EU xác nhận dành cho Ukraine khoản vay 19 tỷ USD
Ngày 28/11, Liên minh châu Âu (EU) xác nhận sẽ cung cấp cho Ukraine 18,1 tỷ euro (19 tỷ USD) trong khuôn khổ một khoản vay lớn hơn từ Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) dựa trên lợi nhuận thu được từ các tài sản bị phong tỏa của Nga.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Tháng trước, Nhóm G7 đã hoàn tất thỏa thuận cho Ukraine vay 50 tỷ USD để giúp nước này duy trì hoạt động quân sự. Mỹ cam kết cung cấp 20 tỷ USD trong số này, trong khi Anh, Canada và Nhật Bản cũng đồng ý đóng góp. Cam kết trên được đưa ra vào thời điểm then chốt đối với Ukraine khi xuất hiện nhiều hoài nghi về sự hỗ trợ của Mỹ khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền. EU ban đầu cho biết sẵn sàng cấp khoản vay tới 38 tỷ USD trước khi các đối tác G7 công bố phần đóng góp của họ.
Trên mạng xã hội X, quan chức cấp cao của EU Valdis Dombrovskis nhấn mạnh ông đã ký biên bản ghi nhớ với Kiev về khoản vay 18,1 tỷ euro để giúp Ukraine trang trải các nhu cầu cấp bách. Trong khi đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal hoan nghênh điều mà ông gọi là “bước đi táo bạo” của EU.
Kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine năm 2022, EU đã phong tỏa khoảng 235 tỷ USD tiề.n của Ngân hàng Trung ương Nga, chiếm phần lớn trong số tài sản của Nga bị phong tỏa trên toàn cầu. Tổ chức Euroclear có trụ sở tại Bỉ nắm giữ 90% số tài sản này.
Video đang HOT
Khoản cho vay mới của EU bổ sung vào khoảng 120 tỷ euro mà khối này và các quốc gia thành viên đã cung cấp cho Ukraine kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
G7 đạt bước tiến trong việc sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga
Ngày 25/5, các bộ trưởng tài chính của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cho biết họ đã đạt được bước tiến trong việc sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine, nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Đồng ruble của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Bản dự thảo tuyên bố của các bộ trưởng tài chính G7 có đoạn: "Chúng tôi đang tiến bộ trong các cuộc thảo luận về khả năng sử dụng lợi nhuận khổng lồ từ tài sản bị phong tỏa của Nga để mang lại lợi ích cho Ukraine".
Tuy nhiên, các bộ trưởng cho biết việc cụ thể hóa cách thức và thực hiện điều này vẫn đang trong quá trình thảo luận.
Trước đó, Ủy viên phụ trách kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni đán.h giá các cuộc đàm phán trong khuôn khổ hội nghị G7 tại Stresa (Italy) có thể dẫn đến một thỏa thuận vào tháng 6 tới về việc khai thác lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine.
Các bộ trưởng tài chính thuộc Nhóm G7 đang thảo luận về cách thức rút tiề.n từ số tài sản trị giá 300 tỷ euro (325 tỷ USD) bị phong tỏa của Ngân hàng trung ương Nga.
Trong tuần qua, EU đã chính thức thông qua kế hoạch sử dụng tiề.n lãi từ các tài sản của Nga bị khối này phong tỏa, một động thái mà EU hy vọng sẽ tạo ra tới 3 tỷ euro mỗi năm để hỗ trợ Ukraine.
Một ý tưởng tham vọng hơn đang được thảo luận trong G7, do Mỹ đề xuất, liên quan đến việc hình thành một khoản cho Ukraine vay trị giá 50 tỷ USD dựa trên tiề.n lãi do tài sản của Nga tạo ra.
Ông Gentiloni gợi ý rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Puglia vào tháng 6 tới, nhưng trích dẫn "sự hội tụ tích cực đang diễn ra" ở Stresa. Theo ông, "trong trung hạn, điều này có thể dẫn đến một thỏa thuận" được lãnh đạo các nước G7 thông qua.
Cùng ngày, phát biểu bên lề Hội nghị Bộ trưởng tài chính G7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà không thấy có bất kỳ cản trở nào trong các cuộc thảo luận với những người đồng cấp G7 về khoản cho vay lớn hơn dành cho Ukraine được hỗ trợ bằng thu nhập từ tài sản bị đóng băng của Nga.
Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ajay Banga, người cũng tham dự hội nghị ở Stresa, khẳng định ông "hoàn toàn" để ngỏ khả năng thực hiện ý tưởng quản lý quỹ cho Ukraine vay của G7 được hỗ trợ bởi thu nhập từ các tài sản có chủ quyền của Nga bị phong tỏa, ít nhất là đối với mục đích phi quân sự.
Ông Banga chia sẻ: "Nếu họ quyết định trao cho chúng tôi... tôi có thể quản lý một quỹ kiểu đó. Tôi sẽ cần các biện pháp bảo vệ, tôi cần đảm bảo rằng người của chúng tôi hiểu cách sử dụng quỹ đó". Ông giải thích điều này sẽ bao gồm việc nhất trí với các nước bảo trợ khoản cho vay về quy trình phân bổ vốn cho các dự án.
Nga tuyên bố quyết định của EU tịch thu số tiề.n thu được từ tài sản bị đóng băng của Nga và sử dụng chúng để hỗ trợ quân sự cho Kiev là "hành vi chiếm đoạt tài sản", vi phạm tất cả các quy tắc và chuẩn mực của hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế.
Hôm 23/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng ký sắc lệnh cho phép nước này lấy tài sản của Mỹ, bao gồm cả chứng khoán, để bồi thường tài sản bị Mỹ phong tỏa và tịch thu.
Ngân hàng Thế giới đạt thỏa thuận tài chính mới với Ukraine Ngày 4/11, Thủ tướng Ukraine, ông Denis Shmyhal, cho hay chính phủ nước này đã ký một thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới (WB) về việc phân bổ gần 600 triệu USD. Ông Shmyhal viết trên kênh Telegram: "Ukraine đã ký các thỏa thuận trị giá gần 600 triệu USD với WB như một phần của chương trình mới". Trụ sở Ngân...