EU tiết lộ về thỏa thuận ngăn do thám dữ liệu cá nhân ký với Mỹ
Một số điểm mới trong thỏa thuận là việc Mỹ cam kết hạn chế sử dụng thông tin tình báo mạng và bổ nhiệm một kiểm soát viên để giải quyết khiếu nại của công dân châu Âu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: commerce.gov)
Ngày 29/2, Liên minh châu Âu (EU) đã tiết lộ những thông tin chi tiết về thỏa thuận mới ký với Mỹ nhằm ngăn chặn chính phủ do thám dữ liệu cá nhân của các công dân châu Âu qua mạng Internet.
Một số điểm mới trong thỏa thuận là việc chính quyền Tổng thống Barack Obama cam kết hạn chế sử dụng thông tin tình báo mạng và bổ nhiệm một kiểm soát viên để giải quyết khiếu nại của công dân châu Âu liên quan tới vấn đề quyền riêng tư, đồng thời sẽ trừng phạt các công ty không tuân thủ thỏa thuận.
Các công ty hàng đầu của Mỹ, trong đó có Facebook và Google, dựa vào các thỏa thuận như trên làm căn cứ pháp lý nhằm chuyển dữ liệu của khách hàng từ các chi nhánh ở châu Âu về trụ sở chính tại Mỹ.
Trước đó hôm 2/2, Brussels và Washington thông báo rằng hai bên đã ký thỏa thuận “Tấm khiên riêng tư” (Privacy Shield), nhằm thay thế thỏa thuận trước đó vốn đã bị Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) bác bỏ hồi năm 2015./.
Video đang HOT
Theo vietnamplus
Nhật hỗ trợ quân sự cho Philippines
Philippines yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết Tòa Trọng tài Thường trực để chứng tỏ không đứng trên luật pháp quốc tế.
Báo Japan Times (Nhật) đưa tin ngày 29-2, Nhật đã ký kết với Philippines thỏa thuận cung cấp thiết bị quân sự cho Philippines. Đây là lần đầu tiên Nhật ký thỏa thuận như thế với một nước Đông Nam Á.
Theo thỏa thuận, Nhật sẽ bán phần cứng quân sự, chuyển giao công nghệ quốc phòng, viện trợ trang thiết bị quân sự đã qua sử dụng và huấn luyện cho quân đội Philippines.
Phát biểu với AP, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin từ chối tiết lộ cụ thể nội dung thỏa thuận song nhấn mạnh quân đội Philippines cần tăng cường năng lực tình báo, giám sát và trinh sát.
Ông cho biết Nhật vẫn chưa đưa ra danh sách cụ thể những thứ Philippines có thể mua.
Ông trần tình Nhật và Philippines đã tăng cường hợp tác quân sự trước khi Trung Quốc có hành động hung hăng trên biển Đông và khẳng định thỏa thuận mới với Nhật không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Shinsuke Sugiyama hội đàm với trợ lý bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu ngày 29-2 tại Tokyo. Ảnh: JAPAN TIMES
Cùng ngày 29-2 tại Tokyo, Thứ trưởng Ngoại giao Shinsuke Sugiyama đã hội đàm với ông Khổng Huyễn Hựu, trợ lý bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.
Báo Japan Times (Nhật) đưa tin đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đến Nhật từ khi CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ tư ngày 6-1.
Thứ trưởng Shinsuke Sugiyama tuyên bố dù quan hệ Nhật-Trung đã được cải thiện nhưng hai nước cần nỗ lực hơn nữa vì còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết giữa Nhật và Trung Quốc. Ông đề nghị cần tiếp tục thảo luận trong tương lai.
Ông Khổng Huyễn Hựu chuyển lời của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị gợi ý đến một cuộc gặp cấp cao giữa Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì với Tổng Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Nhật Shotaro Yachi vào thời điểm thích hợp.
Báo Japan Times ghi nhận cuộc hội đàm nêu trên diễn ra vào thời điểm Nhật tuyên bố không chấp nhận hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng ở biển Đông của Trung Quốc. Thậm chí Nhật còn có ý định cho Philippines thuê máy bay TC-90 để cải thiện năng lực giám sát biển Đông.
Trong khi đó tại Philippines, ngày 29-2, Ngoại trưởng Albert del Rosario đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ Philippines kiện "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở biển Đông.
Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario nhấn mạnh: "Nếu Trung Quốc không chú ý đến yêu cầu của chúng tôi, điều đó có nghĩa Trung Quốc đang tự xem mình ở thế trên luật pháp quốc tế?".
Ông cho biết rất có thể Tòa Trọng tài Thường trực sẽ công bố phán quyết trước tháng 5-2016.
Ngay lập tức phía Trung Quốc đã có phản ứng trước tuyên bố của Philippines. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tiếp tục khẳng định Trung Quốc sẽ không tham gia vụ kiện của Philippines.
Báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 28-2 đưa tin tướng Vương Giáo Thành, tư lệnh quân khu miền Nam Trung Quốc, đã huênh hoang tuyên bố: "Quân đội Trung Quốc đủ sức giải quyết bất kỳ mối đe dọa an ninh nào". Tướng Vương Giáo Thành còn khoe khoang quân đội Trung Quốc đã lên kế hoạch đối phó với mọi kịch bản quân sự trong khu vực. Chuyên gia Nghê Lạc Hùng từ Thượng Hải nhận định Trung Quốc chuẩn bị sẵn kế hoạch quân sự là điều dễ hiểu bởi Bắc Kinh đang xây dựng ngày càng nhiều công trình quân sự và phải đối mặt với nhiều thách thức trong khu vực, thậm chí có khả năng các nước như Ấn Độ và Nhật có thể can dự. ___________________________________ Hai nước Nhật và Philippines đều lo ngại hoạt động bồi đắp xây đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông. Sự kiện Nhật ký kết thỏa thuận cung cấp thiết bị quân sự cho Philippines là diễn biến mới nhất trong nỗ lực đưa nước Nhật giữ vai trò năng động hơn trong khu vực của chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe. Hãng tin AP bình luận
BẢO DUY - TNL
Theo PLO
Mỹ - Ấn Độ tiến dần tới thỏa thuận hậu cần quân sự Nguồn tin quan chức Mỹ cho biết, Mỹ đang đàm phán với Ấn Độ nhằm hỗ trợ xây dựng tàu sân bay lớn nhất cho Ấn Độ. Ấn Độ và Mỹ đang tiến dần tới một thỏa thuận chia sẻ thông tin về hậu cần quân sự sau 12 năm đàm phán giữa hai nước. Đây là một dấu hiệu cho thấy mối...