EU ủng hộ giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình
Chủ tịch Manuel Barroso khẳng định lại lập trường của EU ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Chiều 13/10 theo giờ địa phương, tức tối 13/10 theo giờ Hà Nội, tại trụ sở Ủy ban châu Âu (EC) ở Thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Manuel Barroso đã có cuộc hội đàm nhằm trao đổi biện pháp thúc đẩy toàn diện hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn EC và các nước thành viên EU đã hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng thời nhấn mạnh mong muốn hai bên sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vào thời gian sớm nhất; đề nghị EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam vào thời điểm hai bên kết thúc đàm phán.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Manuel Barroso
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí với Chủ tịch Manuel Barroso rằng việc hoàn tất Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ giúp Việt Nam với tư cách một nền kinh tế thị trường hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu.
Thủ tướng nhấn mạnh, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU cùng với Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện là những trụ cột chính trị và kinh tế quan trọng, vững chắc để quan hệ hợp tác Việt Nam-EU ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng và mong đợi của cả hai bên.
Chủ tịch Manuel Barroso khẳng định Ủy ban châu Âu và các nước thành viên EU sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác Việt Nam-EU; nhấn mạnh mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ ASEAN-EU và cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đang định hình.
Tại cuộc Hội đàm, hai bên nhất trí tăng cường tiếp xúc và trao đổi ở các cấp; khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam và EU đầu tư, kinh doanh tại thị trường của nhau; đẩy mạnh quan hệ kinh tế-thương mại và hợp tác phát triển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành như y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường, biến đổi khí hậu…
Hai bên cùng nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Chủ tịch EC khẳng định lại lập trường của EU ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; kêu gọi các bên liên quan không tiến hành các hành động đơn phương gây phương hại cho hòa bình, ổn định ở khu vực; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm đạt được bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Kết thúc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Manuel Barroso đã chứng kiến lễ ký chính thức khoản viện trợ trị giá 400 triệu Euro của EC dành cho Việt Nam giai đoạn 2014-2020.
Ra Tuyên bố giữa Chủ tịch EC và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về định hướng kết thúc đàm phán EVFTA, trong đó nhấn mạnh mong muốn xây dựng một Hiệp định Thương mại tự do hiện đại, toàn diện và cân bằng để giúp hai bên có thể đáp ứng các thách thức về kinh tế hiện nay và trong tương lai.
Theo Khampha
Nga cáo buộc Ukraine tấn công làm 2 binh sĩ Nga thiệt mạng
Khu vực biên giới Ukraine - Nga tiếp tục nóng lên sau khi Moscow cáo buộc lực lượng quân sự Ukraine tấn công làm 2 binh sĩ Nga thiệt mạng.
Người dân mất nhà cửa do chiến sự phải trú tạm trong trại sơ tán ở Donetsk Ảnh: Reuters
RIA-Novosti hôm qua dẫn lời phát ngôn viên Ủy ban Điều tra Nga Vladimir Markine cho biết: "Theo kết quả điều tra, một số người thuộc quân đội Ukraine đã tấn công đồn quan sát ở làng Derkul thuộc vùng Rostov on Don (phía tây Nga, giáp với Ukraine - NV)". Vụ tấn công đã làm 2 binh sĩ Nga bị thương nặng và tử vong sau đó. Diễn biến mới nhất làm tình hình ở khu vực biên giới giữa 2 nước càng thêm căng thẳng. AFP ngày 16.7 dẫn lời cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Mikhailo Koval nhận định nước này đang đối mặt với "một cuộc tấn công quy mô" từ Nga. Trước đó, NATO ước tính Nga đã cho tăng cường từ 10.000 - 12.000 binh sĩ trở lại vùng lãnh thổ giáp với Ukraine. Vào giữa tháng 6, Moscow đã cho rút phần lớn lực lượng và chỉ còn giữ lại dưới 1.000 binh sĩ tại đây. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) mới đây ra thông cáo cho biết đang xem xét dùng máy bay không người lái để giám sát khu vực biên giới 2 nước.
Trong khi đó, trả lời kênh truyền hình Rossia 24, đại diện lực lượng chống đối ở tỉnh Donetsk Ravil Khalikov cáo buộc: "Chúng tôi có thể chắc chắn đến 99% rằng quân đội chính phủ đã dùng vũ khí hóa học trong chiến dịch quân sự ở miền đông và đông nam Ukraine. Chúng tôi đã tổ chức khảo sát hiện trường, lấy mẫu thử cùng nhiều bằng chứng khác để gửi qua Nga. Những biểu hiện lâm sàng của nhiều nạn nhân cũng chứng tỏ họ bị ngộ độc vũ khí hóa học". Bên cạnh đó, RIA-Novosti hôm qua dẫn lời lãnh đạo lực lượng thân Nga tại thành phố Gorlovka (tỉnh Donetsk) cho biết chuẩn bị trình lên LHQ nhiều mảnh vỡ của bom chùm từng được quân đội Ukraine sử dụng tại đây.
Trong một diễn biến liên quan, hôm qua các lãnh đạo EU đã tham dự hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Brussels của Bỉ. Theo AFP, để khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine, nhiều khả năng EU sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga, cụ thể là tạm ngưng các dự án tại Nga của Ngân hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Xây dựng - Phát triển châu Âu. Kiev cũng đang xem xét cắt đứt quan hệ ngoại giao với Moscow, theo RIA-Novosti.
Theo TNO
Thủ đô Brussels chấn động vì vụ nổ súng, 3 người chết Một người đàn ông đã nổ súng vào một bảo tàng Do Thái ở thủ đô Brussels của Bỉ hôm qua, làm 3 người chết và một người khác bị thương nặng, trước khi chạy trốn khỏi hiện trường. Các nhân viên pháp y khám xét hiện trường. Các nguồn tin báo chí địa phương cho biết tay súng đi ô tô tới...