EU tìm giải pháp khắc phục tình trạng lạm phát và nợ công tăng cao
Các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ nhóm họp nhằm tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng giá tiêu dùng và nợ công đang gia tăng do tác động của đại dịch COVID-19.
Uỷ viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế Paolo Gentiloni. (Ảnh: Reuters)
Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát tại 19 nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 10 vừa qua đã tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2020, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008. Nguyên nhân khiến lạm phát tháng 10 tăng mạnh là do giá năng lượng tăng 23,5% trong bối cảnh các kinh tế phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, kéo theo nhu cầu nhảy vọt.
Trước đó, tháng 9 vừa qua, lạm phát tại khu vực này tăng 3,4%. Sự gia tăng lạm phát chủ yếu là do giá năng lượng tăng cao bởi nhu cầu cao và sự thiếu hụt nguồn cung.
“Lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến”, Uỷ viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế Paolo Gentiloni cho hay. Các Bộ trưởng EU bắt đầu lo ngại rằng lạm phát gia tăng sẽ khiến tiền lương tăng mạnh hơn, kéo theo vòng xoáy lạm phát.
Cho đến nay, Ngân hàng Trung ương (ECB) vẫn ước tính lạm phát ở Eurozone sẽ là 2,2% trong cả năm, mặc dù Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã thừa nhận vào cuối tháng 9/2021 về khả năng lạm phát có thể còn cao hơn. Tuy nhiên, bà Christine Lagarde cho rằng, tình trạng giá cả gia tăng gần đây ở nhiều nước thuộc khu vực Eurozone chỉ là hậu quả tạm thời của sự gián đoạn kinh tế và chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn do tình trạng khủng hoảng y tế toàn cầu gây ra.
Tại cuộc họp chính sách vừa qua, ECB quyết định duy trì lãi suất đối với các hoạt động tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi là -0,5%. Các thống đốc ECB cũng nhất trí giữ nguyên chương trình khẩn cấp thu mua trái phiếu trong đại dịch (PEPP) trị giá 1.850 tỷ euro.
Video đang HOT
Ông Paolo Gentiloni cũng nhận định, giá cả tăng cao là do chịu ảnh hưởng của những yếu tố mang tính tạm thời, song xu hướng này có thể giảm trong nửa đầu năm 2022. Ông Gentiloni cho rằng, những nút thắt về nguồn cung sẽ dần được gỡ bỏ, theo đó lạm phát sẽ trở lại dưới 2% và giá năng lượng sẽ giảm dần và ổn định trong năm tới.
Ông Paolo Gentiloni khẳng định các nước cần nghiêm túc tìm cách kiềm chế mức nợ công cao, đặc biệt không nên gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Theo ông Gentiloni, mặc dù các nước EU chưa đạt được sự đồng thuận trong hành động, nhưng đều có nhận thức chung rằng mức nợ công cao là một vấn đề cần giải quyết.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde đánh giá, nền kinh tế Eurozone đang phục hồi sau cuộc đại suy thoái về kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra nhờ chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 đang được triển khai rộng rãi. Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhấn mạnh, nền kinh tế của khu vực sẽ quay trở lại mức trước đại dịch trong quý I/2022./.
Tiền tệ: 'Vũ khí chiến lược' được Bắc Kinh kích hoạt phản công Mỹ
Tiền tệ đã chính thức trở thành một vũ khí phản công chiến lược của Trung Quốc vào Mỹ, sau cuộc "đấu khẩu" nổi tiếng giữa hai người khổng lồ tại Đối thoại cấp cao Alaska, Mỹ.
Được giới quan sát coi như một biểu tượng phản công chiến lược, toàn diện và dài hạn trong cuộc đọ sức với Mỹ, Thỏa thuận hợp tác toàn diện Trung Quốc - Iran 25 năm, được ký kết trong chuyến thăm Iran mới đây của Ngoại trưởng Vương Nghị, có một điểm nổi bật là Bắc Kinh sẽ sử dụng đồng Nhân dân tệ (CNY) trong giao dịch, dùng phương thức kinh tế hàng đổi hàng (đầu tư trực tiếp để đổi lấy dầu thô) nhằm triển khai đầu tư khoảng 400 tỷ USD vào Iran, trong khi vẫn lách các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nhiều dự đoán trước đây cho rằng, CNY sẽ sớm thách thức vị trí bá chủ của USD khi quy mô kinh tế nước này tăng lên.
Đòn phản công chiến lược
Sau phản ứng cứng rắn của Trung Quốc tại Đối thoại cấp cao vào giữa tháng Ba, cộng đồng quốc tế chú ý tới việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cùng lúc đưa ra các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh về vấn đề Tân Cương. Những biện pháp trừng phạt của Mỹ luôn khiến Trung Quốc không dễ chịu, tìm mọi cách làm suy yếu sức ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây về phương diện này.
Việc Trung Quốc và Iran "xích lại gần nhau" có thể nói là kết quả tất yếu của việc Mỹ quá lạm dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Tất nhiên, với quyền thống trị kinh tế được xây dựng dựa trên địa vị thống trị của USD đã giúp các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ mang lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên, càng sử dụng và thậm chí lạm dụng biện pháp trừng phạt có thể dẫn đến sự phản kháng ngày càng lớn. Biện pháp này có thể phản tác dụng và đe dọa sự thống trị của USD.
Tất nhiên, sự thống trị của USD sẽ không dễ dàng bị "lung lay" trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, khi Trung Quốc không chỉ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mà còn là quốc gia có chuỗi sản xuất hoàn thiện, thì việc Bắc Kinh dốc sức thúc đẩy quốc tế hóa CNY sẽ là mối đe dọa không nhỏ với Washington trong dài hạn.
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc dường như muốn duy trì một đồng tệ tăng giá ổn định, vì điều này có thể giúp tái cân bằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Một cuộc chiến ngầm
Cụm từ "chiến tranh tiền tệ" lần đầu được Bộ trưởng Tài chính Brazil đề cập vào năm 2010, khi cáo buộc Mỹ và các nước khác theo đuổi giảm giá đồng tiền để tăng cạnh tranh. Các bộ trưởng tài chính G7 và các thống đốc Ngân hàng trung ương (NHTƯ) sau đó vào năm 2013 đã cam kết không lạm dụng chính sách tỷ giá hối đoái, không theo đuổi kích thích tiền tệ để làm giảm giá tiền tệ.
Nhưng thực tế, ngay cả các quốc gia lớn cũng không tránh khỏi việc vi phạm thỏa thuận năm 2013 này. Không chỉ Trung Quốc mà chính Mỹ cũng đã nhiều lần tham gia, thậm chí công khai can thiệp mạnh tay, chẳng hạn, cựu Tổng thống Donald Trump từng liên tiếp gây áp lực lên Fed để hạ lãi suất với mục tiêu rõ ràng là làm mất giá tiền tệ.
Đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ thời gian qua, Nga thực tế đã chuyển kho dự trữ ngoại hối ra khỏi USD vào năm 2018 và đang bán dầu bằng các loại tiền không phải là USD. Tương tự, châu Âu hoặc Trung Quốc có thể thành công trong việc phát triển các cơ chế thanh toán thay thế, cho phép Iran bán dầu để lấy các ngoại tệ khác sau lệnh cấm vận của Mỹ.
Dù vậy, bất chấp có nhiều năm thâm hụt tài chính và tài khoản vãng lai, cộng thêm tỷ lệ nợ/GDP của Mỹ ngày càng tăng lên, USD vẫn được xem là đồng tiền số một, có lẽ do chưa có sự thay thế tốt hơn vào thời điểm này.
Báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) về giá trị thanh toán của các đồng tiền trên thị trường ngoại hối toàn cầu, cho thấy, USD vẫn ở vị trí đầu tiên, cách xa vị trí tiếp theo là đồng Euro, yên Nhật và bảng Anh. Cụ thể, 47% giá trị thanh toán toàn cầu là bằng USD, so với mức 31% bằng Euro. Hơn nữa, 88% giao dịch ngoại hối liên quan đến đồng USD, gần gấp ba lần mức 32% của Euro. Ngoài ra, các NHTƯ hiện nắm giữ 62% dự trữ bằng USD so với chỉ 20% bằng Euro. USD cũng chiếm ưu thế đối với các biện pháp sử dụng tiền tệ khác trong thương mại và tài chính.
Trong khi đó, CNY của Trung Quốc sau khi được quốc tế hóa, hiện vẫn ở vị trí thứ tám về mức độ sử dụng để thanh toán trên thị trường ngoại hối, nhưng xét riêng trong hệ thống thanh toán SWIFT thì CNY đã tăng lên vị trí thứ năm và cũng xếp thứ năm về giá trị nắm giữ trong dự trữ ngoại hối của các NHTƯ.
Nhiều dự đoán trước đây cho rằng, CNY sẽ sớm thách thức vị trí bá chủ của USD khi quy mô kinh tế nước này tăng lên. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất hiện nay của CNY là khả năng giữ giá trị sau động thái phá giá mạnh trong thời gian qua. Và Bắc Kinh thì đã bắt đầu tính toán đến điểm yếu đó.
Biểu hiện gần đây nhất là Trung Quốc đã không ghìm đà tăng giá của CNY bất chấp áp lực mà đồng tiền này đang đặt ra đối với lĩnh vực xuất khẩu, dù CNY đã tăng giá 9% so với USD kể từ tháng 6/2020 nhờ đà hồi phục của nền kinh tế.
Nguyên nhân được chỉ ra là do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh hậu Covid-19, dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng đổ vào thị trường cổ phiếu, trái phiếu; trong khi đồng USD yếu, lãi suất toàn cầu ở mức thấp.
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc dường như muốn duy trì một đồng tệ tăng giá ổn định, vì điều này có thể giúp tái cân bằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vốn đang chuyển dịch trọng tâm phát triển sang chiến lược "tuần hoàn kép" hướng đến một nền kinh tế được dẫn đắt bởi sản xuất và tiêu dùng nội địa, thay vì trọng tâm xuất khẩu như trước đây và quan trọng là giảm phụ thuộc bên ngoài.
Tất nhiên, đà tăng của đồng tiền có thể tạo cơ hội cho Bắc Kinh đạt được mục tiêu chiến lược là thúc đẩy giá trị quốc tế của CNY, nhưng nếu nó quá mạnh thì sẽ ảnh hưởng các ưu tiên khác. Cụ thể, nó đang tạo gánh nặng cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, vốn đang đau đầu do chi phí tăng vọt từ nguyên liệu thô cho đến cước vận tải biển.
Thực tế, Bắc Kinh cũng đã tiến hành một vài bước để kìm hãm có kiểm soát đà tăng giá của CNY, nhưng đều bị đánh giá là "chưa đủ mạnh". CNY được dự báo sẽ tiếp tục mạnh lên trong năm nay, bởi nhu cầu toàn cầu đối với các tài sản Trung Quốc vẫn đang khá mạnh. Một đồng nội tệ mạnh hơn và ổn định là những gì Bắc Kinh đang tính trong thời điểm này.
Thị trường việc làm Eurozone vẫn duy trì được sự ổn định Việc nhiều chính phủ các nước trong Eurozone triển khai những chương trình đảm bảo việc làm cùng các chương trình khác đã giúp thị trường việc làm tránh được cú sốc trong dài hạn. Một trung tâm giới thiệu việc làm tại Đức. (Ảnh: Jodo) Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 2/2021 không...