EU tìm cách phá thế phong toả Biển Đen, ‘giải phóng’ ngũ cốc mắc kẹt tại Ukraine
Hơn 20 triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt tại Ukraine do Nga tiến hành chiến dịch chiến dịch quân sự đặc biệt và phong tỏa các cảng trên Biển Đen.
Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ những nỗ lực của Liên hợp quốc thúc đẩy một thỏa thuận nhằm nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc bằng đường biển của Ukraine.
Thu hoạch lúa mì tại Ukraine. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tại cuộc họp ở Luxembourg vào ngày 20/6, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) sẽ thảo luận các giải pháp để “giải phóng” hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt tại Ukraine do Nga phong tỏa các cảng trên Biển Đen.
Ukraine là một trong những nước cung cấp lúa mỳ hàng đầu thế giới, nhưng hoạt động xuất khẩu của nước này bị đình trệ và hơn 20 triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt do Nga tiến hành chiến dịch chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và phong tỏa các cảng.
Nga đã phủ nhận trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng lương thực và đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt của phương Tây là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu lương thực khiến giá tăng mạnh trên toàn cầu, đưa đến cảnh báo của Liên hợp quốc (LHQ) về nạn đói tại các nước nghèo phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu.
Video đang HOT
EU ủng hộ những nỗ lực của LHQ trong việc thúc đẩy một thỏa thuận nhằm nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc bằng đường biển của Ukraine, đổi lại sẽ tạo thuận lợi cho Nga trong việc xuất khẩu lương thực và phân bón.
Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ tốt đẹp với cả Ukraine và Nga, và đã sẵn sàng tham gia vào một cơ chế quan sát nếu thỏa thuận đạt được.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên EU về một gói các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga đang tiếp tục.
Giải pháp nào để kho lương thực chất đầy ở Ukraine ra được thị trường thế giới?
Không có nhiều lựa chọn dễ dàng để ngũ cốc chất đầy trong kho tại Ukraine đi ra thị trường toàn cầu.
Odessa là cảng biển huyết mạch đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Ukraine. Ảnh: Getty Images
Trận đánh Gallipoli năm 1915 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất có một phần nguyên nhân là do khủng hoảng lương thực toàn cầu. Đó là khi đế chế Ottoman gia nhập cuộc chiến và đứng về phe Đức và chặn xuất khẩu từ đế chế Nga - lúc đó bao gồm cả phần lãnh thổ Ukraine ngày nay.
Với ý định kiểm soát tuyến hàng hải từ Biển Đen với Địa Trung Hải, quân Anh hy vọng sẽ đánh bật người Thổ ra khỏi cuộc chiến và khôi phục lại tuyến thương mại của Nga. Bước đi này cũng sẽ giúp hạ nhiệt giá lương thực leo thang và củng cố nền tài chính đang yếu kém của Nga. Nhưng cuộc đổ bộ lên eo biển Dardanelles năm 1915 đã trở thành thảm họa, Anh và phe đồng minh đã buộc phải rút lui sau một năm.
Hơn một thế kỷ sau, phương Tây lại phải đối diện với một rắc rối tương tự: Đó là làm sao vận chuyển được kho lương thực dồi dào của Ukraine đang bị Nga phong tỏa ra thị trường nước ngoài, giúp hạ nhiệt tình trạng thiếu hụt lương thực toàn cầu. Andrei Stavnitser, chủ sở hữu TransInvestService - tập đoàn cảng biển, vận tải biển tư nhân lớn nhất tại Ukraine, cho biết các silo chứa ngũ cốc ở nước này đã gần như đầy ắp, không còn chỗ chứa cho sản lượng thu hoạch mùa vụ năm nay.
"Nếu không thể tích trữ, lúa mỳ, ngũ cốc sẽ bị hư hỏng. Thật vô lý khi Nga vẫn có thể xuất khẩu ngũ cốc từ Biển Đen trong khi sản lượng của Ukraine bị phong tỏa. Việc dỡ phong tỏa cảng biển Odessa có vai trò quan trọng ngang bằng với cung cấp vũ khí cho Ukraine", ông Stavnitser nói.
EU đang tìm cách mở rộng hành lang thay thế bằng đường bộ và đường sắt. Nhưng giải pháp này chỉ giúp xuất khẩu một phần nhỏ sản lượng của Ukraine. Để đưa hết kho ngũ cốc của Ukraine ra thị trường nước ngoài chỉ có thể là bằng đường biển. Vấn đề đặt ra là tổ chức thực hiện như thế nào?
Một số người đang tính đến ý tưởng sử dụng tàu hải quân hộ tống tàu hàng ra vào cảng Odessa và các cảng gần đó. Ông Stavnitser kỳ vọng đoàn tàu hộ tống này sẽ do Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu. James Stavridis, cựu Tư lệnh tối cao quân đội NATO tại châu Âu, đề xuất ý tưởng tái áp dụng chiến dịch từng được Mỹ và một số đồng sử dụng để bảo vệ tàu chở dầu ở vùng Vịnh trong thời gian diễn ra chiến tranh Iraq-Iran thập kỷ 1980.
Nhưng theo James Foggo, cựu Tư lệnh lực lượng NATO đóng ở Địa Trung Hải, việc so sánh như vậy là khập khiễng. "Khác biệt nằm ở chỗ Iran không phải là cường quốc hạt nhân, còn Nga là cường quốc hạt nhân. Nga cũng là cường quốc và vì thế luôn tồn tại nguy cơ leo thang", ông Foggo nói.
Tàu hộ tống ở Biển Đen đối diện với nhiều thách thức về quân sự, pháp lý và chính trị. Đầu tiên phải kể đến tầng tầng lớp lớp các hệ thống phòng không, chống hạm, tác chiến điện tử bố trí ở Crimea, bán đảo sáp nhập vào Nga hồi năm 2014 nhưng chưa được Ukraine và phương Tây công nhận. Bố phòng này giúp Nga khống chế Biển Đen từ bờ.
Dù soái hạm Moskva của Nga mới bị chìm, nhưng tiềm lực của hạm đội Biển Đen vẫn rất mạnh, trong đó có cả tàu chiến, tàu ngầm được trang bị tên lửa hành trình Kalibr. Tàu hàng, tàu hộ tống quanh cảng Odessa rơi vào tình cảnh dễ bị tổn thương, do Odessa nằm trong vùng hỏa lực tấn công của hệ thống tên lửa bờ Bastion được Nga bố trí ở Crimea.
Tàu chiến Nga đi qua eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để tới Biển Đen tháng 4/2021. Ảnh: Reuters
Muốn triển khai tàu hộ tống làm nhiệm vụ bảo vệ có thể sẽ phải cận đến sự hiện diện rộng rãi của hải quân NATO. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về pháp lý liên quan đến Công ước Montreux năm 1936 quy định chế độ đối với các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ. Một vài ngày sau khi chiến sự nổ ra tại Ukraine, Ankara chính kích hoạt điều 19 của công ước, đóng cửa eo biển đối với tàu hải quân các nước có tham gia chiến sự - một động thái ảnh hưởng chủ yếu đến Nga.
Thông qua kênh phi chính thức, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu các nước khác không triển khai tàu chiến ở Biển Đen. Ankara có thể làm vậy theo điều 21 của công ước, khi nhận thấy "nguy cơ bị đe dọa bởi chiến tranh hiện hữu". Công ước Montreux năm 1936 cũng quy định số lượng tàu chiến của các nước không tiếp giáp Biển Đen được phép qua lại eo biển cũng như thời hạn tàu này được phép lưu trú trên Biển Đen. Chiến dịch của NATO vì thế sẽ cần phải tính đến giải pháp hiện diện luân phiên của tàu hải quân.
Hy vọng mong manh hiện đổ dồn vào sức ép quốc tế, nhất là từ những nước không thuộc phương Tây, một sức ép có thể đủ sức thuyết phục Nga nới lỏng phong tỏa cảng biển của Ukraine. Một số người kỳ vọng giới lãnh đạo Nga không muốn bị mang tiếng là tác nhân gây ra nạn đói toàn cầu do khủng hoảng lương thực.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres từng đề xuất ý tưởng Nga dỡ phong tỏa, cho phép Ukraine xuất khẩu hàng hóa từ cảng Odessa, đổi lại quốc tế sẽ nới trừng phạt đối với xuất khẩu phân bón của Nga và Belarus. Tuy nhiên, giới ngoại giao phương Tây cho rằng tái mở cửa các cảng biển ở Ukraine không phải là lựa chọn thực tế trong vòng ít nhất 6 tháng tới.
Quan chức Mỹ xác nhận Ukraine tấn công tàu hải quân Nga bằng tên lửa Harpoon Một quan chức quốc phòng Mỹ ngày 17.6 xác nhận lực lượng Ukraine đã tấn công một tàu kéo thuộc hải quân Nga bằng ít nhất 1 tên lửa diệt hạm Harpoon do Mỹ chế tạo, theo tờ The Washington Post. Cuộc tấn công nói trên diễn ra ở biển Đen gần đảo Rắn, một vị trí chiến lược đang bị lực lượng...