EU tung đòn cấm vận thứ hai lên Myanmar
Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định cấm vận 10 quan chức và 2 tập đoàn Myanmar vì cuộc chính biến và việc trấn áp người biểu tình sau đó.
Cảnh sát Myanmar đến một địa điểm có người biểu tình tại Yangon . Ảnh AFP
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 19.4 thông báo EU đã quyết định cấm vận 10 quan chức Myanmar, đa phần thuộc Hội đồng hành chính nhà nước.
Hai tập đoàn có liên hệ với quân đội Myanmar gồm Tập đoàn kinh tế Myanmar (MEC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Cổ phần kinh tế Myanmar (MEHL) cũng bị cấm vận.
Các cá nhân và tổ chức bị cấm vận sẽ bị đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh. Lệnh cấm vận có hiệu lực khi thông báo được đăng trên cổng thông tin chính thức của EU.
Quyết định được thông báo sau cuộc họp giữa ngoại trưởng các nước EU ngày 19.4. Ngoại trưởng Maas cáo buộc chính quyền quân sự Myanmar vẫn tiếp tục hành động bạo lực và đẩy đất nước vào ngõ cụt.
Phe phản đối quân đội Myanmar thành lập ‘chính phủ thống nhất’
Trước đó, EU đã cấm vận Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing cùng 10 quan chức cấp cao sau cuộc chính biến hồi tháng 2. Cao ủy EU phụ trách chính sách đối ngoại Josep Borrell mới đây tuyên bố sẽ gia tăng hợp tác, ưu đãi kinh tế cho Myanmar nếu nước này khôi phục nền dân chủ.
Theo Reuters, bạo lực từ sau chính biến đã làm hơn 700 người thiệt mạng trong khi hơn 3.000 người bị bắt trong các đợt trấn áp trên cả nước.
Phe đối lập Myanmar thành lập "chính phủ" mới, tính xây quân đội riêng
Các nhóm và lực lượng phản đối chính phủ quân sự Myanmar đã tuyên bố thành lập "chính phủ thống nhất" và tính việc thành lập quân đội riêng.
Một cuộc biểu tình ở Yangon hồi tháng trước nhằm phản đối đảo chính (Ảnh: Reuters).
Reuters đưa tin, các nhóm đối lập quân đội Myanmar ngày 16/4 đã tuyên bố lập nên "chính phủ thống nhất quốc gia" với nòng cốt là các nghị sĩ bị lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 1/2, lãnh đạo phe biểu tình phản đối chính biến và các nhóm dân tộc thiểu số.
"Xin hãy chào đón chính phủ của nhân dân", nhà hoạt động dân chủ Min Ko Naing phát biểu trong thông báo thành lập "chính phủ thống nhất" mới, nhấn mạnh ý chí của người dân là ưu tiên của tổ chức này.
Một trong những mục tiêu của "chính phủ thống nhất" là giành được sự ủng hộ và thừa nhận từ cộng đồng quốc tế. Người phụ trách hoạt động hợp tác quốc tế của "chính phủ thống nhất", một tiến sĩ có tên là Sasa, tuyên bố rằng: "Chúng tôi là những lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ".
"Chính phủ thống nhất" đã công bố danh sách những người nắm giữ chức vụ bao gồm các thành viên dân tộc thiểu số và các nhà lãnh đạo biểu tình, khẳng định sự thống nhất về mục đích giữa phong trào ủng hộ dân chủ và các cộng đồng thiểu số đòi quyền tự trị trong nhiều năm qua.
Các lãnh đạo của "chính phủ" thống nhất cho biết họ dự tính thành lập lực lượng quân đội liên bang và đang trong quá trình bàn bạc với các lực lượng dân tộc thiểu số.
Sau khi chính quyền dân cử bị mất quyền điều hành đất nước hơn 2 tháng trước, Myanmar đã lâm vào tình trạng hỗn loạn khi phong trào biểu tình và đình công rầm rộ khắp cả nước nhằm phản đối quân đội. Quân đội Myanmar viện dẫn cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 để thực hiện việc đảo chính.
Quân đội Myanmar thời gian qua đã chịu nhiều áp lực từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt từ lệnh trừng phạt của chính phủ các nước phương Tây.
Trong khi các chính trị gia tuyên bố thành lập "chính phủ thống nhất", người biểu tình Myanmar hôm nay thực hiện "đình công trong im lặng", như ở tại nhà, để tưởng nhớ hơn 700 người đã thiệt mạng trong phong trào biểu tình hơn 2 tháng qua hoặc mặc đồ đen xuống đường tuần hành theo những nhóm nhỏ.
Lực lượng an ninh Myanmar bị tố nổ súng vào nhân viên y tế Lực lượng an ninh Myanar bị cáo buộc nổ súng vào cuộc biểu tình của các nhân viên y tế ở Mandalay, khiến một người chết và nhiều người bị thương. Các nhân viên y tế, bao gồm một số người đi đầu trong chiến dịch chống đảo chính, hôm nay đã tập trung ở thành phố Mandalay để biểu tình chống chính...