EU tìm giải pháp cứu nguy cho nền kinh tế giữa đại dịch Covid-19
Theo dự báo kinh tế mùa Hè 2020 của EU, GDP của khối sẽ giảm 8,3% trong năm 2020 và tăng trưởng trở lại ở mức 5,8% vào năm 2021.
Ủy ban châu Âu (EC) hôm qua (7/7) cảnh báo, nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) và khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) được dự báo sẽ rơi vào suy thoái sâu trong năm nay do dịch Covid-19. Lãnh đạo khu vực kêu gọi các thành viên đoàn kết, thỏa hiệp để cùng hành động vượt qua khó khăn.
Cao uỷ EU về Kinh tế Paolo Gentiloni cho biết, đại dịch Covid-19 đã tác động đến nền kinh tế khu vực EU xấu hơn so với dự đoán trước đó. Theo dự báo kinh tế mùa Hè 2020 của EU, GDP của khối sẽ giảm 8,3% trong năm 2020 và tăng trưởng trở lại ở mức 5,8% vào năm 2021.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ suy giảm 8,7% năm 2020 và tăng trưởng 6,1% năm 2021. Các mức dự báo trên có phần bi quan hơn so với dự báo đưa ra hồi đầu tháng 5 khi ước tính GDP năm nay chỉ giảm 7,7% và năm sau tăng trưởng 6,3%. Pháp, Italy, Tây Ban Nha là những nước chịu suy thoái nặng nề nhất (trên 10%).
Video đang HOT
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Bồ Đào Nha ngày hôm qua (7/7) ở Lisbon, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nhận định, các nước thành viên EU không còn nhiều thời gian để cứu nguy cho nền kinh tế. Ông nhấn mạnh đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng chưa từng có, đe dọa trở thành cuộc khủng hoảng “kinh tế và xã hội” nếu các thành viên không hỗ trợ lẫn nhau.
“Điều chúng tôi cần hiện nay không chỉ là sự phục hồi kinh tế ở các nước đơn lẻ mà toàn bộ khu vực châu Âu. Sẽ không có kẻ thắng người thua. Toàn EU sẽ cùng thắng hoặc cùng chịu thua thiệt. Đây là cuộc khủng hoảng chưa từng có, và do vậy kể từ những giây phút đầu của khủng hoảng, chúng ta đã chia sẻ sự cần thiết phải có chiến lược chung, mạnh mẽ và có sự phối hợp ở cấp độ châu Âu. Đại dịch sẽ sớm trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và ngân sách của 1 quốc gia không đủ để đối phó”, ông Giuseppe Conte nói.
Các chuyên gia cảnh báo, vật cản lớn nhất trên con đường phục hồi của EU và khu vực đồng tiền chung Châu Âu chính là sự thiếu đoàn kết, tinh thần hỗ trợ lẫn nhau. Minh chứng khá rõ cho sự thiếu đoàn kết là ở đầu mùa dịch, EU đã không thể thuyết phục Pháp, Đức bãi bỏ lệnh kiểm soát xuất khẩu thiết bị y tế, khẩu trang, một hành động làm tổn hại nỗ lực tập thể trong ứng phó với Covid-19.
Italy và Tây Ban Nha cũng từng chỉ trích các nước giàu hơn như Đức và Hà Lan về sự thiếu nhiệt tình đối với các kế hoạch giúp đỡ các nước Nam Âu ứng phó với tác động của dịch bệnh, hay như việc Anh loại Bồ Đào Nha ra khỏi danh sách các quốc gia được coi là đủ an toàn cho du lịch, khiến ngành du lịch Bồ Đào Nha mất đi nguồn khách lớn từ Anh.
Để tránh lặp lại các bất đồng, ngày 17/7 tới, các nhà lãnh đạo EU sẽ họp để thảo luận kế hoạch phối hợp kích cầu nền kinh tế và chống dịch Covid-19 mà trọng tâm là đề xuất của Ủy ban châu Âu bơm 750 tỷ euro vào nền kinh tế khu vực. Ban đầu Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen muốn có ngân quỹ cho phục hồi lớn hơn nhưng ngay lập tức bị các nước có kỷ luật nghiêm về tài chính như Áo, Hà Lan bác bỏ.
Số tiền 750 tỷ euro bao gồm 500 tỷ viện trợ cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19 và 250 tỷ euro vốn vay. Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nước nhất trí với gói kinh tế này, muộn nhất vào cuối tháng 7. Lường trước bất đồng quan điểm trong số 27 quốc gia thành viên, Cao ủy Paolo Gentiloni và Thủ tướng Đức Merkel cho rằng, các nước thành viên cần hành động trên tinh thần thỏa hiệp, trong bối cảnh khủng hoảng chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra./.
Việt Nam trao tặng Pháp 375.000 khẩu trang
Bộ Ngoại giao vừa thông tin thêm về số lượng và loại khẩu trang đã được chính phủ và các bên ở Việt Nam trao tặng cho Pháp cho đến nay.
"Để thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, hữu nghị giữa Việt Nam và Pháp, chính phủ Việt Nam đã viện trợ cho Pháp 110.000 khẩu trang đại chúng để hỗ trợ cho nhân dân Pháp trong phòng chống dịch bệnh Covid-19", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong buổi họp báo chiều 14/5.
"Bên cạnh đó, các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương trong nước đã ủng hộ 265.000 khẩu trang các loại, cùng một số bộ quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, găng tay. Trong số này, có khoảng 190.000 khẩu trang y tế và 75.000 khẩu trang đại chúng, tất cả là những khẩu trang viện trợ và tặng", bà Hằng cho biết thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Việt Linh.
Thời gian vừa qua, đã có một số đợt trao tặng khẩu trang Việt Nam, từ một số tổ chức, cơ quan phía Việt Nam cho các tổ chức, cơ quan của Pháp, thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Chẳng hạn, báo chí đã đưa tin về các đợt trao tặng 250.000 khẩu trang ngày 13/5, 15.000 khẩu trang ngày 7/5, hay 28.500 khẩu trang ngày 28/4.
Trong khi đó, đài RTL của Pháp đưa tin Pháp đã thiết lập "cầu hàng không" để vận chuyển hàng trăm triệu khẩu trang vải kháng khuẩn sản xuất ở Việt Nam cho đến cuối tháng 5.
Theo đó, sẽ có khoảng 50 chuyến bay từ Việt Nam qua Pháp, hạ cánh tại sân bay Roissy-Charles de Gaulle, khoảng hai chuyến mỗi ngày. Các khẩu trang này sẽ được cấp cho học sinh, sinh viên, cảnh sát, các cơ quan công vụ, cũng như bán tại các hiệu thuốc.
Pháp bắt đầu nới lỏng phong tỏa vào ngày 11/5. Đeo khẩu trang được khuyến khích, và là bắt buộc khi đi phương tiện công cộng đối với những ai trên 11 tuổi, theo France24.
Pháp phẫn nộ vì hãng dược phẩm lớn ưu tiên vaccine Covid-19 cho Mỹ Hãng dược phẩm khổng lồ của Pháp, Sanofi, sẽ gửi những lô vaccine Covid-19 đầu tiên cho chính phủ Mỹ. Chính phủ Pháp hôm 14/5 cảnh báo việc Sanofi ưu tiên Mỹ nhận vaccine chống Covid-19 là "không thể chấp nhận được". Động thái này được đưa ra sau khi người đứng đầu Sanofi tuyên bố sẽ ưu ái thị trường Mỹ. "Để...