EU yêu cầu Ba Lan nộp phạt vì không tuân thủ phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu
174 triệu euro sẽ bị khấu trừ từ quỹ EU phân bổ cho Ba Lan nếu nước này tiếp tục từ chối trả các khoản tiền phạt.
Tòa án EU đã quyết định phạt Ba Lan 500.000 euro mỗi ngày liên quan đến vấn đề tư pháp. Ảnh: Reuters
Theo mạng tin Euractiv.pl (Ba Lan) ngày 25/5, Ủy ban châu Âu (EC) đã gửi cho Ba Lan sáu thông báo chính thức yêu cầu trả khoản tiền phạt còn nợ hàng ngày vì không tuân thủ phán quyết của Tòa án Công lý EU. Phán quyết này buộc Ba Lan phải xóa bỏ Phòng Kỷ luật mới được thành lập và bị chỉ trích nặng nề thuộc Tòa án tối cao của nước này.
Theo EC và Tòa án EU, Phòng Kỷ luật trên có thể đóng vai trò là công cụ để “bức hại các thẩm phán chỉ trích chính phủ”.
“174 triệu euro sẽ bị khấu trừ” từ quỹ EU phân bổ cho Ba Lan nếu nước này tiếp tục từ chối trả các khoản tiền phạt đã được đưa ra, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Christian Wiegand thông báo.
Các nhà chức trách Ba Lan đã giải thể Phòng Kỷ luật và thay thế bằng một Phòng Pháp lý Chuyên nghiệp mới. Điều này không giải quyết được toàn bộ vấn đề và không dẫn đến việc Ủy ban thu hồi án phạt.
Video đang HOT
Vào tháng 11/2022, Chính phủ Ba Lan đã yêu cầu EC rút lại quyết định trừng phạt, lập luận rằng bằng cách giải tán Phòng Kỷ luật, họ đã thực hiện các cải cách để tuân thủ phán quyết của Tòa án EU.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Tòa án Công lý EU Lars Bay Larsen cho biết các biện pháp mà Ba Lan áp dụng là không đủ để đảm bảo thực hiện tất cả các yêu cầu mà tòa án đã đưa ra. Nhưng tiền phạt đã giảm từ 1 triệu euro mỗi ngày xuống còn 500.000 euro.
Trong khi công nhận rằng Ba Lan đã thực hiện một số thay đổi, ông Larsen lưu ý rằng có những vấn đề vẫn chưa bị đình chỉ. Quyết định của Tòa án EU không chỉ liên quan đến chính Phòng Kỷ luật mà còn liên quan đến toàn bộ hệ thống tư pháp.
Tiền phạt đã được thu kể từ ngày 3/11/2021. Thông báo trên liên quan đến khoảng thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 4/2023. Việc nộp phạt sẽ kết thúc vào ngày 5/6 tới, khi Tòa án EU đưa ra phán quyết cuối cùng về vấn đề tư pháp của Ba Lan.
Ba Lan dọa kiện Ủy ban châu Âu nếu bị cắt tiền từ Quỹ phục hồi
Ba Lan cảnh báo sẽ kiện Ủy ban châu Âu nếu nước này tiếp tục bị "chặn tiền một cách bất hợp pháp".
Ông Marcin Przydacz. Ảnh: ukrinform.net
Trang tin EURACTIV.pl (Ba Lan) ngày 27/9 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Marcin Przydacz thông báo nước này sẽ kiện Ủy ban châu Âu lên Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (CJEU) để "buộc" giải ngân 36 tỷ euro cho nước này, nếu Brussels tiếp tục phong tỏa các khoản tiền từ Quỹ phục hồi (RRF) sau đại dịch COVID-19 dành cho Ba Lan.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh RMF FM, ông Przydacz cho biết Ba Lan sẽ thực hiện các khoản đầu tư và cải cách trong kế hoạch phục hồi của mình bất kể Ủy ban châu Âu có giải ngân đợt đầu tiên từ nguồn vốn trên hay không.
Tuy nhiên, sau đó Chính phủ Ba Lan sẽ gửi cho Ủy ban các hóa đơn cho các khoản đầu tư đó và nếu cơ quan điều hành EU vẫn từ chối cấp các khoản thanh toán, Warszawa sẽ đưa vụ việc ra trước Tòa án Công lý của EU.
"Các luật sư của chúng tôi đang làm việc liên quan đến vấn đề này. Nếu họ (Ủy ban châu Âu) cho rằng khiếu nại lên Tòa án là chính đáng, chúng tôi sẽ gửi đơn khiếu nại đó", Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan nêu rõ.
Khi được hỏi liệu Ba Lan có cân nhắc rút khỏi RRF và từ bỏ số tiền được viện trợ hay không, ông Przydacz trả lời rằng Chính phủ Ba Lan hiện đang tập trung vào việc nhận các khoản thanh toán nhưng tất cả các lựa chọn "vẫn còn trên bàn", bao gồm cả việc từ bỏ các quỹ phục hồi của EU.
Mặc dù vậy, ông Przydacz hiện vẫn hy vọng nhận được số tiền thông qua "đối thoại mang tính xây dựng". Ông Przydacz nhấn mạnh: "Ba Lan đã thực hiện tất cả các cam kết có thể mà Ủy ban châu Âu đã đưa ra để giải ngân các khoản tiền. Chúng tôi hy vọng rằng trong các cuộc thảo luận chính trị sẽ có thể tìm ra giải pháp. Nhưng nếu không thể, chúng tôi sẽ đệ đơn lên CJEU để buộc Ủy ban châu Âu tuân thủ luật pháp".
Ông Przydacz cũng chỉ ra rằng số tiền sẽ không bị chặn sau cuộc bầu cử vào năm tới ở Ba Lan, bởi vì Ủy ban châu Âu hiện đang sử dụng vấn đề này để ảnh hưởng đến kết quả. "Nếu đảng Luật pháp và Công lý (PiS) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Ba Lan năm tới và cầm quyền nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen 'sẽ mất hứng thú can thiệp vào chính trị Ba Lan'", ông Przydacz nói.
Ủy ban châu Âu đã phê duyệt kế hoạch phục hồi của Ba Lan vào tháng 5 vừa qua. Đây là điều kiện tiên quyết để tất cả các nước EU nhận được quỹ RRF. Nhưng Ủy ban châu Âu tiếp tục từ chối giải ngân đợt đầu tiên do lo ngại liên quan đến độc lập tư pháp ở nước này.
Chính phủ Ba Lan tuyên bố họ đã đáp ứng các nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, vào tháng 7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố rằng Ba Lan vẫn chưa đáp ứng tất cả các yêu cầu, một quan điểm mà bà đã nhắc lại vào tuần trước.
Phát biểu tại Đại học Princeton của Mỹ vào tuần trước, bà Leyen cho biết: "Ủy ban châu Âu là cơ quan bảo vệ các Hiệp ước của [EU] và sở hữu các công cụ của mình để bảo vệ chúng. Vấn đề là EU tin rằng không còn độc lập tư pháp ở Ba Lan nữa".
Kết quả là, PiS tuyên bố rằng, vì EU đã "phá vỡ thỏa thuận", nước này "không có lý do gì để thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với EU", đồng thời cáo buộc Brussels đang sử dụng vấn đề này như một phần của "kế hoạch nhằm thống trị châu Âu".
Ba Lan và Hunggary cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine, Kyiv không vui Ba Lan và Hungary đã quyết định cấm nhập khẩu ngũ cốc và các mặt hàng khác từ nước láng giềng Ukraine để bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước, sau khi giá bán giảm mạnh vì nguồn cung dư thừa trên khắp khu vực. Một cửa khẩu giữa Ba Lan và Ukraine. Ảnh REUTERS Chính phủ Ba Lan và Hungary đưa ra...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Zelensky ra mệnh lệnh quan trọng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ

Tổng thống Trump, Putin công bố kết quả điện đàm

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến
Có thể bạn quan tâm

Có gì ở phim kinh dị hay nhất 2025 chuẩn bị chiếu ở Việt Nam?
Phim âu mỹ
13:15:34 20/05/2025
MC Mai Ngọc hé lộ ảnh hiếm cận mặt của quý tử, thừa hưởng visual cực phẩm từ mẹ!
Sao việt
13:12:33 20/05/2025
Chu Thanh Huyền khoe visual "nét căng" hậu nghi vấn "dao kéo", Quang Hải không nhận ra vợ, netizen nói "trông giống hệt Hoà Minzy"
Sao thể thao
13:08:49 20/05/2025
Cách nấu bánh canh cua giò heo ngon
Ẩm thực
12:50:16 20/05/2025
Khám xét nơi ở của hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên
Pháp luật
12:38:29 20/05/2025
G-Class Trung Hoa sắp xuất hiện, động cơ lai có thể chạy hơn 1.000 km
Ôtô
12:10:58 20/05/2025
Vụ Thùy Tiên bị 'tóm': chủ đích nói dối ăn 7 tỷ, CĐM mất niềm tin với giới KOL?
Netizen
12:10:30 20/05/2025
Xe số thiết kế cá tính hơn Honda Wave Alpha, giá từ 17,5 triệu đồng tại Việt Nam
Xe máy
12:10:29 20/05/2025
Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực
Thế giới số
11:33:46 20/05/2025
Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
Tin nổi bật
11:27:21 20/05/2025