EU triển khai tàu quân sự hộ tống tàu chở dầu bị tấn công ở Biển Đỏ
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hy Lạp cho biết tàu chở dầu Sounion treo cờ Hy Lạp đang được tàu kéo Aigaion Pelagos lai dắt dần về phía Bắc, với sự hộ tống của các tàu quân sự.
(Nguồn: Associated Press)
Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hy Lạp, hoạt động lai dắt tàu chở dầu bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công vào tháng 8/2024 đã bắt đầu được triển khai từ ngày 14/9.
Nguồn tin trên cho biết tàu chở dầu Sounion treo cờ Hy Lạp đang được tàu kéo Aigaion Pelagos lai dắt dần về phía Bắc, với sự hộ tống của các tàu quân sự.
Hệ thống radar của các tàu đều được tắt vì lý do an ninh.
Video đang HOT
Tàu Sounion đã bị lực lượng Houthi tấn công bằng tên lửa ở ngoài khơi bờ biển Hodeida vào ngày 21/8 khi đang vận chuyển 150.000 tấn dầu thô.
Vụ tấn công đe dọa gây ra một thảm họa môi trường nghiêm trọng ở khu vực Biển Đỏ.
Aspides, phái bộ hải quân Biển Đỏ của Liên minh châu Âu (EU), trước đó cho hay hoạt động cứu hộ tàu Sounion là cần thiết để ngăn chặn một thảm họa môi trường tiềm tàng trong khu vực.
Sự cố đối với tàu Sounion đe dọa gây ra sự cố tràn dầu ở Biển Đỏ có quy mô gấp 4 lần thảm họa tràn dầu Exxon Valdez vào năm 1989 ở ngoài khơi Alaska.
Thủy thủ đoàn của tàu Sounion, gồm 23 người Philippines và 2 người Nga, đã được một tàu khu trục nhỏ của Pháp phục vụ trong phái bộ hải quân Biển Đỏ của EU giải cứu một ngày sau vụ tấn công.
Phái bộ hải quân Biển Đỏ của EU được thành lập vào tháng 2/2024 để bảo vệ các tàu thương mại ở Biển Đỏ trước các cuộc tấn công của Houthi.
Kể từ tháng 11/2023, Houthi đã đánh chìm 2 tàu làm khiến ít nhất 4 thuyền viên thiệt mạng./.
Mỹ và đồng minh thất bại trong ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ
Mặc dù Mỹ và EU đã thành lập liên minh hải quân để ngăn chặn, nhưng các cuộc tấn công từ lực lượng Houthi vẫn tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng, đặt ra câu hỏi về hiệu quả và chiến lược của các chiến dịch quân sự này.
Lửa bốc cháy dữ dội trên tàu chở dầu Sounion ở Biển Đỏ, sau khi bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo tờ The National News (UAE) ngày 5/9, trong suốt 10 tháng qua, các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tuyến đường vận chuyển quốc tế quan trọng, nơi trung chuyển khoảng 1.000 tỷ USD hàng hóa mỗi năm. Mặc dù hai liên minh hải quân do Mỹ và EU dẫn đầu đã nỗ lực duy trì an ninh, nhưng họ vẫn chưa thể ngăn chặn hoàn toàn các cuộc tấn công từ lực lượng này, gây ra nhiều tranh cãi về hiệu quả của các chiến dịch.
Hai lực lượng hải quân quốc tế hiện diện ở Biển Đỏ có nhiệm vụ khác nhau: một lực lượng do EU dẫn đầu nhằm ngăn chặn tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV) của Houthi tấn công tàu thuyền, trong khi lực lượng còn lại do Mỹ và Anh chỉ huy tập trung tấn công các vị trí của Houthi.
Tuy nhiên, theo Salvatore Mercogliano, chuyên gia về vận tải quân sự và thương mại tại Đại học Campbell, Bắc Carolina, những nỗ lực này vẫn chưa đủ mạnh mẽ để đạt được kết quả mong muốn.
Chuyên gia Mercogliano chỉ ra rằng, mặc dù Houthi có thể mất các hệ thống tên lửa và UAV trong các cuộc không kích, nhưng Iran vẫn có thể tiếp tế cho họ thông qua các tàu dân sự nhỏ. Những con tàu này thường xuyên vận chuyển động cơ tên lửa và hệ thống dẫn đường vào các vịnh đá hẻo lánh dọc bờ biển Yemen, khiến việc ngăn chặn chúng trở thành một thách thức lớn. Mặc dù một số tàu đã bị chặn lại, nhưng để ngăn chặn hoàn toàn quá trình tiếp tế vẫn cần một cam kết hải quân đáng kể, gây thêm áp lực cho hải quân Mỹ vốn đã phải trải qua nhiều đợt triển khai ở Thái Bình Dương.
Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi tàu chở dầu MV Sounion bị tên lửa Houthi tấn công, dẫn đến việc con tàu chở nửa triệu thùng dầu này bị chìm ở Biển Đỏ. Các đội cứu hộ từ phái bộ hải quân EU không thể tiếp cận do xung đột đang diễn ra, làm dấy lên những lo ngại về an toàn và hiệu quả của các nỗ lực quốc tế trong khu vực. Các cuộc tấn công khác vào tàu thuyền liên tục diễn ra sau sự cố này, khiến vấn đề càng trở nên phức tạp.
Thêm vào đó, chiến dịch phong tỏa Biển Đỏ của Houthi đã cắt giảm hơn 60% lượng hàng hóa vận chuyển qua tuyến đường này, gây tổn thất tài chính lớn cho các quốc gia trong khu vực, bao gồm Ai Cập và Israel. Theo báo cáo của hãng vận tải Maersk, chi phí thương mại hàng hải tăng cao và doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, gây ra hàng tỷ USD thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Dù Mỹ và đồng minh đã tiến hành nhiều cuộc không kích nhắm vào nơi ẩn náu và kho vũ khí của Houthi, nhưng chiến dịch này không đủ để làm suy yếu khả năng tấn công của lực lượng này. CENTCOM, trụ sở quân sự Mỹ tại Trung Đông, mô tả các hoạt động này là hành động "tự vệ" hơn là một chiến dịch kéo dài, và Mỹ đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ cả trong và ngoài nước về khi mềm yếu trong việc đối phó với mối đe dọa từ Houthi.
Craig Picken, chuyên gia hàng không và cựu phi công hải quân Mỹ, cho rằng tình thế tiến thoái lưỡng nan này đặt ra câu hỏi về cam kết quân sự của Mỹ trong khu vực. Ông nhấn mạnh rằng không chỉ Mỹ mà các quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc, cũng cần phải tham gia bảo vệ các tuyến đường vận chuyển quốc tế. Dù Trung Quốc đã hộ tống một số tàu qua Biển Đỏ, Houthi vẫn tiếp tục là mối đe dọa không dễ dàng bị đẩy lùi.
Lực lượng Houthi tại Yemen nhất trí ngừng bắn tạm thời Theo thông báo của phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ), lực lượng Houthi tại Yemen đã nhất trí ngừng bắn tạm thời để cho phép tàu kéo và tàu cứu hộ tiếp cận tàu chở dầu Sounion, treo cờ Hy Lạp, đang bị thiệt hại nghiêm trọng trên Biển Đỏ. Tàu chở dầu Sounion bị tấn công trên Biển Đỏ. Ảnh...