Eurozone cứu trợ thêm 158,6 tỷ euro cho Hy Lạp
Hội nghị Thượng đỉnh bất thường của nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo chính phủ 17 quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) đã bế mạc ngày 21/7 với những quyết định quan trọng được đưa ra nhằm giải cứu Hy Lạp khỏi cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ đe dọa sự tồn tại của khối.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, Herman Van Rompuy tuyên bố: “Các nhà lãnh đạo đã tìm ra câu trả lời chung cho cuộc khủng hoảng hiện nay.”
Video đang HOT
Tại hội nghị khẩn cấp này, lãnh đạo các nước thành viên Eurozone đã thống nhất dành cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ hai trị giá 158, 6 tỷ euro nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, trong đó 109 tỷ euro đến từ các nước thành viên Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong khi 49,6 tỷ euro còn lại do khu vực tư nhân đóng góp (37 tỷ euro do đóng góp tự nguyện, 12,6 tỷ euro do mua lại các khoản nợ trên thị trường).
Ngoài việc thông qua gói cứu trợ mới, các nước Eurozone cũng đồng ý giãn nợ cho Hy Lạp từ các khoản vay từ Quỹ Cứu trợ Tạm thời (EFSF) từ 7,5 năm thành ít nhất 15 năm và nhiều nhất là 30 năm, đồng thời nhất trí giảm lãi suất vay cho Hy Lạp xuống còn 3,5% – so với mức 4%-5% hiện nay.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết việc khu vực tư nhân tham gia gói cứu trợ mới cho Hy Lạp là một ngoại lệ đối với Eurozone. Các nhà lãnh đạo Eurozone khẳng định sự tham gia này là “tự nguyện” và sẽ không phải là một phần trong bất kỳ gói cứu trợ nào trong tương lai cho các quốc gia khác.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp Hy Lạp vẫn không trả được hết khoản nợ 350 tỷ euro (tương đương với 160% GDP của nước này), ngân hàng trung ương châu Âu và các ngân hàng tư nhân sẽ tiếp tục can thiệp.
Theo Tổng thống Sarkozy, việc quyết định trợ giúp Hy Lạp là động thái mang tính lịch sử, tạo ra “sự khởi đầu cho Quỹ Tiền tệ châu Âu,” và thông qua cuộc khủng hoảng nợ này việc quản lý kinh tế sẽ được tăng cường. Giới chuyên gia cũng bày tỏ hy vọng sẽ có những biện pháp tiến gần hơn tới sự hợp nhất về kinh tế và tài chính của khối sau hội nghị thượng đỉnh nói trên./.
Theo TTXVN
IMF kêu gọi Eurozone lập tức kiểm soát khủng hoảng
Theo AFP, Quỹ Tiền Tệ quốc tế (IMF) ngày 19/7 đã kêu gọi châu Âu phải lập tức hành động để kiểm soát cuộc khủng hoảng ở khu vực sử dụng đồng tiền chung euro, và ngăn chặn hiệu ứng tiêu cực lan tỏa từ những nền kinh tế yếu nhất làm tổn hại toàn bộ khu vực và nền kinh tế toàn cầu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
IMF cảnh báo rằng những hệ quả của bất cứ đường hướng chính sách nào cũng đều không thể dự báo trước được, và nói rằng Eurozone cần nhiều tiền hơn từ khu vực tư nhân để hỗ trợ các thành viên yếu kém nhất cũng như những ngân hàng vẫn còn mong manh trong khối này.
Trong khi đó Nhà Trắng cho biết cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí trong cuộc điện đàm, về sự cần thiết giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực đồng tiền chung euro vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu.
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng tiền chung euro hai ngày trước khi diễn ra một hội nghị thượng đỉnh châu Âu có ý nghĩa quyết định để bàn về cách thức xây dựng một gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp, nước có thể sẽ bị vỡ nợ với khoản nợ 350 tỷ euro (500 tỷ USD)./.
Theo TTXVN
Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng" Trong nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách và giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ nhấn chìm nhiều nền kinh tế châu Âu, ngày 28/6, một loạt nước thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tuyên bố thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng," thậm chí khắc khổ để thoát khỏi thời kỳ khó khăn...