EU từ chối thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp
Sau khi các nước G7 tuyên bố không chấp nhận thanh toán khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng đồng rúp, Liên minh châu Âu (EU) cũng đưa ra thông báo tương tự.
Hôm 29/3, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, các quốc gia thành viên EU sẽ không thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp, bác bỏ thời hạn chuyển đổi cơ chế thanh toán vào ngày 31/3 của Moscow. Thông báo này được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết, nhóm G7 từ chối thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp.
EU sẽ không thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Ảnh minh họa: AFP
Trước đó, ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu các quốc gia không thân thiện, vốn đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow, phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp.
Tổng thống Putin đã ủy quyền các quan chức chính phủ, Ngân hàng Trung ương Nga và ngân hàng Gazprombank thực hiện các bước cần thiết để chuyển tất cả các khoản thanh toán khí đốt tự nhiên của Nga từ các quốc gia không thân thiện sang đồng rúp bắt đầu từ ngày 31/3.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 29/3 cho biết, Nga sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí cho thị trường châu Âu, và đồng euro và USD sẽ không được chấp nhận kể từ ngày 31/3.
Nga đã chỉ ra rằng quy tắc chuyển đổi tiền tệ mới sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia đang tiến hành cuộc chiến kinh tế chống lại Nga bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt và đóng băng dự trữ ngoại tệ của nước này. Những nước này có thể là Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản, EU và một số nước khác./
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 29/3: Ukraine dốc sức giành lại lãnh thổ trước cuộc đàm phán mới với Nga
Quân đội Ukraine tuyên bố, họ vừa chiếm lại một vùng ngoại ô Kiev và một thị trấn chiến lược ở phía đông từ tay các lực lượng Nga khi các nhà đàm phán bắt đầu tổ chức một vòng đàm phán mới hôm nay thứ Ba 29/3 nhằm ngăn chặn giao tranh.
Ukraine đang dốc sức chiếm lại lãnh thổ trước cuộc đàm phán mới với Nga. Ảnh Reuters.
Video đang HOT
Mariupol nằm trong tay người Nga
Các lực lượng Nga đã củng cố quyền kiểm soát xung quanh thành phố cảng phía đông nam Mariupol, với các hành lang sơ tán phần lớn thuộc quyền kiểm soát của họ, theo thị trưởng thành phố.
NÓNG: Lãnh đạo ly khai Ukraine tuyên bố tổ chức trưng cầu dân ý để gia nhập Nga trong tương lai gần
Các cuộc oanh tạc kéo dài nhiều tuần đã tàn phá thành phố. Những người ở lại đang sống mà không có nhiệt, điện hoặc nước. "Chúng tôi đang ở trong tay của những người chiếm đóng," thị trưởng Mariupol thừa nhận hôm thứ Hai, kêu gọi sơ tán hoàn toàn người dân.
Mariupol là nơi đóng đại bản doanh của Tiểu đoàn Azov, đơn vị cực hữu thuộc quân đội Ukraine. Nga từ lâu cáo buộc chính các quân nhân Azov không cho người dân sơ tán để giữ họ lại làm lá chắn sống trong thành phố.
Trên một kênh Telegram thân Nga, đã xuất hiện các video cho thấy thành phố Melitopol cũng không còn là một phần của Ukraine nữa. Melitopol ở phía nam Ukraine, nằm giữa Mariupol và Kherson. Thành phố bị Nga chiếm đóng ngay từ những ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự.
Trong video có hình ảnh lính Nga viết lên lá cờ Ukraine: "Từ Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Vệ binh Quốc gia, du kích nhân dân...". Lá cờ sau đó được đưa tới bưu điện và được cho là sẽ tới tay Tổng thống Ukraine Zelensky.
Chính quyền do Nga lập nên ở Melitopol đang nỗ lực đưa cuộc sống bình thường trở lại đây, trong đó có việc mở lại trường học, cấp lại điện cho một căn cứ không quân Ukraine bị chiếm giữ gần đó.
Ukraine giành lại quyền kiểm soát Irpin và một vài nơi khác
Trước thềm cuộc hội đàm hòa bình Nga-Ukraine sẽ được tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Thị trưởng Irpin, một vùng ngoại ô phía tây bắc Kiev, nơi diễn ra một số cuộc giao tranh khốc liệt nhất gần thủ đô tuyên bố rằng, thị trấn đã được "giải phóng" khỏi quân đội Nga, hãng tin Stuff của New Zealandcho biết.
Chiến sự ở Irpin thu hút sự chú ý rộng rãi của cộng đồng quốc tế sau khi những bức ảnh được lan truyền chóng mặt trên mạng về 3 mẹ con thiệt mạng thương tâm do pháo kích khi họ cố gắng chạy trốn khỏi xung đột.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết, Washington tin rằng người Ukraine đã chiếm lại thị trấn chiến lược Trostyanets, phía nam Sumy, ở phía đông Ukraine.
Quan chức Mỹ giấu tên vì không được phép công khai thảo luận về các đánh giá tình báo của Mỹ. Vị quan chức cho biết các lực lượng Nga phần lớn vẫn đang bám trụ các vị trí phòng thủ gần thủ đô Kiev và không đạt được nhiều tiến bộ ở những nơi khác bên trong Ukraine.
Quan chức này cũng nói rằng dường như Nga đang giảm bớt các hoạt động trên bộ gần Kiev và tập trung nhiều hơn vào Donbass, khu vực chủ yếu nói tiếng Nga, nơi nằm dưới sự kiểm soát của các chiến binh ly khai được Moscow hậu thuẫn.
Quân đội Ukraine cũng nói rằng các đơn vị nước này tiếp tục ngăn cản lực lượng Nga giành quyền kiểm soát những tuyến cao tốc và khu dân cư quan trọng ở thủ đô Kiev, đồng thời đẩy lùi 5 đợt tấn công của lực lượng Nga ở Donetsk và Lugansk.
Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine cho hay, hai nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn thuộc Sư đoàn đổ bộ đường không số 106 của Nga đã phải rút khỏi ngoại ô Kiev sau khi hứng chịu nhiều tổn thất.
Giới chức Ukraine cũng tin rằng, Nga đang chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander tới đông nam Belarus, đồng thời tiếp tục điều động các đơn vị bổ sung từ Hạm đội Thái Bình Dương và Quân khu miền Tây.
Trong những ngày gần đây, quân đội Ukraine đã đẩy lùi quân Nga trên một số mặt trận. Tại thành phố Makariv, gần một đường cao tốc chiến lược phía tây thủ đô, các phóng viên của Associated Press (AP) đã nhìn thấy đống đổ nát của một bệ phóng tên lửa của Nga, một chiếc xe tải Nga bị đốt cháy, thi thể của binh sĩ Nga và một chiếc xe tăng Ukraine bị phá hủy sau cuộc giao tranh dữ dội ở đây.
Tại ngôi làng Yasnohorodka gần đó, AP chứng kiến các vị trí phòng thủ bị binh sĩ Ukraine bỏ lại khi họ di chuyển xa hơn về phía tây, nhưng không có dấu hiệu của các lực lượng Nga.
Cuối tuần trước, khi lực lượng Nga sa lầy ở nhiều nơi trên đất nước, Điện Kremlin dường như đã thu hẹp quy mô mục tiêu của mình, bằng tuyên bố rằng mục tiêu chính của họ là giành quyền kiểm soát Donbass.
Chiến sự Nga - Ukraine ngày 28/3. Ảnh: Al-Jazeera. Thực hiện: Hữu Anh.
Các nhà phân tích và các quan chức phương Tây cho rằng, động thái trên của Nga gợi ý đến một chiến lược rút lui có thể cứu vãn thể diện cho Điện Kremlin, nhưng nó cũng làm dấy lên lo ngại của người Ukraine rằng Nga có ý định chia đôi đất nước và buộc nước này phải từ bỏ lãnh thổ của mình.
Bộ Quốc phòng Anh công bố báo cáo tình báo cho biết lực lượng Nga vẫn đối mặt với tình trạng thiếu hụt hậu cần, khiến họ không tạo được "thay đổi đáng kể nào" trên chiến trường trong 24 giờ qua. Tuy nhiên, Nga đã cô lập thành công Ukraine khỏi hoạt động thương mại hàng hải thế giới khi kiểm soát được các khu vực duyên hải ở miền nam nước này.
Trước đó, quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, người Nga không còn kiểm soát hoàn toàn Kherson, thành phố lớn đầu tiên rơi vào tay lực lượng Nga. Tuy nhiên, Điện Kremlin phủ nhận họ đã mất toàn quyền kiểm soát thành phố phía nam Ukraine.
Trong thứ Hai 28/3, Nga đã tấn công một kho dầu ở vùng Rivne, miền tây Ukraine bằng tên lửa, thống đốc vùng này cho biết. Đây là cuộc tấn công thứ 2 vào các cơ sở dầu khí của Ukraine ở khu vực gần biên giới Ba Lan.
Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày thông báo họ cũng thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr phóng từ tàu chiến, nhằm vào các khu vực Ushomyr và Veselovka ở tỉnh miền bắc Zhytomyr, phá hủy kho đạn dược lớn tại đây.
Từ lâu, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ mọi hy vọng gia nhập NATO, vốn bị Moscow coi là một mối đe dọa. Về phần mình, khi xung đột với Nga bước sang ngày thứ 33, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, đất nước của ông đã sẵn sàng tuyên bố trung lập như Moscow yêu cầu, và sẵn sàng thỏa hiệp về số phận của Donbass, khu vực đang tranh chấp ở phía Đông của đất nước.
Tổng thống Zelensky cũng nhấn mạnh rằng, Ukraine cần được đảm bảo an ninh trong khuôn khổ của bất kỳ thỏa thuận nào.
Phân bổ sơ đồ người tị nạn từ Ukraine sang Châu Âu. Ảnh: Al-Jazeera. Thực hiện: Hữu Anh.
Trừng phạt Nga: Putin ra 'tối hậu thư' cho Phương Tây Tổng thống Vladimir Putin trông đợi báo cáo từ Nội các, Ngân hàng Trung ương và Gazprom về việc thực hiện chỉ thị chuyển đổi tiền tệ khi thanh toán khí đốt cho "các quốc gia không thân thiện" hạn chót vào ngày 31/3, Điện Kremlin cho hay. Tổng thống Nga Putin. Ảnh DW Thông cáo báo chí của Điện Kremlin cho biết:...