Eurozone hối thúc Italy điều chỉnh ngân sách năm 2019
Các bộ trưởng tài chính Eurozone hối thúc Italy điều chỉnh ngân sách năm 2019, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc về tài chính của EU.
Eurozone kêu gọi Italy điều chỉnh kế hoạch ngân sách . Ảnh minh hoạ: reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong buổi họp kín ngày 5/11, các bộ trưởng tài chính Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã hối thúc Italy điều chỉnh ngân sách năm 2019, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc về tài chính của Liên minh châu Âu (EU).
Đây là lần đầu tiên các bộ trưởng tài chính Eurozone nhóm họp kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) bác kế hoạch ngân sách năm 2019 của Italy, đồng thời đặt thời hạn cho Rome đến ngày 13/11 phải đưa ra dự thảo ngân sách mới.
Người đứng đầu Eurogroup, đồng thời là Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Mario Centeno, cho rằng Italy cần đưa ra kế hoạch ngân sách “phù hợp với các nguyên tắc tài chính của châu Âu”.
Trong một tuyên bố, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã khẳng định cam kết ủng hộ EC, khuyến khích Italy xem xét lại quan điểm nhằm giải tỏa những quan ngại của EC, đồng thời kêu gọi tổ chức cuộc đối thoại “mở và mang tính xây dựng” nhằm “hạ nhiệt” căng thẳng cũng như tránh để xảy ra khủng hoảng đối với thị trường. Theo các bộ trưởng, Italy cần hợp tác chặt chẽ với EU nhằm chuẩn bị cho bản dự thảo ngân sách mới phù hợp với các nguyên tắc của EU.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Italy Giovanni Tria vẫn tỏ ra khá cứng rắn. Ông một mặt cam kết sẽ giải trình kế hoạch ngân sách của nước này trước EC, mặt khác ông khẳng định Rome sẽ không từ bỏ kế hoạch tăng chi tiêu.
Theo quan chức Italy, kế hoạch ngân sách của Italy “sẽ không thay đổi” và sẽ không có “sự thỏa hiệp hay xung đột” nào với EC.
Theo kế hoạch ngân sách cho năm tài khóa 2019 mà chính phủ liên minh Italy đệ trình nhưng đã bị EC bác bỏ, Italy sẽ không hạn chế chương trình chi tiêu khổng lồ sẽ làm tăng thâm hụt trong năm tới lên 2,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ mức mục tiêu 1,8% trong năm nay và cao gần gấp 3 lần mục tiêu của chính quyền tiền nhiệm.
Video đang HOT
Điều này trái ngược hoàn toàn với cam kết của chính phủ cánh tả tiền nhiệm về việc giữ mức thâm hụt ngân sách tài khóa 2019 ở mức 0,8% GDP, nhằm cắt giảm mức nợ công đang ở con số 2.300 tỷ euro của Italy.
Ủy viên phụ trách kinh tế và các vấn đề tài chính EU, ông Pierre Moscovici cảnh báo kế hoạch ngân sách mới của Italy sẽ ảnh hưởng đến nước này trong dài hạn và ông hối thúc Italy tiếp tục nỗ lực giảm nợ công.
EU đã ấn định thời hạn đến ngày 13/11, Italy phải gửi bản dự thảo ngân sách mới và EC cũng sẽ đưa ra ý kiến đối với dự thảo của Italy cũng như của các nước thành viên khác vào ngày 21/11.
Theo EU, Italy phải có một số điều chỉnh, nếu không, nước này sẽ đối mặt với nguy cơ bị áp dụng các hình phạt do vi phạm quy định của Eurozone.
Trong khi đó, Rome đã bác bỏ những chỉ trích của giới chức EU. Chính phủ Italy vẫn kiên quyết khẳng định không điều chỉnh kế hoạch ngân sách và sẽ thực hiện những cam kết được đưa ra trong vận động tranh cử, đó là cắt giảm thuế và nâng mức thu nhập cơ bản cho người nghèo.
Giới phân tích cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính khác ở châu Âu đang leo thang sau khi Italy đệ trình kế hoạch ngân sách 2019.
Ông Lorenzo Codogno, chuyên gia kinh tế đồng thời là một cựu quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Italy, cho rằng Italy có nguy cơ gây ra cuộc khủng hoảng tài chính khác nếu Rome không sửa đổi kế hoạch ngân sách 2019 của mình theo hướng ôn hòa hơn.
Các thị trường tài chính sắp tới có thể sẽ đẩy tỷ lệ lãi suất lên cao hơn, và điều này không sớm thì muộn sẽ làm leo thang cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó, các hãng xếp hạng tín nhiệm cũng đã phát đi những tín hiệu cảnh báo. Mới đây nhất, cuối tháng 10 vừa qua, hãng xếp hạng tín nhiệm S&P đã hạ mức triển vọng nợ chính phủ của Italy, cảnh báo chính sách tài khóa mới của Rome sẽ đe dọa năng lực của các ngân hàng cấp vốn cho hoạt động kinh tế Italy.
S&P cho rằng triển vọng tiêu cực phản ánh nguy cơ quyết định tăng nợ công trong tương lai của chính phủ nước này sẽ không chỉ làm cho tình hình ngân sách quốc gia thêm ảm đạm mà còn dập tắt những triển vọng hồi phục ngành sản xuất tư nhân vốn đã mong manh tại quốc gia này.
Việc S&P quyết định hạ triển vọng nợ chính phủ của Italy đồng nghĩa với khả năng mức xếp hạng nợ công của quốc gia này sẽ bị S&P đánh tụt trong vài tháng tới.
Trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cũng đã giảm mức xếp hạng tín dụng của quốc gia này./.
Kim Chung – Ngọc Hà/TTXVN
Áp lực bán lớn, S&P giảm liên tục 5 phiên
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, khi những mối lo về triển vọng lợi nhuận khiến áp lực bán của những phiên gần đây tăng thêm. Tuy nhiên, cả ba chỉ số chính đều đóng cửa ở mức điểm cao hơn đáng kể so với đáy thiết lập trong phiên, nhờ lực cầu bắt đáy vào cuối phiên.
Một nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ, ngày 23/10 - Ảnh: Reuters.
Theo hãng tin Reuters, cổ phiếu tập đoàn sản xuất thiết bị công nghiệp Caterpillar "bốc hơi" 7,6% khi công ty giữ nguyên dự báo lợi nhuận 2018, sau khi tăng dự báo này trong hai quý trước.
Một cổ phiếu công nghiệp khác là 3M sụt 4,4% sau khi công ty cắt giảm triển vọng lợi nhuận cả năm với lý do những thách thức liên quan đến đồng tiền của nước ngoài.
Thông tin từ các doanh nghiệp này, cùng với nỗi lo đã có từ những phiên trước về tăng trưởng lợi nhuận, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra ở Mỹ, và kế hoạch ngân sách của Italy, khiến nhà đầu tư rút vốn mạnh khỏi cổ phiếu.
Nhóm năng lượng thuộc chỉ số S&P 500 sụt 2,7%, mạnh hơn bất kỳ nhóm cổ phiếu ngành chính nào khác trong chỉ số, do giá dầu sụt giảm sau khi Saudi Arabia tuyên bố có thể cung cấp thêm dầu thô cho thị trường nếu cần thiết.
Trong phiên chiều, các chỉ số hồi phục khỏi mức đáy thiết lập trong buổi sáng, khi một số nhà đầu tư cho rằng thị trường đã chạm đáy và mua vào những cổ phiếu đã giảm sâu. Lực mua kỹ thuật tại ngưỡng hỗ trợ khoảng 2.700 điểm của S&P cũng giúp chỉ số hồi phục - các chiến lược gia cho hay.
"Vào buổi sáng, thị trường tỏ tâm lý lo sợ. Nhưng khi thấy sự đi xuống của các chỉ số không bị đẩy nhanh, nhiều người đã mua vào một số cổ phiếu", ông Rick Meckler thuộc văn phòng đầu tư Cherry Lane Investments nhận định.
Một số báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 công bố ngày thứ Ba đã gây thất vọng, nhưng ông Meckler tin rằng các công ty công nghệ lớn sẽ đưa ra những báo cáo khả quan trong tuần này. Theo dự kiến, Microsoft, Intel, Alphabet và Apple sẽ cùng báo cáo kết quả kinh doanhh quý 3 trong tuần.
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones hạ 0,5%, còn 25.191,43 điểm. S&P giảm 0,55%, còn 2.740,69 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,42%, còn 7.437,54 điểm.
Đến nay, S&P đã giảm 5 phiên liên tục, và đang thấp hơn 6,5% so với mức đóng cửa kỷ lục thiết lập vào hôm 20/9.
Nasdaq thì đang ngấp nghé ngưỡng thị trường điều chỉnh (correction), với mức giảm xấp xỉ 10% kể từ mức đóng cửa kỷ lục thiết lập hôm 29/8.
Theo Refinitive, các công ty trong S&P được dự báo đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 22% trong quý 3 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, năm 2019 được xem sẽ là năm đỉnh cao của chu kỳ lợi nhuận.
Trong số các cổ phiếu tăng giá phiên này, có cổ phiếu McDonald's tăng 6,3% nhờ doanh thu mạnh hơn dự báo ở thị trường nước ngoài. Cổ phiếu Verizon tăng 4,1% nhờ vượt dự báo về lợi nhuận và số thuê bao mới.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu giảm giá nhiều gấp 2,44 lần số mã tăng. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 2,13 lần.
Có 9,1 tỷ cổ phiếu được các nhà giao dịch chuyển nhượng trên các sàn giao dịch ở Phố Wall phiên này, so với mức bình quân 7,9 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán Thượng Hải dẫn đầu đà tăng tại thị trường châu Á Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên ngày 22/10, trong đó chứng khoán Thượng Hải tăng hơn 4%, song các nhà giao dịch vẫn thận trọng trước những căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu. Bảng tỷ giá chứng khoán tại sàn giao dịch Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP/TTXVN) Tại thị trường chứng khoán Trung Quốc,...