Bị phương Tây trừng phạt vì liên quan đến Nga, Iran nói sao?
Iran bác bỏ thông tin nước này chuyển giao tên lửa đạn đạo cho Nga, đồng thời chỉ trích việc Mỹ, Anh, Pháp và Đức ban bố các biện pháp trừng phạt chống Tehran.
Tên lửa Fath-360 của Iran khai hỏa trong thử nghiệm. Ảnh: Forbes
Thông tấn Iran IRNA ngày 15/9 dẫn lời Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi khẳng định các biện pháp trừng phạt mà Mỹ cùng 3 nước châu Âu là Anh, Pháp và Đức ban bố chống lại Tehran với cáo buộc Iran chuyển giao tên lửa đạn đạo để Nga sử dụng ở Ukraine là “các công cụ thất bại”.
Theo Ngoại trưởng Iran, Tehran trên thực tế chưa chuyển giao bất cứ tên lửa đạn đạo nào cho Nga. Ông Araqchi nhấn mạnh các lệnh cấm vận mới của phương Tây sẽ không giúp giải quyết vấn đề.
“Iran vẫn tiếp tục con đường riêng của mình dựa trên sức mạnh. Chúng tôi luôn sẵn sàng đàm phán với các bên để giải quyết bất đồng, nhưng đối thoại phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, không phải trên cơ sở đ.e dọ.a và gây sức ép”, ông Araqchi phát biểu.
Hôm 10/9, Anh, Pháp và Đức đã công bố lệnh trừng phạt mới nhằm vào ngành vận tải hàng không của Iran vì cho rằng Tehran chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine. Hai ngày sau, Bộ Ngoại giao Iran đã triệu các phái viên Anh, Pháp và Đức tại Iran tới để phản ứng “với các lệnh trừng phạt và phát ngôn không mang tính xây dựng của các bên ở châu Âu”.
Iran nhiều lần bị phương Tây cáo buộc chuyển giao vũ khí cho Nga. Truyền thông Mỹ- Anh gần đây nói rằng, 200 tên lửa đạn đạo Fath-360 của Iran đã được chuyển đến Nga qua Biển Caspi vào ngày 4/9 và chuyên gia Iran dự kiến sẽ đào tạo cách sử dụng tên lửa ở vùng Astrakhan của Nga.
Video đang HOT
Đáp lại thông tin trên, Bộ Ngoại giao Iran ra thông cáo nêu rõ “lập trường của Iran trong cuộc xung đột ở Ukraine không thay đổi” và rằng Tehran lo ngại “việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho các bên xung đột sẽ gây thương vong cho dân thường, phá hủy cơ sở hạ tầng và ngăn cản đàm phán ngừng bắ.n”.
Xuất hiện ảnh vệ tinh chụp tàu Nga nghi chở tên lửa Iran ở cảng Biển Caspi
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một tàu chở hàng của Nga bị nghi vận chuyển tên lửa đạn đạo Iran đang đậu ở cảng trên Biển Caspi cách đây một tuần.
Theo kênh CNN ngày 11/9, hình ảnh vệ tinh chụp con tàu chở hàng này do công ty Maxar Technologies cung cấp.
Con tàu mang tên Port Olya 3, được Maxar Technologies xác định qua hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 4/9 tại cảng Olya ở Astrakhan. Theo dữ liệu theo dõi tàu, con tàu này trước đó đã có mặt tại cảng Amirabad của Iran vào ngày 29/8 và đã tắt thiết bị phát tín hiệu sau đó.
Ngày 10/9, Bộ Tài chính Mỹ đã đán.h giá rằng Bộ Quốc phòng Nga đã sử dụng tàu Port Olya-3 để vận chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Iran về Nga.
"Tính đến đầu tháng 9/2024, Nga đã nhận được lô tên lửa đạn đạo tầm ngắn (CBRM) đầu tiên từ Iran", Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố khi công bố các biện pháp trừng phạt tàu Port Olya 3 cùng với các tàu khác và một số cá nhân Iran.
Cuối tuần qua, CNN đưa tin rằng Iran đã chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga để sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và đán.h giá đây là một bước cho thấy Iran tăng cường hỗ trợ Nga đáng kể.
Mối quan hệ quân sự giữa Iran và Nga đã ngày càng khăng khít kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022. Iran đã cung cấp hàng nghìn thiết bị bay không người lái cho Nga và theo các quan chức Mỹ, Iran đã xây dựng một nhà máy sản xuất thiết bị bay không người lái tại Nga.
Hình ảnh vệ tinh chụp tàu Port Olya-3 xuất hiện một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại London (Anh), nói rằng Mỹ tin quân đội Nga đã nhận các tên lửa đạn đạo Fatah-360 của Iran và có thể sẽ sử dụng trong vài tuần tới tại Ukraine.
Tên lửa Fateh-360 có tầm bắ.n lên đến 120 km và có thể mang một đầu đạn nặng 150 kg. Mặc dù đầu đạn này nhẹ hơn so với nhiều loại bom của Nga, nhưng sẽ hữu ích khi tấ.n côn.g các vị trí tiề.n tuyến của Ukraine từ khoảng cách đáng kể và vì là tên lửa đạn đạo, nên khó bị đán.h chặn hơn nhiều.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) đán.h giá: "Lực lượng Nga sẽ có khả năng sử dụng các tên lửa do Iran cung cấp để tấ.n côn.g cơ sở hạ tầng năng lượng, quân sự và dân sự của Ukraine trong những tháng tới".
Bộ Ngoại giao Ukraine đã triệu tập Đại biện lâm thời Iran, ông Shahriar Amouzegar, trong tuần này sau khi có các thông tin về việc Iran gửi tên lửa đạn đạo cho Nga. Ông Amouzegar đã bị cảnh báo rằng quan hệ Iran - Ukraine sẽ chịu hậu quả tàn khốc và không thể khắc nếu các thông tin là đúng sự thật.
Bộ Ngoại giao Anh ngày 11/9 cũng đã triệu Đại biện lâm thời Iran về việc chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh nêu rõ: "Chính phủ Anh đã nêu rõ rằng bất kỳ hoạt động chuyển tên lửa đạn đạo nào cho Nga đều sẽ bị coi là hành động leo thang nguy hiểm và sẽ phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ".
Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi phủ nhận rằng nước này đã cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga. Ông đăng trên X: "Một lần nữa, Mỹ và ba nước Anh, Pháp, Đức hành động dựa trên thông tin tình báo sai lầm và logic thiếu sót, Iran KHÔNG chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga".
Điện Kremlin ngày 11/9 cũng đã bác bỏ báo buộc cho rằng Iran chuyển tên lửa cho Nga, đồng thời nhấn mạnh những tuyên bố về nhiều vụ chuyển giao vũ khí khác nhau đều là vô căn cứ.
Viện ISW từng lưu ý rằng Iran trước đây đã chuyển vũ khí từ các cảng Amirabad và Anzali trên biển Caspi đến Astrakhan. Con tàu Port Olya 3 đã hàng chục lần ghé vào hai cảng của Iran trong năm nay. Đến ngày 6/9, tàu này đã rời cảng Nga trong một chuyến đi khác.
Ông Blinken tuyên bố rằng Mỹ đã cảnh báo riêng Iran rằng động thái này là bước leo thang đáng kể. Theo ông, hàng chục quân nhân Nga đã được huấn luyện tại Iran để sử dụng tên lửa Fateh-360 và động thái của Iran giúp Nga sử dụng vũ khí của mình nhiều hơn cho các mục tiêu xa tiề.n tuyến hơn, trong khi dành các tên lửa mới mà họ nhận từ Iran cho các mục tiêu gần hơn.
Trước đây, theo các quan chức Mỹ, các cuộc đàm phán của Nga để mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Iran bắt đầu sớm nhất là vào tháng 9/2023, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thăm Iran để xem xét các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Ababil của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Theo ông Blinken, đổi lại, Nga đang chia sẻ công nghệ mà Iran mong muốn. Ông nói: "Đây là một con đường hai chiều, bao gồm cả các vấn đề hạt nhân, cũng như một số thông tin về không gian".
Sau cáo buộc Iran cung cấp tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ trong lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu tại Ukraine, hiện chưa rõ Mỹ và các đồng minh châu Âu có bỏ các lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa mà họ cung cấp cho Ukraine để tấ.n côn.g mục tiêu trong lãnh thổ Nga hay không,
Tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất đôi khi đã được Ukraine sử dụng để tấ.n côn.g các mục tiêu cách lãnh thổ Nga khoảng 60 đến 80 km. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh cho phép tự do sử dụng tên lửa phương Tây nhiều hơn nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Chủ đề này có khả năng sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp vào ngày 13/9 ở Washington DC giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer.
Xuất hiện thông tin Iran đã gửi cho Nga 400 tên lửa đạn đạo Theo các nguồn tin nước ngoài, Iran đã gửi cho Nga 400 tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao. Vụ thử tên lửa đất đối đất Fateh 110 thế hệ thứ ba ở Iran năm 2010. Ảnh: EPA Một bài viết trên tờ The Telegraph ngày 21/2 cho biết các tên lửa đất đối đất đã được Iran gửi cho Nga...