EU xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt
Ngày 6/12, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt thấp hơn, ở mức 220 euro (231 USD), trong bối cảnh một tuần nữa là đến cuộc họp của các Bộ trưởng năng lượng được kỳ vọng giải quyết được vấn đề mức giá trần giá khí đốt gây chia rẽ sâu sắc giữa 27 nước thành viên.
Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền Đông Đức. Ảnh tư liệu: AP/TTXVN
Một số quốc gia EU, trong đó có Đức – nền kinh tế lớn nhất EU, đã phản đối ý tưởng về bất kỳ mức giá trần nào, cho rằng việc này có thể gây khó hơn cho việc bảo đảm nguồn cung. Trong khi đó, Bỉ, Italy và Ba Lan coi việc áp giá trần là cách để bảo vệ người tiêu dùng và nền kinh tế các nước này trước giá năng lượng quá cao.
Theo đề xuất được CH Séc, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên EU đưa ra vào tối 5/12, mức giá trần sẽ được áp dụng nếu giá khí đốt vượt quá 220 euro mỗi megawatt giờ (MWh) trong 5 ngày đối với giá khí đốt hợp đồng tương lai tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan. Giá TTF, vốn là mức giá chuẩn của châu Âu, sẽ cần cao hơn 35 euro so với giá tham chiếu cho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dựa trên nhiều đánh giá về giá LNG hiện có, để kích hoạt việc áp giá trần.
Đề xuất mới của Séc thấp hơn so với mức giá trần 275 euro/MWh mà Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất ngày 22/11.
Một số nhà ngoại giao EU cho rằng các nước thành viên vẫn không thay đổi quan điểm của mình và sẽ cần tiến hành cuộc họp khác vào ngày 19/12 sau cuộc họp cấp Bộ trưởng năng lượng EU ngày 13/12.
Dự kiến, các nhà ngoại giao EU ngày 7/12 sẽ thảo luận về đề xuất mới nhất này nhằm nỗ lực tiến gần hơn một thỏa thuận.
Lo ngại khí đốt từ Nga bị gián đoạn nghiêm trọng, EU cảnh giác với 'cú sốc nguồn cung'
Từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đã dự đoán nguồn cung khí đốt từ Nga có thể bị gián đoạn nghiêm trọng và giờ đây khả năng này lại càng cao.
Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm truyền dẫn ở Werne, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ủy viên về năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson ngày 27/6 cho biết nguồn cung khí đốt từ Nga cho EU có thể bị "gián đoạn nghiêm trọng", đồng thời kêu gọi các nước cập nhật các kế hoạch đề phòng các cú sốc về nguồn cung và sử dụng các loại nhiên liệu khác nếu có thể để tiết kiệm khí đốt.
Sau cuộc họp với các bộ trưởng năng lượng trong khối, bà Simson cho biết kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, EU đã dự đoán nguồn cung khí đốt có thể bị gián đoạn nghiêm trọng, và giờ đây khả năng này lại càng cao. Bà cho biết: "Chúng tôi đã có những bước chuẩn bị quan trọng cho trường hợp này. Nhưng giờ là thời điểm để thúc đẩy chúng".
Tháng tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ trình bày một kế hoạch để các nước EU phối hợp chuẩn bị cho các cú sốc về khí đốt trong tương lai, khi Nga đã cắt đứt hay giảm nguồn cung sang 12 trong số 27 nước thành viên của khối. Kế hoạch này của EU sẽ đưa ra các biện pháp để giảm nhu cầu khí đốt và xác định các lĩnh vực quan trọng mà nếu cắt giảm nhu cầu khí đốt có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Các nước EU phần lớn phải tự chịu trách nhiệm cho chính sách năng lượng của riêng mình, và bà Simson hối thúc chính phủ các nước hành động ngay để cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ, nhằm đảm bảo kho dự trữ đủ để chịu được các cú sốc nguồn cung trong mùa Đông tới.
Theo dữ liệu từ Cơ quan quản lý cơ sở hạ tầng năng lượng châu Âu Gas Infrastructure Europe, tổng kho dự trữ khí đốt của các nước EU hiện đang đầy 57%. Mức lấp đầy kho dự trữ của các nước hiện đang chênh nhau, trong đó kho dự trữ của Đức đang đầy 57%, trong khi tỷ lệ này của Ba Lan là 97% và của Hungary là 39%.
Giá khí đốt tại EU bắt đầu tăng vọt khi mùa đông đến gần Trong tuần qua, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng vọt do nhu cầu sưởi ấm tăng lên mạnh mẽ khi mùa đông đến gần. Ảnh minh hoạ: Getty Images Theo hãng tin Bloomberg, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu theo hợp đồng tương lai chuẩn đã tăng 8% trong tuần qua. Mặc dù đã giảm so với...