mua sắm đa kênh của các cửa hàng online. Trong năm 2019, có 97% cửa hàng online áp dụng mô hình bán lẻ đa kênh, trong đó hơn 50% chủ cửa hàng sở hữu 5 kênh bán hàng.
Do vậy, ban lãnh đạo Everpia nhận định phát triển mô hình đa kênh, mang lại những trải nghiệm đầy đủ, thuận tiện và nhanh nhất cho khách hàng là cần thiết. Doanh nghiệp sẽ thực hiện đầu tư nền tảng website chuyên nghiệp, thống nhất chính sách bán hàng và thời gian giao hàng đảm bảo nhanh nhất bởi lợi thế hệ thống 462 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
Mô hình kinh doanh online của Everpia sẽ kèm với sự đồng hành của các đại lý, đơn hàng được đẩy thẳng về cho đại lý và doanh thu ghi nhận cho đại lý. Doanh nghiệp chỉ giữ vai trò kiến thiết và phát triển nền tảng thương mại điện tử, kết nối và chăm sóc khách hàng, thúc đẩy các hoạt động marketing nhằm trở thành cầu nối giữa khách hàng và đại lý.
Everpia là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm chăn ga gối đệm thương hiệu Everon (một thương hiệu của Hàn Quốc). Năm 2019, doanh thu và lợi nhuận giảm lần lượt 15% và 6%. Ban lãnh đạo lý giải tình hình nắng nóng kéo dài đã tác động đến mảng kinh doanh chăn ga gối của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngành hàng bông tấm và khăn của Everpia cũng giảm.
Trong bối cảnh ngành không thuận lợi, doanh nghiệp đã đẩy mạnh mảng bán lẻ như khảo sát thị trường miền Bắc, hỗ trợ đại lý tiếp cận xu hướng mua sắm mới (online), đầu tư sản phẩm có tính ứng dụng (gối 5 giây, gối định hình, bộ sưu tập dành riêng cho mùa hè).
Video đang HOT
9 tháng năm nay, doanh thu Everpia tiếp tục giảm 17% xuống 596 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 69% xuống 11,4 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết dịch bệnh bùng phát khiến doanh thu xuất khẩu bông tấm giảm 79 tỷ đồng (thị trường chủ yếu là châu Âu và Mỹ), mặt hàng chăn ga giảm 41 tỷ đồng. Công ty con hoạt động tại Hàn Quốc bị lỗ 2 quý đầu năm, đến quý III mới không lỗ.
Nước mắm, cà phê Việt đánh bại hàng Thái trên Amazon
Việc tiếp cận Amazon giúp doanh nghiệp Việt có thể xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ và thế giới dễ dàng hơn.
Nước mắm truyền thống (NMTT) mang thương hiệu Mami của Công ty Link Nature Power (Việt Nam (VN)) vượt qua Thái Lan để đạt vị trí tốp 1 sản phẩm bán chạy nhất trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Amazon của Mỹ. Nhưng không chỉ nước mắm, nhiều mặt hàng khác của VN cũng cạnh tranh khá tốt trên sàn TMĐT này.
Bán trên Amazon giá gấp ba lần nội địa
Ông Lê Bá Linh, sáng lập viên Công ty Link Nature Power, kể năm 2018 công ty được Bộ Công Thương chọn là một trong các đơn vị để hỗ trợ bán hàng trên Amazon. Sau đó, Amazon tuyển chọn lại một lần nữa và tám tháng sau công ty mới chính thức được đưa NMTT Mami lên Amazon.
Được đưa nước mắm lên Amazon nhưng ban đầu sản phẩm của công ty không được nhiều người tiêu dùng biết đến. Bởi lẽ công ty cứ nghĩ đơn giản đưa sản phẩm lên là bán được chứ không nghĩ cần phải làm thương hiệu. May mắn có một công ty về marketing cùng phối hợp tung ra các chương trình để giúp khách hàng thế giới nhận biết sản phẩm, kết hợp với việc cải tiến mẫu mã và chất lượng.
Bên cạnh đó, công ty còn tung ra các chương trình như cho người Mỹ và thế giới dùng thử nước mắm và xin họ nhận xét về sản phẩm. Khi dùng thử họ cảm nhận NMTT VN đúng như "fish sauce - nước sốt" từ cá chứ không phải là sản phẩm pha loãng.
Cà phê Việt Nam bán trên Amazon giá gấp ba lần thị trường nội địa.
Sau một thời gian, sản phẩm của công ty được khách hàng thế giới đón nhận. Hiện nước mắm thương hiệu Mami 10 độ đạm bán trên Amazon với giá 12,99 USD/chai 700 ml, tương đương 298.000 đồng. Còn loại 39 độ đạm giá bán 17,99 USD, tương đương khoảng 431.000 đồng/chai 500 ml.
"Đến tháng 4-2020, NMTT Mami vươn lên vị trí tốp 1 trên Amazon. Đây là niềm tự hào không chỉ của công ty mà còn cho cả NMTT Việt Nam. Nó khẳng định NMTT Việt Nam có thể cạnh tranh trực tiếp với nước mắm Thái Lan, khi 20 năm qua sản phẩm của họ đứng đầu ở kênh siêu thị thế giới cũng như kênh bán hàng trực tuyến" - ông Linh nói.
Tương tự, ông Lê Quyết Tâm, nhà sáng lập thương hiệu Anni Coffee, cho hay đã bán được hàng trên Amazon từ tám tháng qua với mức doanh thu tăng khoảng 20%. Hiện giá cà phê phin giấy của công ty đang bán trên Amazon hơn 500.000 đồng/150 g, cao gấp ba lần giá trong nước; sản phẩm cà phê bột giá hơn 448.500 đồng/200 g.
Để có thể bán được cà phê trên Amazon, công ty phải cạnh tranh về chất lượng kết hợp với sử dụng hình ảnh quảng bá hấp dẫn và phù hợp. "Nhiều khoản chi phí đã đẩy giá thành lên cao nhưng khi hiểu và vận hành tốt khả năng bán hàng trên Amazon thì cực kỳ lời. Ví dụ, một sản phẩm bán ra có thể lời 3 USD và một tháng bán khoảng 1.000 sản phẩm thì con số lời rất lớn" - ông Tâm tính toán.
Không dành cho nhà kinh doanh tay mơ
Sáng lập viên Công ty Link Nature Power Lê Bá Linh tiết lộ muốn bán hàng trên Amazon phải tốn khá nhiều phí. Ví dụ, công ty phải trả phí cố định cho dịch vụ hỗ trợ lưu kho, chuyển hàng cho người bán trên Amazon, phí chiết khấu... Tính chung chi phí chiếm 30%-35% giá thành.
"Chi phí là rào cản gây không ít khó khăn cho công ty. Tuy nhiên, riêng trong tháng 4, tháng 5 vừa qua, doanh thu bán hàng của chúng tôi đạt 200.000 USD và thời điểm này doanh số tăng 3.508%. Thị trường còn rất lớn mà công ty chỉ mới đang ở điểm xuất phát. Vì vậy, năm nay chúng tôi đề ra mục tiêu doanh thu sẽ đạt 1 triệu USD và tăng dần qua các năm tiếp theo" - ông Linh tự tin.
Đồng quan điểm, nhiều công ty khác cho hay việc vào được sàn Amazon không chỉ giúp các nhà kinh doanh Việt đưa sản phẩm của mình đến với thị trường Mỹ mà còn có thể tiếp cận được 185 thị trường khác trên thế giới. Song muốn bán hàng tốt trên Amazon phải rành tiếng Anh và phải hiểu về TMĐT bởi nếu thao tác chỉ sai một chút xíu phải làm lại từ đầu, khó xử lý.
Ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc Amazon Global Selling Vietnam, nhìn nhận một trong những nhược điểm lớn của doanh nghiệp (DN) Việt là chưa chú trọng khi đưa hình ảnh sản phẩm lên Amazon, vì vậy hình ảnh rất xấu, không hấp dẫn. Chính điều này khiến cho việc bán hàng không đạt hiệu quả.Đặc biệt là để việc bán hàng vào thị trường Mỹ nói riêng, thị trường các nước trên thế giới nói chung đạt hiệu quả thì ngoài việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, điều quan trọng là các công ty Việt cần đầu tư và đưa lên sàn Amazon hình ảnh đẹp, bắt mắt, phong phú; đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm.
Giám đốc Amazon Global Selling VN cũng cho rằng nhiều công ty Việt quen xuất khẩu truyền thống qua một nhà phân phối hay chỉ gia công nên hầu như không quan tâm tiếp cận khách hàng hoặc làm thương hiệu mà phó thác hết cho nhà phân phối làm.
"Bán hàng qua TMĐT khách hàng nhìn thấy sản phẩm qua online nên nhà kinh doanh cần có những chiến lược đầu tư bài bản về hình ảnh. Chuẩn bị tốt hình ảnh sản phẩm, thiết kế sản phẩm sao cho đẹp, hấp dẫn đủ để thuyết phục họ mua hàng. Từ đó gia tăng giá trị xuất khẩu, đưa thương hiệu VN ra toàn cầu" - ông Thủy chia sẻ.
Vị lãnh đạo Amazon tại VN cũng cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ DN Việt tìm kiếm sản phẩm tốt với giá cạnh tranh để phục vụ nhu cầu đang tăng lên ở thị trường Mỹ cũng như thị trường toàn cầu.
Hơn 200.000 công ty Việt bán hàng trên Amazon
Năm 2019, Amazon Global Selling VN đã phối hợp cùng Bộ Công Thương triển khai chương trình hỗ trợ 100 DN vừa và nhỏ đầu tiên tiếp cận thị trường thế giới qua Amazon. Đến nay đã có hơn 200.000 công ty Việt bán hàng trên Amazon và con số này mỗi năm tăng ít nhất 10%-15%.
Nước mắm truyền thống Việt Nam đánh bại nước mắm Thái Lan trên Amazon.
Nhiều công ty đánh giá đây là kênh bán hàng ra thế giới hiệu quả, tiết kiệm được cả thời gian và chi phí, qua đó mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Hiện có nhiều sản phẩm Việt có doanh số bán tốt trên Amazon. Đơn cử như những sản phẩm về trang trí nhà cửa, chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc trẻ em; mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp, thiết bị chăm sóc cá nhân, tạp hóa, thủ công mỹ nghệ; sản phẩm may mặc và một số loại thực phẩm như rong nho khô từ VN...
Lật tẩy chiêu trò "câu khách" trên các sàn thương mại điện tử Để tạo lợi thế cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, nhiều người bán hàng đã tạo ra vô vàn chiêu thức để lôi kéo khách hàng. Báo động hàng giả thương hiệu lớn trên các kênh thương mại điện tử Ở góc độ tích cực, dịch COVID-19 là chiếc lò xo giúp thương mại điện tử bật xa hơn dự...