EU xóa câu khẩu hiệu “Ukraine phải thắng”
Liên minh châu Âu (EU) được cho là đã xóa câu “thần chú” của mình về cuộc xung đột ở Ukraine, thay thế cụm từ “Ukraine phải thắng” bằng “Nga không được thắng thế”.
Tổng thống Zelensky và các nhà lãnh đạo EU trong một cuộc họp ở Brussels, Bỉ (Ảnh: Getty).
Sự thay đổi được thể hiện trong tuyên bố của Hội đồng châu Âu về các lệnh trừng phạt mới đối với Nga, được công bố lần đầu hôm 16/12. Theo các chuyên gia, động thái này rõ ràng cho thấy liên minh đã thay đổi lập trường về cuộc xung đột.
Một quan chức EU cho biết, tuyên bố ban đầu là một sai lầm, theo bản tin Brussels Playbook của Politico. Bản sửa đổi dường như được đưa ra sau các câu hỏi từ Politico về sự phù hợp với thông điệp ngoại giao mới nhất của Brussels.
Một tuyên bố riêng do Hội đồng châu Âu đưa ra hôm 19/12 cũng sử dụng cụm từ “Nga không được thắng thế” khi thảo luận về xung đột Ukraine. Chủ tịch Hội đồng Antonio Costa, người đã có cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng ngày, tuyên bố rằng “luật pháp quốc tế phải được ưu tiên”.
Video đang HOT
Politico cho biết sự thay đổi trong thông điệp của EU nêu bật sự thay đổi rộng lớn hơn ở phương Tây, khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có ý định tìm cách chấm dứt nhanh chóng cuộc xung đột này khi nhậm chức vào cuối tháng 1/2025.
Một số nhân vật cấp cao ở EU, bao gồm cả nhà ngoại giao hàng đầu của khối, Kaja Kallas, tiếp tục nhấn mạnh rằng “Ukraine sẽ thắng” trong các tuyên bố công khai của họ. Tuy nhiên, báo cáo của Politico cho biết, EU ngày càng thừa nhận rằng nước này không thể hỗ trợ Kiev nếu không có sự ủng hộ của Washington.
“Chiến lược của EU dường như đang tâng bốc ông Trump, mơ ước nhắm vào ông ấy và làm ngơ trước một số tuyên bố đáng báo động hơn của ông ấy”, báo này cho biết.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu tiết lộ số tiền EU hỗ trợ tài chính cho Ukraine
Sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels (Bỉ) Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa đã tiết lộ số tiền hỗ trợ tài chính cho Kiev năm 2025 cũng như từ đầu cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine tới nay.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ) hôm 19/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ triển khai gói trừng phạt thứ 15 đối với Liên bang Nga đã thông qua trong tuần này. Gói trừng phạt này sẽ bịt các lỗ hổng và hạn chế việc lách luật, đặc biệt nhắm vào cái gọi là "đội tàu bóng tối".
Nhà lãnh đạo EU tiết lộ EU sẽ cung cấp thêm 30 tỷ euro cho Ukraine vào năm 2025 sau khi đã cung cấp khoảng 130 tỷ euro hỗ trợ tài chính cho nước này kể từ khi Liên bang Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm 2022.
Cùng ngày, trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh EU, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thúc giục Mỹ và châu Âu bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Ông Zelensky hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc triển khai lực lượng quân sự tới Ukraine sau khi đạt được lệnh ngừng bắn.
"Chúng tôi ủng hộ sáng kiến của Pháp về một lực lượng quân sự ở Ukraine như một phần của các bảo đảm an ninh và kêu gọi các đối tác khác tham gia vào nỗ lực này. Điều này sẽ giúp chấm dứt chiến tranh", ông Zelensky phát biểu trong cuộc họp kín, theo một văn bản được công bố trên trang web chính thức của ông.
Tuy nhiên, ông Zelensky nhấn mạnh rằng Ukraine cuối cùng cần được bảo vệ toàn diện thông qua tư cách thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hiện tại, NATO đã cam kết Ukraine sẽ gia nhập liên minh quân sự này, nhưng vẫn chưa đưa ra thời gian cụ thể hoặc lời mời chính thức.
Trong khi chờ đợi, Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể đạt được các bảo đảm an ninh riêng biệt từ các quốc gia châu Âu và Mỹ.
"Chúng tôi không thể chỉ thảo luận điều này với các lãnh đạo châu Âu. Đối với chúng tôi, bảo đảm thực sự - hôm nay hay trong tương lai - là NATO", ông Zelensky nói với báo giới.
"Trên hành trình gia nhập NATO, chúng tôi cần các bảo đảm an ninh trong thời gian chưa trở thành thành viên. Và chúng tôi có thể thảo luận riêng về các bảo đảm này với cả Mỹ và châu Âu", ông Zelensky nói thêm.
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, ông Zelensky nhấn mạnh thêm rằng Ukraine "không thể sống với một cuộc xung đột bị đóng băng" và đất nước ông cần có các đảm bảo trong tương lai gần.
Ông Zelensky cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thảo luận về khả năng triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình nước ngoài ngay từ bây giờ, đồng thời cho rằng Mỹ cần tham gia vào quá trình này.
Tuy nhiên, khả năng Tổng thống đắc cử Trump đồng ý cung cấp các bảo đảm này vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.
Tổng thống đắc cử Trump nhiều lần kêu gọi kết thúc nhanh chóng cuộc xung đột kéo dài gần ba năm, đồng thời khuyến khích ông Zelensky đạt được thỏa thuận hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tuy nhiên, ông Trump chưa nói rõ liệu điều này có bao gồm việc Ukraine nhượng bộ lãnh thổ cho Nga hay không.
EU cam kết ưu tiên hỗ trợ Ukraine Trong chuyến thăm chính thức Kiev ngày 1/12, các lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng EU sẽ sát cánh cùng Ukraine cho đến khi kết thúc cuộc xung đột với Nga. Đồng tiền euro tại ngân hàng ở Heidelberg, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu,...