EU toan tính ra tay hái quả ngọt tại Syria?
EU muốn tránh vết xe đổ tại Iraq và Libya thì người dân Syria cũng sẽ tránh vết xe đổ đó cho chính họ…
EU tổ chức Hội nghị quốc tế về tái thiết Syria thời hậu chiến
Truyền thông quốc tế đưa tin, trước thềm Hội nghị quốc tế về Syria dự kiến diễn ra ngày 5/4 tại Brussels, đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini đã đưa ra một loạt đề xuất cho việc tái thiết Syria thời hậu chiến, từ việc hỗ trợ tài chính đến hỗ trợ soạn thảo hiến pháp mới cho nhà nước Syria và tổ chức tổng tuyển cử.
Ngày 14/3, phát biểu với báo giới tại trụ sở Nghị viện châu Âu (EP) ở thành phố Strasbourg của Pháp, bà Mogherini cho rằng đất nước Syria cần một “nền hòa bình ủy nhiệm” do cộng đồng quốc tế bảo trợ, thay vì một “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” kéo dài đã 6 năm khiến hơn 320.000 người thiệt mạng.
Bà Mogherini cũng cho biết sẽ nỗ lực để EU đóng vai trò tiên phong trong giai đoạn hậu xung đột tại Syria và Brussels sẽ sẵn sàng hành động ngay khi một “quá trình chuyển giao chính trị thực sự” diễn ra tại Syria. Brussels sẽ huy động quỹ để hỗ trợ tái thiết Syria, bao gồm giúp đảm bảo an ninh, giám sát ngừng bắn.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini
Hiện nay EU đã huy động được 9,4 tỷ euro, trong đó gần 1 tỷ euro đã được chi cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Syria. EU sẽ giúp tái thiết các dịch vụ cơ bản – gồm nước sạch, dịch vụ y tế và giáo dục – nhằm chứng tỏ rằng hòa bình thực sự tạo ra lợi ích cho Syria. Bên cạnh đó, EU sẽ hỗ trợ soạn thảo một bản Hiến pháp mới và tổ chức bầu cử, hỗ trợ giám sát bầu cử.
Video đang HOT
Như vậy, theo đề xuất của đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU thì liên minh kinh tế này đã quyết định bước vào bàn cờ Syria với tư cách là nhân tố chịu trách nhiệm chính trong việc tái thiết đất nước Syria đổ nát sau hơn 6 năm nội chiến, cho dù Brussels có vai trò rất mờ nhạt trong việc giữ cho đất nước Syria không rơi vào tay những kẻ khủng bố.
Thậm chí EU còn muốn là lực lượng kiến tạo hòa bình cho Syria khi bà Mogherini gợi mở một “nền hòa bình ủy nhiệm” cho Syria. Vậy là từ vị thế người ngoài cuộc, Brussels chỉ cần tổ chức và chủ trì một hội nghị quốc tế về tái thiết cho Syria thời hậu chiến là đã có thể đường hoàng bước vào bàn cờ Syria, thậm chí còn đóng vai trò đạo diễn cho các ván cờ mà họ sắp đặt.
Đặc biệt, đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU đã gần như không đếm xỉa gì đến vai trò của Nga với vai trò đạo diễn ván cờ Syria và đi tiên phong trong cuộc chiến chống khủng bố IS tại Syria. Bởi nói về một “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” phải bị thay thế bằng một “nền hòa bình ủy nhiệm”, nghĩa là Brussels đã gạt bỏ vai trò của Nga vì Moscow can thiệp vào Syria theo lời kêu gọi giúp đỡ của chính quyền Tổng thống Assad hợp pháp, hợp hiến tại Syria.
Nhưng ai sẽ ủy nhiệm cho EU kiến tạo nền hòa bình cho Syria? Chính quyền Assad không mời, phe đối lập thì không được đại diện cho chủ quyền quốc gia của Syria? Vì vậy Brussels đã chọn bước vào Syria bằng thúc đẩy “quá trình chuyển giao chính trị thực sự” cho Syria, trong bối cảnh chính quyền Assad đang nắm thế thượng phong nhưng ông Assad lại bị phe đối lập và những người bảo trợ cho họ kêu gọi ra đi.
Có thể thấy rằng, EU đang muốn nâng cao vị thế cho mình trên bàn cờ chính trị thế giới và họ thực hiện điều đó bằng việc bước vào Syria một cách đường hoàng qua kiến tạo hòa bình cho Syria, tái thiết đất nước Syria. Khi một nền hòa bình ủy nhiệm thay thế cho cuộc chiến tranh ủy nhiệm – theo bà Mogherini – thì cũng là lúc Brussels nẫng luôn thành quả của Moscow đạt được thời gian qua trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria.
Phương Tây thừa nhận thất bại tại Iraq và muốn buông Libya
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU cho rằng không để cuộc chiến tại Syria kéo dài hơn nữa, không để đất nước Syria kéo dài tình trạng bất ổn hơn nữa và việc kiến tạo một nền hòa bình ủy nhiệm là cần thiết. Bà Mogherini cho biết : “EU thúc đẩy điều này là nhằm tránh vết xe đổ tại Libya và Iraq, nơi cộng đồng quốc tế đã bỏ mặc hai nước này tự giải quyết vấn đề, dẫn tới những hậu quả thảm khốc”.
Có lẽ ở đây có sự nhầm lẫn khi cho rằng cộng đồng quốc tế bỏ mặc Libya và Iraq tự giải quyết vấn đề của mình nên dẫn tới những hậu quả thảm khốc. Bởi lẽ, việc phá nát Iraq và Libya là thành quả của Mỹ và các đồng minh khi thực hiện việc “nhổ gai” Saddam Hussein và Muammar Gaddafi, chứ không có quốc tế nào ở đây cả.
Thất bại vì không nắm được gì trong một Iraq hoảng loạn, trong một Libya hỗn loạn, phương Tây – mà tiên phong là EU – đổ trách nhiệm cho cộng đồng quốc tế bỏ rơi hai ván cờ mà họ đã tạo ra nhưng không thể sắp đặt được. Phải chăng phương Tây muốn quên đi những thành quả ê chề đó và tìm cách nẫng thành quả của đối thủ ở những ván cờ mà họ mất vị thế?
Việc phương Tây có quên được thành quả của mình hay không, có nẫng được thành quả của đối phương hay không thì chưa thể khẳng định, song qua việc đề xuất của đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU về nền hòa bình ủy nhiệm cho Syria nhằm tránh vết xe đổ tại Iraq và Libya thì có thể nhận diện phương Tây đã chính thức thừa nhận thất bại tại Iraq và muốn buông Libya.
Việc thất bại tại Iraq là rất rõ ràng, bởi sau 14 năm lật đổ Saddam Hussein thì Mỹ và đồng minh đã để cho IS trỗi dậy, mà việc tiêu diệt IS khó gấp vạn lần đối phó với Saddam. Tuy nhiên phương Tây chưa buông Iraq vì việc sử dụng con bài người Kurd vẫn chưa tạo ra một bàn cờ chính trị mới tại Trung Đông theo ý muốn của họ.
Song với Libya hỗn loạn và lời nguyền Gaddafi đang ứng nghiệm qua làn sóng người di cư từ Libya tràn vào châu Âu thì có lẽ Mỹ và đồng minh đang tính bài chuồn, bởi át chủ bài thì không nắm được mà lá cờ Liên Hợp Quốc cũng không mang lại kết quả gì.
Người dân Syria cũng sẽ tránh vết xe đổ tại Iraq và Libya như phương Tây
Tóm lại, phương Tây – mà tiên phong là EU – đang tính dùng tiền để bước vào Syria. Chỉ có điều họ muốn tránh vết xe đổ tại Iraq và Libya thì người dân Syria cũng sẽ tránh vết xe đổ đó cho Tổ quốc của họ, do vậy tiền của phương Tây chưa hẳn đã được những người dân Syria mong đợi.
Theo Ngọc Việt
Đất Việt
Đức kêu gọi Nga cho hỗ trợ nhân đạo ở thành phố bị vây hãm Aleppo
Ngoại trưởng Đức hối thúc người đồng cấp Nga về việc cho phép hàng cứu trợ nhân đạo đến với dân chúng ở thành phố Aleppo, Syria.
Thành phố Aleppo sau một trận không kích. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi kêu gọi Nga cho phép hàng cứu trợ nhân đạo đến với cư dân Aleppo, những người đang đối mặt với các điều kiện sống khủng khiếp", Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hôm qua nói với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau cuộc đàm phán bốn bên về khủng hoảng Ukraine, theo Reuters.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault, người cũng tham gia đàm phán tại Minsk, Belarus, cho biết nước này đang kêu gọi Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận về tình hình tại Aleppo.
Tổ chức Chữ Thập đỏ quốc tế (ICRC) hôm 29/11 cho biết 20.000 người đã trốn chạy do các cuộc tấn công tăng cường nhằm vào Aleppo trong 48 giờ, nâng tổng số người rời bỏ thành phố lên 60.000 trong 5 tháng qua.
Quân đội Syria đang gia tăng các đợt tấn công vào các khu vực do phiến quân nắm giữ nhằm giành lại toàn bộ thành phố. Phe nổi dậy đã phải cầu viện lực lượng Hồi giáo cực đoan nhằm phá vòng vây.
Văn Việt
Theo VNE
Các ngoại trưởng EU đề ra 5 nguyên tắc quan hệ với Nga Một nguồn tin ngoại giao cho biết các ngoại trưởng EU đã đạt được thỏa thuận về 5 nguyên tắc trong quan hệ với Nga. Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini - Ảnh: Reuters Bộ trưởng 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.3 đã họp tại thủ đô Brussels của Bỉ...