EU và Trung Quốc ký kết thỏa thuận đầu tư toàn diện
Hôm 30/12, các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký kết một thỏa thuận đầu tư toàn diện song phương.
Tại hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến vào hôm 30/12, với sự tham dự của Chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, EU và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận đầu tư toàn diện (CAI).
Thủ tướng Đức Angela Merkel – quốc gia nắm giữ vị trí Chủ tịch luân phiên của EU và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cũng tham gia vào các cuộc thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc.
“Chúng tôi mở cửa kinh doanh, gắn bó với nhau, tạo sân chơi bình đẳng và tạo dựng các giá trị”, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết.
EU và Trung Quốc ký kết thỏa thuận đầu tư toàn diện sau 7 năm đàm phán. (Ảnh: AP)
Để có hiệu lực, thỏa thuận đầu tư toàn diện EU – Trung Quốc sẽ cần được Nghị viện châu Âu phê chuẩn và vấn đề nhân quyền có thể là điểm mấu chốt. Vấn đề nhân quyền được xem là nút thắt trong quá trình đàm phán thỏa thuận đầu tư toàn diện giữa hai bên.
Video đang HOT
Theo các số liệu của EU, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của khối sau Mỹ và EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và EU đạt trung bình trên 1 tỷ euro mỗi ngày.
Thỏa thuận được sự “gật đầu” của EU sau khi Trung Quốc cam kết theo đuổi việc phê chuẩn các quy tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế về lao động cưỡng bức.
Hôm 29/12, EU bày tỏ quan ngại về “những hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin, đe dọa và giám sát các nhà báo, cũng như việc giam giữ, xét xử và kết án những người bảo vệ nhân quyền, luật sư và trí thức ở Trung Quốc”.
EU hy vọng thỏa thuận CAI sẽ giúp điều chỉnh sự mất cân bằng trong tiếp cận thị trường và tạo ra cơ hội đầu tư mới – cạnh tranh bình đẳng hơn, cho các công ty châu Âu tại Trung Quốc.
Đây là thỏa thuận được xem là tham vọng nhất mà Trung Quốc từng ký kết, cho phép tiếp cận thêm nhiều lĩnh vực như ô tô điện và xe chạy bằng hybrid, bệnh viện tư nhân, viễn thông và dịch vụ điện toán đám mây.
Tuy nhiên, thỏa thuận này có thể khiến chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden không hài lòng. Mỹ coi Trung Quốc là thách thức và mong muốn cùng EU cũng như các đối tác khác tạo liên mình để đối đầu Bắc Kinh.
Theo EU, thỏa thuận đầu tư toàn diện song phương cũng sẽ mang lại cho khố này mức độ tiếp cận thị trường ở Trung Quốc như Mỹ, khẳng định thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích cho các đối tác thương mại khác bằng cách khiến Trung Quốc cam kết các tiêu chuẩn ứng xử cao hơn.
EU trước đó cho biết thỏa thuận, bao gồm các điều khoản giải quyết tranh chấp, sẽ tăng tính minh bạch của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững trở thành yếu tố then chốt trong quan hệ giữa EU và Trung Quốc.
Thỏa thuận mà EU và Trung Quốc vừa ký kết cũng đề cập đến các quy tắc chống lại việc ép buộc chuyển giao công nghệ. EU cho rằng đây là vấn đề thực tiễn, bởi Chính phủ Trung Quốc thường yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài chia sẻ công nghệ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường.
Trung Quốc, EU đạt được hiệp định đầu tư sau nhiều năm đàm phán
Ngày 30/12, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được trên nguyên tắc một hiệp định đầu tư mang tính lịch sử sau nhiều năm đàm phán.
Ảnh minh họa. Nguồn: Bưu điện Hoa nam Buổi sáng
Tờ Trung Hoa Nhật báo, truyền thông châu Âu ngày 30/12 đồng loạt đăng tải thông tin nói trên.
Theo France24, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen xác nhận EU và Trung Quốc đã đạt được trên nguyên tắc Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI) giữa hai bên sau nhiều năm đàm phán.
Tuyên bố được đưa ra ngay sau khi bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel kết thúc một cuộc hội đàm qua cầu truyền hình với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tham dự hội nghị trực tuyến này các có các nhà lãnh đạo châu Âu Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Trên trang mạng cá nhân Twitter, bà Ursula von der Leyen viết: "hai bên đã hoàn tất các cuộc đàm phán về hiệp định đầu tư". Bà khẳng định hiệp định sẽ mang lại những hoạt động thương mại cân bằng hơn và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn.
EU và Trung Quốc hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định CAI sau 7 năm. Có những thời điểm, tiến trình đàm phán tưởng như đi vào ngõ cụt, nhất là từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền và liên tục gây sức ép đối với các bên đàm phán. Theo hãng tin DW (Đức), kết quả nói trên thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ của cả hai bên.
Hiệp định CAI, được đánh giá sẽ có qui mô nhiều tỷ euro, được mong đợi mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp của Trung Quốc và EU trên một loạt lĩnh vực.
Các công ty tới từ các nước thành viên EU sắp tới sẽ tạo điều kiện tốt hơn để tiếp cận các lĩnh vực như chế tạo, kỹ thuật, ngân hàng, kế toán, bất động sản, viễn thông và tư vấn... Các nhà đàm phán châu Âu đã đạt được một điều kiện quan trọng là các nhà đầu tư của họ sẽ được đối xử "không kém ưu ái hơn" so với các đối thủ Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, nước này sẽ có nghĩa vụ minh bạch hơn trong vấn đề bảo hộ nhà nước dành cho các doanh nghiệp. Trước đó, báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng 30/12 đưa tin Chính phủ Trung Quốc đồng ý đáp ứng các tiêu chuẩn về nhân quyền của Tổ chức Lao động Quốc tế. Một quan chức cấp cao EU được báo chí dẫn lời nói rằng, nếu Bắc Kinh không đáp ứng được các điều khoản của Hiệp đinh, EU có thể đáp trả bằng cách hạn chế Trung Quốc tiếp cận thị trường.
Hiệp định CAI vẫn cần được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn trước khi có thể thành luật vào năm tới.
Trước đó, hôm 24/12, Bộ Thương mại Trung Quốc hối thúc nước này và EU triển khai những nỗ lực chung để đẩy nhanh tiến trình hoàn tất Hiệp định đầu tư song phương. Trả lời trực tuyến câu hỏi của báo giới về tiến triển đàm phán giữa 2 bên, người phát ngôn của bộ trên cho biết, với cam kết mở cửa hơn nữa, Trung Quốc sẽ đàm phán với EU dựa trên nguyên tắc bảo vệ các lợi ích an ninh và phát triển phù hợp với tiến độ riêng của mình. Hai bên sẽ hướng tới một hiệp định đầu tư toàn diện, công bằng và ở trình độ cao. Hiệp định sẽ mang lại nhiều cơ hội và đảm bảo thể chế cho các dự án đầu tư song phương.
Cũng theo người phát ngôn trên, hiệp định không chỉ có lợi cho nỗ lực làm sâu sắc thêm hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và EU, hai nền kinh tế chủ chốt của thế giới, mà còn có tầm quan trọng đặc biệt đối với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Thỏa thuận giữa Anh và EU góp phần bảo đảm ổn định cho người dân và doanh nghiệp Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu (EU), ông Michel Barnier nhận định rằng thỏa thuận thương mại đạt được với Anh góp phần đảm bảo sự ổn định cho người dân và doanh nghiệp của cả hai bên. Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier. Ảnh: THX/TTXVN Trả lời đài phát thanh Franceinfo, ông Barnier khẳng định...