Eurozone xem xét kế hoạch hỗ trợ năng lượng khi kinh tế suy thoái
Trong bối cảnh giá năng lượng leo thang, trong ngày 7/11, các Bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) sẽ thảo luận về cách phối hợp hỗ trợ tốt hơn cho các nền kinh tế nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới ngân sách năm 2023, cũng như chuẩn bị tốt hơn cho nguy cơ suy thoái.
Biểu tượng đồng Euro phía trước trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào tháng 9, Đức đã công bố kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp trị giá lên đến 200 tỷ euro (198,7 tỷ USD) – quy mô ít quốc gia có thể theo kịp và gây lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh công bằng trong thị trường chung Liên minh châu Âu (EU). Các nước EU khác cũng đã công bố kế hoạch hỗ trợ, nhưng với số tiền nhỏ hơn.
Những kế hoạch như vậy sẽ đóng vai trò như biện pháp kích thích tài chính, không chỉ làm tăng nợ công vốn đã lớn ở 19 quốc gia của Eurozone, mà còn gây khó khăn cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc chống lạm phát, vốn đã lên tới 10,7% vào tháng 10. Do đó, vào tháng 9 và tháng 10 vừa qua, các bộ trưởng Eurozone đã nhất trí rằng sự giúp đỡ của chính phủ nên tập trung vào một nhóm đối tượng và chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, theo một quan chức cấp cao trong Eurozone, trên thực tế, các biện pháp đều mang tính rộng rãi và những biện pháp như vậy sẽ không duy trì được lâu dài.
Video đang HOT
Một trong những phương án đang được thảo luận là để các chính phủ cung cấp hạn mức năng lượng cố định cho người tiêu dùng với mức giá trợ cấp. Nếu tiêu thụ vượt qua giới hạn, họ sẽ phải thanh toán theo mức giá cao của thị trường. Giới chức EU thừa nhận đây không phải giải pháp tối ưu, nhưng bền vững về mặt chính trị và kinh tế. Nếu đạt được đồng thuận, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ lên kế hoạch chi tiết và thiết lập các nguyên tắc mà Chính phủ EU có thể áp dụng trong chính sách quốc gia. Những nguyên tắc chung như vậy sẽ cho phép EU duy trì sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nền kinh tế và cũng giúp các bộ trưởng lập kế hoạch chi tiêu ngân sách vào năm 2023.
Tháng trước, tất cả các nước trong Eurozone đã đệ trình dự thảo ngân sách cho năm tới lên EC để kiểm tra nhằm đảm bảo các nước này tuân thủ các quy định của EU và lập trường chính sách tài khóa chung là chuyển từ “hỗ trợ” trong năm nay sang “trung lập” vào năm 2023. Tuy nhiên, những dự thảo này chỉ bao gồm các khoản chi tiêu đã được thông qua, mà không tính đến các nhu cầu có thể phát sinh vào năm 2023 khi một số chương trình hỗ trợ năng lượng hiện tại có thể cần được gia hạn. Các quan chức Eurozone cho rằng suy thoái kinh tế, dự kiến diễn ra vào đầu năm tới, nhiều khả năng sẽ gia tăng áp lực tài chính đối với ngân sách, dù nó có thể hạ nhiệt lạm phát do nhu cầu giảm đi.
Lần đầu trong 20 năm, đồng USD mạnh hơn euro trên sàn giao dịch ở Nga
Đồng euro đã giảm giá xuống thấp hơn đồng USD trên Sàn giao dịch Moskva vào ngày 12/7 trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ đẩy Liên minh châu Âu (EU) vào suy thoái.
Đồng euro (phía trên) và đồng USD tại Brussels, Bỉ, ngày 7/7. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài RT, 1 đồng USD đổi được 58,7 ruble, trong khi 1 đồng euro đổi được 58,52 ruble vào lúc 17 giờ 56 ngày 12/7 (giờ Việt Nam).
Trên các sàn giao dịch quốc tế, đồng euro đang tiến gần đến mức ngang bằng với đồng USD. Trong giao dịch ngoại hối, đồng tiền của châu Âu giảm xuống chỉ còn tương đương 1,0001 USD, mức thấp nhất trong 20 năm. Tính đến thời điểm hiện tại, đồng euro đã giảm 12% giá trị so với đồng USD trong năm nay. Nguyên nhân là giá năng lượng tăng cao sau xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga - nhà cung cấp năng lượng chính của lục địa này - đã gây tổn hại cho các nền kinh tế châu Âu.
Ông Yegor Zhilnikov, nhà phân tích tại bộ phận Phân tích Kinh tế và Công nghiệp của ngân hàng Promsvyazbank, nhận định: "Lần đầu tiên sau 20 năm, đồng euro và đồng USD đã ngang giá trong bối cảnh đồng tiền của Mỹ tiếp tục tăng giá khi thị trường dự đoán về chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Chúng tôi tin rằng cho đến cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào ngày 21/7, các yếu tố động lực có thể tiếp tục và đồng USD sẽ trở nên đắt hơn so với tiền tệ của châu Âu".
Tâm trạng lo lắng ngày càng tăng về nguồn cung khí đốt của Nga đã làm tăng thêm áp lực lên đồng tiền chung châu Âu. Ngày 11/7, tập đoàn Gazprom của Nga đã ngừng hoạt động đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt đến châu Âu để bảo trì hàng năm vào mùa hè. Quá trình bảo trì kéo dài đến ngày 21/7 theo lịch trước đó và đã thống nhất giữa nhà vận hành và tất cả các đối tác.
Bà Fiona Cincotta, nhà phân tích thị trường tài chính cấp cao tại City Index, nói: "Ngày càng có nhiều lo ngại rằng Nga có thể không chuyển nguồn cung cấp khí đốt trở lại sau 10 ngày nữa khi công việc bảo trì kết thúc. Điều này có thể gây ra suy thoái ở châu Âu".
Trong khi đó, thị trường đang tập trung chú ý vào các dữ liệu lạm phát ở Mỹ, dự kiến được công bố trong ngày 13/7, trong đó tỷ lệ lạm phát có thể ở mức 8,8%. Theo giới chuyên gia, khi lạm phát ở mức cao, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ có thể phải tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong tháng này. Do vậy, việc Mỹ có thể tiếp tục tăng mạnh lãi suất, trong khi khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone trong tháng này mới có kế hoạch thay đổi lãi suất, càng khiến đồng USD đi lên và gây áp lực đối với đồng euro.
Kết quả khảo sát bi quan về kinh tế thế giới Hơn 60% giám đốc điều hành (CEO) của các công ty trên toàn cầu dự báo suy thoái tại khu vực mà các công ty của họ hoạt động trong vòng 12-18 tháng tới. Người dân mua hàng hoá ở siêu thị tại Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Đây là kết quả của cuộc khảo sát đối với 750 CEO và nhân sự...