EU trao thêm quyền cho Europol trong thu thập và sử dụng dữ liệu
Nghị viện châu Âu (EP) ngày 4/5 đã nhất trí trao thêm quyền cho Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) trong cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức, trong đó cho phép cơ quan này phối hợp chặt chẽ hơn với các chính phủ không thuộc Liên minh châu Âu (EU) và chia sẻ thông tin cá nhân với các công ty tư nhân.
Quang cảnh phiên họp Nghị viện châu Âu (EP) tại Strasbourg, Pháp ngày 5/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong thỏa thuận được thông qua với 480 phiếu thuận và 143 phiếu chống, Europol có thể cung cấp cho các quốc gia thành viên quyền truy cập vào Hệ thống thông tin Schengen (SIS), các báo cáo nhận được từ các nước ngoài EU hoặc các tổ chức quốc tế về tội phạm và nghi phạm của các nước thứ ba, đặc biệt liên quan những tay súng khủng bố nước ngoài.
EU nhận định cơ chế mới này là cần thiết nhằm giúp điều phối cuộc chiến chống khủng bố, vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em và nhiều vụ phạm tội nghiêm trọng khác. Theo Ủy ban châu Âu (EC), quyền hạn mới của Europol là cần thiết bởi các phần tử khủng bố thường sử dụng các công ty tư nhân để tuyển mộ thành viên. EC nhấn mạnh các cải cách vẫn sẽ đảm bảo những quyền cơ bản.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số ý kiến phản đối quyết định trên, trong đó có tổ chức Quyền lợi kỹ thuật số của châu Âu, cho rằng các cải cách sẽ đe dọa nghiêm trọng quyền bảo mật dữ liệu và đảm bảo quyền riêng tư cũng như chính sách không phân biệt đối xử. Về vấn đề này, EP khẳng định người dân sẽ có thể tham khảo dữ liệu cá nhân liên quan đến họ.
Đầu tháng 2 vừa qua, các thành viên của EP và các quốc gia thành viên EU đã nhất trí với đề xuất mới cho phép Europol hợp tác trực tiếp với các công ty tư nhân, bao gồm cả các nền tảng kỹ thuật số. Theo đó, Europol có thể nhận dữ liệu cá nhân từ các công ty này, đặc biệt trong trường hợp nội dung mang tính khủng bố hoặc khiêu dâm trẻ em, mà không có nghĩa vụ phải thông qua cơ quan có thẩm quyền quốc gia hoặc tổ chức quốc tế như quy định hiện hành.
Europol hiện có hàng nghìn nhân viên và 220 sĩ quan liên lạc trên khắp thế giới. Cơ quan có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) này tuyên bố hỗ trợ hơn 40.000 cuộc điều tra quốc tế mỗi năm và gần đây đã góp phần triệt phá nhiều mạng lưới tội phạm sử dụng các hệ thống liên lạc được mã hóa như “Encrochat”, “Sky ECC”.
Nghị viện châu Âu bầu bà Roberta Metsola làm tân chủ tịch
Ngày 18/1, các nghị sĩ châu Âu đã bầu bà Roberta Metsola làm tân chủ tịch của cơ quan lập pháp này.
Nghị viện châu Âu bầu bà Roberta Metsola làm tân chủ tịch. Ảnh: eppgroup.eu
Theo trang mạng DW của Đức, Nghị viện châu Âu (EP) bao gồm 705 ghế đã bầu luật sư, nghị sĩ theo đường lối bảo thủ người Malta Roberta Metsola làm chủ tịch mới, với 458 phiếu ủng hộ trên tổng số 616 phiếu bầu.
Với kết quả phiếu bầu trên, bà Roberta Metsola đã trở thành nữ Chủ tịch đầu tiên của EP trong vòng 20 năm qua.
Do tình hình dịch bệnh COVID-19, các nghị sĩ EP đã tiến hành bầu chủ tịch theo hình thức trực tuyến, bỏ qua thông lệ bỏ phiếu trực tiếp truyền thống tại trụ sở của EP ở Strasbourg (Pháp).
Trước khi được bầu vào cương vị Chủ tịch EP, bà Roberta Metsola giữ cương vị Chủ tịch tạm quyền sau khi Chủ tịch EP David Sassoli qua đời hồi đầu tuần này vì bạo bệnh. Bà cũng là ứng cử viên hàng đầu thay thế ông Sassoli.
Trên thực tế, thời điểm EP tiến hành bầu người đứng đầu mới không liên quan tới cái chết của ông Sassoli, người trước đó đã lên kế hoạch rời nhiệm sở vào cuối tháng 1/2022 theo một thỏa thuận chỉ sẻ quyền lực trong EP.
Bà Metsola đang đại diện cho nhóm liên đảng lớn nhất của EP, đảng Nhân dân châu Âu trung hữu (EPP). Vị thế ứng cử viên hàng đầu cho chức Chủ tịch EP của bà đã được củng cố hồi tháng 12/2020, khi ông Sassoli quyết định không tranh cử tái nhiệm.
Có 3 ứng cử viên khác từ các nhóm đảng nhỏ hơn cũng đã ghi tên vào cuộc đua, bao gồm nghị sỹ quốc tịch Thụy Điển Alice Bah Kuhnke, đại diện cho đảng Xanh châu Âu; nghị sỹ quốc tịch Ba Lan Kosma Złotowski từ đảng Bảo thủ và cải cách châu Âu (ECR), và nghị sỹ Sira Rego người Tây Ban Nha, một thành viên của phe cánh tả của nghị viện châu Âu (GUE/NGL).
Bà Metsola, năm nay 43 tuổi, là nhà lập pháp trẻ nhất giữ cương vị này của EP. Là một người mẹ của bốn con, bà kịch liệt phản đối hành vi phá thai, dù quan điểm này cũng khiến bà bị chỉ trích. Tham gia Nghị viện châu Âu từ năm 2013, bà Metsola là một trong những người vận động tích cực nhất, có nhiều đóng góp cho việc Malta trở thành một thành viên của EU.
EU tặng nước nghèo thêm 200 triệu liều vaccine EU sẽ tài trợ thêm 200 triệu liều vaccine Covid-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp, nâng tổng số liều khối này cam kết tặng lên 450 triệu. "Ưu tiên đầu tiên và cấp bách nhất của chúng tôi là tăng tốc tiêm chủng toàn cầu. Chúng tôi đã cam kết chia sẻ 250 triệu liều vaccine. Hôm nay tôi có...