EU triển khai lực lượng tới “điểm nóng” trung chuyển người di cư
“Là một giao lộ quan trọng, đây thường là nơi mà những kẻ buôn người, buôn lậu và tội phạm cố gắng tìm cách lách luật”.
Cơ quan bảo vệ biên giới của Liên minh châu Âu (Frontex) đã bắt đầu chính thức triển khai lực lượng tại Bắc Macedonia hôm 20/4, mở rộng hoạt động bên ngoài khối tới quốc gia thứ 5, nhằm quản lý các luồng di cư, chống nhập cư bất hợp pháp và giải quyết tội phạm xuyên biên giới.
Hơn 100 lính biên phòng sẽ hỗ trợ các cuộc tuần tra dọc theo biên giới phía Nam của Bắc Macedonia với Hy Lạp, nơi hoạt động buôn lậu đã gia tăng sau khi các hạn chế về đại dịch được nới lỏng vào năm ngoái.
Theo Hội đồng châu Âu (Consilium), tăng cường kiểm soát dọc biên giới của Bắc Macedonia sẽ góp phần tăng cường hơn nữa an ninh tại biên giới bên ngoài của EU.
“Là một giao lộ quan trọng, đây thường là nơi mà những kẻ buôn người, buôn lậu và tội phạm cố gắng tìm cách lách luật”, Giám đốc Điều hành Frontex Hans Leijtens cho biết trong một buổi lễ ở thủ đô Skopje của Bắc Macedonia.
“Chúng ta phải đoàn kết để đảm bảo rằng biên giới của chúng ta không bị lợi dụng bởi những kẻ tìm cách kiếm lợi từ hoàn cảnh khó khăn của người khác”.
Video đang HOT
Ngoài Bắc Macedonia, Frontex đang hoạt động ở 4 quốc gia khác ngoài EU, bao gồm 3 quốc gia Tây Balkan là Albania, Serbia, Montenegro và quốc gia Đông Âu Moldova, với khoảng 300 sĩ quan đã hoạt động ở khu vực Tây Balkan.
Giám đốc Điều hành Frontex Hans Leijtens (trái) và Bộ trưởng Nội vụ Bắc Macedonia Oliver Spasovski trong buổi ra mắt chính thức lực lượng Frontex ở Bắc Macedonia, ngày 20/4/2023. Ảnh: Post Register
Bắc Macedonia là thành viên NATO từ năm 2019 và tìm cách gia nhập EU từ gần 20 năm nay. Với việc các cuộc đàm phán gia nhập đã chính thức bắt đầu vào tháng 7/2022, quốc gia Tây Balkan này coi thỏa thuận với Frontex là một bước đi giúp kéo gần con đường gia nhập EU hơn.
Theo một thỏa thuận được ký vào tháng 10 năm ngoái, Frontex sẽ triển khai hơn 100 sĩ quan, phương tiện và thiết bị ở biên giới Bắc Macedonia với Hy Lạp. Thỏa thuận có hiệu lực đến ngày 24/1/2024, nhưng có thể được gia hạn thêm.
Các hoạt động chung với cảnh sát quốc gia cũng có thể diễn ra dọc theo biên giới của các quốc gia láng giềng khác đã hợp tác với cơ quan EU, bao gồm cả Serbia và Albania.
Thủ tướng Bắc Macedonia Dimitar Kovachevski cho biết, hợp tác với Frontex sẽ giúp quốc gia Balkan nhỏ bé chống lại các tổ chức tội phạm quốc tế.
“Đối với chúng tôi, Frontex có nghĩa là bảo vệ biên giới của chúng tôi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước chúng tôi”, ông nói.
Bộ trưởng Nội vụ Bắc Macedonia Oliver Spasovski chào đón các sĩ quan của Cơ quan bảo vệ biên giới của Liên minh châu Âu (Frontex), ngày 19/4/2023. Ảnh: Bộ Nội vụ Bắc Macedonia
Bộ trưởng Nội vụ Bắc Macedonia Oliver Spasovski cho biết, tuyến đường di cư Tây Balkan năm ngoái chứng kiến gần một nửa số trường hợp nhập cảnh trái phép vào EU.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), lượng di cư qua Tây Balkan đã tăng gần 60% vào năm 2022 so với năm trước đó, và tăng hơn 3 lần trong 4 năm qua.
“Theo số liệu thống kê về di cư trong năm nay, Tây Balkan vẫn là một tuyến đường di cư hấp dẫn đến EU”, ông Spasovski cho biết.
“Đó là lý do tại sao hoạt động chung mà chúng tôi triển khai hôm nay nhằm mục đích kiểm soát dòng người di cư và đối phó hiệu quả hơn với các hoạt động tội phạm xuyên biên giới, bao gồm đưa người di cư trái phép, buôn người và khủng bố – những thách thức toàn cầu”, ông nói.
Tổng thống Nam Phi ký ban hành luật bầu cử mới
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 17/4, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã ký ban hành Luật Bầu cử sửa đổi năm 2022.
Cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương tại điểm bầu cử ở Danville, Nam Phi ngày 1/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Luật sửa đổi yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ thành lập Hội đồng Tư vấn Cải cách Bầu cử trong vòng 4 tháng kể từ khi công bố các sửa đổi. Hội đồng này sẽ có nhiệm vụ tiến hành các cuộc điều tra và tham vấn độc lập, đưa ra các khuyến nghị không ràng buộc về khả năng cải cách hệ thống bầu cử cho các cuộc bầu cử Quốc hội và cơ quan lập pháp cấp tỉnh trong tương lai sau cuộc bầu cử năm 2024.
Trước đó, Luật Bầu cử năm 1998 đã bị cho là vi hiến vì quy định rằng chỉ thành viên của các đảng chính trị mới được ứng cử và tham gia cuộc bầu cử vào Quốc hội và các cơ quan lập pháp cấp. Luật bầu cử mới sửa đổi cho phép các ứng cử viên độc lập tranh cử trong các cuộc bầu cử vào Quốc hội và cơ quan lập pháp cấp tỉnh.
Tổng thống Ramaphosa nhấn mạnh luật bầu cử sửa đổi đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển nền dân chủ của Nam Phi.
Xe buýt lao xuống mương ở Ấn Độ, ít nhất 12 người thiệt mạng Ít nhất 12 người thiệt mạng và 25 người khác bị thương trong vụ tai nạn xe buýt xảy ra ngày 15/4 tại bang Maharashtra, miền Tây Nam Ấn Độ. Cảnh sát địa phương cho biết tai nạn xảy ra tại huyện Raigad khi chiếc xe buýt lao xuống con mương bên cạnh đường vào khoảng 4h30 (giờ địa phương). Thời điểm xảy...