EU tranh cãi về các biện pháp hạn chế đi lại giữa các nước
Lãnh đạo chính phủ nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí duy trì các biện pháp hạn chế đi lại không cần thiết giữa các nước thành viên từ ngày 25/2, bất chấp việc Ủy ban châu Âu (EC) trước đó đề nghị 6 nước thành viên nới lỏng kiểm soát biên giới.
Hành khách tại sân bay Tegel ở thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
EC cho rằng các biện pháp đơn phương chống dịch này đang làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa trên thị trường chung của 27 nước thành viên.
Theo những kết luận trong dự thảo, dự kiến đưa ra tại hội nghị trực tuyến diễn ra trong hai ngày 25 và 26/2, nhiều nước thành viên EU cùng nhất trí duy trì các biện pháp hạn chế đi lại không cần thiết giữa biên giới các quốc gia do cho rằng nguy cơ lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn rất cao, trong khi các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang làm gia tăng thách thức trong việc điều trị và bào chế vaccine.
Trong thư gửi các nhà lãnh đạo EU trước thềm cuộc họp trên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nêu rõ: “Các biện pháp liên quan đến hạn chế đi lại không cần thiết có thể vẫn cần thiết để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh”. Tuy nhiên, hiện EC đang tìm kiếm giải pháp chung để kiểm soát biên giới giữa các nước thành viên EU.
Video đang HOT
EC cho biết cơ quan này thông báo thời hạn 10 ngày để 6 nước gồm Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hungary và Thụy Điển điều chỉnh các biện pháp đơn phương cấm đi lại qua biên giới những nước này để chống dịch COVID-19.
Ủy viên Tư pháp Didier Reynders gọi những biện pháp của 6 nước này là “quá mạnh tay”. Người phát ngôn EC cho biết EU đang phải đối mặt với nguy cơ “rạn nứt và chia rẽ về vấn đề tự do đi lại cũng như chuỗi cung ứng – những vấn đề lặp đi lặp lại trong nhiều tuần qua”.
Bộ trưởng phụ trách các các vấn đề châu Âu của Pháp, ông Clement Beaune cho biết Berlin và Paris đã đồng ý thời hạn 48 giờ để phối hợp các biện pháp y tế, như tăng cường xét nghiệm ở khu vực Moselle để tránh việc phải đóng cửa biên giới tại đây. Về phần mình, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz kêu gọi các “tiêu chuẩn chung về đi lại và lưu thông hàng hóa trong EU nhằm đảm bảo chức năng của thị trường”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng biên giới nội bộ giữa các nước EU nên được duy trì mở cửa. Năm ngoái, Tổng thống Macron từng phản đối Đức về việc Berlin đóng cửa biên giới trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên của đại dịch COVID-19.
Mỹ và Iran tuyên bố trái chiều về việc liên lạc trong vấn đề công dân bị bắt giữ
Ngày 21/2, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bắt đầu thảo luận với Iran về việc Tehran giam giữ một số công dân Mỹ.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, phát biểu trên chương trình "Face the Nation" của đài CBS, cố vấn Sullivan khẳng định chính quyền Tổng thống Biden đã bắt đầu liên lạc trực tiếp với Iran về việc Tehran giam giữ một số công dân Mỹ. Ông Sullivan nhấn mạnh Mỹ sẽ không để vấn đề này kéo dài và ưu tiên của chính quyền hiện nay là đưa công dân Mỹ trở về nước an toàn.
Trong khi đó, về phía Iran, người phát ngôn của của Bộ Ngoại giao Saeed Khatibzadeh cùng ngày khẳng định Washington và Tehran chưa đối thoại trực tiếp trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Người phát ngôn nêu rõ bất kỳ trao đổi nào giữa hai nước về việc công dân Mỹ bị bắt giữ tại Iran đều được thực hiện qua Đại sứ quán Thụy Sĩ, thay vì tiếp xúc trực tiếp. Bên cạnh đó, quan chức này nhấn mạnh ưu tiên của Iran là trả tự do cho các công dân Iran bị giam giữ tại Mỹ.
Đại sứ quán Thụy Sĩ là cơ quan đại diện cho lợi ích của Mỹ tại Iran do Washington và Tehran không có quan hệ ngoại giao.
Liên quan vấn đề hạt nhân Iran, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nêu rõ đề nghị của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) về việc thảo luận thỏa thuận hạt nhân 2015 với Iran vẫn được giữ nguyên và điều này sẽ phụ thuộc vào quyết định của Tehran.
Thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) được ký năm 2015 giữa Iran với Nhóm P5 1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran, đổi lại nước này sẽ được giảm nhẹ các lệnh trừng phạt quốc tế.
Cựu Tổng thống Donald Trump đã quyết định rút Mỹ khỏi JCPOA vào năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Để đáp trả, một năm sau đó, Iran dần dần đình chỉ việc tuân thủ hầu hết các cam kết hạt nhân quan trọng.
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách khôi phục JCPOA. Tuy nhiên, Washington và Tehran dường như đang tranh cãi việc bên nào phải hành động trước. Cho tới nay, Tehran vẫn chưa đưa ra phản ứng trước thiện chí của Mỹ về việc khởi động tiến trình đàm phán để quay trở lại thỏa thuận hạt nhân được ký năm 2015 giữa Iran và một số cường quốc trên thế giới.
ASEAN sẽ nhóm họp đặc biệt về Myanmar Hôm nay 22-2, Liên minh châu Âu dự kiến nhóm họp bàn về các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền quân sự ở Myanmar. Trung Quốc trong khi đó đã mở lời phối hợp với ASEAN giải quyết vấn đề. Người dân Myanmar thắp nến tối 21-2 ở thành phố Yangon để tưởng niệm cô gái 20 tuổi Mya Thwate Thwate...