EU trừng phạt các lãnh đạo tình báo Nga
Liên minh châu Âu (EU) ngày 26/7 đã công bố mở rộng lệnh trừng phạt đối với Nga, lần này là nhằm vào lãnh đạo các cơ quan tình báo, vì vai trò của của Mátxcơva trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Giám đốc cơ quan an ninh Nga FSB Alexander Bortnikov (trái) và giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Mikhail Fradkov có tên trong danh sách trừng phạt mới của EU.
Giám đốc cơ quan an ninh Nga FSB Alexander Bortnikov và người đứng đầu Cơ quan tình báo đối ngoại Mikhail Fradkov có tên trong danh sách 15 cá nhân và 18 thực thể bị đóng băng tài sản và cấm vận thị thực.
Tổng thống Chechnya Ramzan Kadyrov cũng có tên trong danh sách.
Trong số các thực thể bị đưa vào danh sách có vài công ty đặt trụ sở ở Crimea, bán đảo mà Nga đã sáp nhập hồi tháng 3 vừa rồi.
Video đang HOT
Như vậy, cho tới nay EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 87 cá nhân và 20 tổ chức của Nga, tất cả đều có liên quan trực tiếp đối với tình hình bất ổn ở đông Ukraine.
Từ tuần tới, 28 quốc gia thành viên của EU dự kiến sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga, trong các lĩnh vực như tiếp cận các thị trường tài chính, mua bán vũ khí, công nghệ năng lượng và công nghệ sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự.
EU vốn không muốn thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga mà Mỹ luôn thúc giục. Tuy nhiên, sau vụ rơi máy bay Malaysia ở miền đông Ukraine mà lực lượng ly khai thân Nga được cho là thủ phạm, EU đã có những thay đổi rõ ràng về suy nghĩ, mặc dù vẫn còn nhiều bất đồng giữa các quốc gia thành viên trong khối.
Theo Dantri
Thủ tướng Đức cảnh báo về đổ vỡ niềm tin với Mỹ sau vụ gián điệp
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bảy tỏ sự lo ngại về khả năng đổ vỡ niềm tin giữa Đức và Mỹ, trong bối cảnh những tranh cãi quanh bê bối gián điệp khiến người đứng đầu của CIA tại Berlin bị trục xuất về nước.
Chính phủ của thủ tướng Merkel đã có phản ứng mạnh bất ngờ trong bê bối do thám
Phát biểu trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình Đức ZDF, bà Merkel khẳng định: "Điều chúng ta cần phải luôn ghi nhớ khi làm việc cùng nhau đó là liệu một người ở phía bên kia bàn làm việc có thể cùng lúc làm việc cho một người khác không. Việc này với tôi không phải mối quan hệ đáng tin cậy".
"Hiện chắc chắn chúng ta đang có những quan điểm khác nhau và chúng ta cần phải đối thoại", vị nữ thủ tướng nói, và cho biết thêm bà đã "hy vọng một cách tự nhiên rằng sẽ có thay đổi" trong cách ứng xử của Washingotn.
Hôm thứ Sáu, chính quyền Mỹ đã phần nào hé lộ sự không hài lòng với Đức trong việc giải quyết bê bối gián điệp, sau khi người đứng đầu CIA tại Berlin bị trục xuất.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest, người trước đây từng từ chối cung cấp chi tiết về bê bối với lý do đây là vấn đề tình báo, đã hé lộ phần nào suy nghĩ của phía Mỹ.
"Các đồng minh với các cơ quan tình báo phức tạp như của Mỹ và Đức hiểu rằng ở mức độ nào đó, đây chính là những gì thường đi kèm mối quan hệ và các hoạt động tình báo. Mọi sự khác biệt mà chúng tôi có sẽ được giải quyết hiểu quả nhất thông qua các kênh đối thoại kín đã được thiết lập, không phải qua báo giới".
Một số quan chức Mỹ đã tỏ ra giận dữ trước phản ứng cứng rắn của Đức, sau khi có thông tin 2 nhân viên chính phủ nước này làm việc cho CIA, và phản ứng rất công khai sau đó của Berlin bằng cách trục xuất người đứng đầu CIA tại nước này. Bởi xưa nay, việc Đức bày tỏ giận dữ trước các đồng minh được xem là chuyện bất thường.
Dù vậy, vụ bê bối nêu trên, cộng với thông tin Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi điện thoại di động của bà Merkel, đã khiến vị nữ thủ tướng chịu áp lực chính trị phải phản ứng.
"Chúng ta không còn sống trong kỷ nguyên Chiến tranh lạnh, khi mọi người đều đáng ngờ. Tôi nghĩ rằng các cơ quan tình báo trong thế kỷ 21 nên tập trung vào các vấn đề hệ trọng. Chúng tôi vẫn làm việc rất chặt chẽ với người Mỹ và tôi hy vọng việc đó còn tiếp tục", bà Merkel nói.
Dù vậy, bà cũng tái khẳng định rằng vụ bê bối gián điệp sẽ không gây tổn hại cho các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương giữa Berlin và Washington.
Còn ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier phản ứng trước vụ bê bối với tuyên bố, ông muốn hồi sinh quan hệ đối tác với Washington, trên cơ sở "tin cậy và tôn trọng lẫn nhau".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Bà Merkel tới Trung Quốc, lo ngại về tình báo Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua đã tới Thành Đô trong chuyến thăm Trung Quốc ba ngày. Ngay trước thềm chuyến thăm, người đứng đầu Cơ quan tình báo nội địa Đức BfV Hans-Georg Maasen đã đưa ra lời cảnh báo các công ty của Đức đang đối mặt với nguy cơ ngày càng tăng từ tình báo công nghiệp của Trung...