EU tiết lộ bất ngờ về mối quan hệ giữa Israel và Hamas
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU đưa ra tuyên bố bất ngờ ngay trước khi Ngoại trưởng Israel đến Brussels vào đầu tuần tới.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell. Ảnh: AFP
Theo tờ Politico (Mỹ), Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Josep Borrell ngày 19/1 đã công khai cáo buộc Israel đã tài trợ cho lực lượng Hamas ở Dải Gaza.
Báo El País của Tây Ban Nha dẫn lời ông Borrell cho biết: “Hamas được Chính phủ Israel tài trợ nhằm làm suy yếu Chính quyền Palestine. Nhưng nếu chúng ta không can thiệp mạnh mẽ, vòng xoáy hận thù và bạo lực sẽ tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thương vong này đến thương vong khác”.
Trong bài phát biểu tại Đại học Valladolid ở miền Trung Tây Ban Nha, ông Borrell nhấn mạnh rằng việc thành lập một nhà nước Palestine là cần thiết để giải quyết cuộc xung đột đang diễn ra.
“Chúng tôi tin rằng giải pháp hai nhà nước phải được áp đặt từ bên ngoài để mang lại hòa bình. Mặc dù, tôi nhấn mạnh, Israel đang tái khẳng định việc từ chối (giải pháp này) và để ngăn chặn điều đó, họ đã đi xa đến mức tự thành lập Hamas”, ông Borrell được dẫn lời nêu rõ.
Chính phủ Israel đã phản bác mạnh mẽ những chỉ trích của ông Borrell. Ophir Falk, cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói: “Ông Borrell đã sai. Thay vì tìm cách củng cố Hamas, như người đứng đầu chính sách đối ngoại EU tiết lộ, Thủ tướng Netanyahu đã tấn công mạnh vào Hamas trong ba hoạt động quân sự quy mô lớn; vào năm 2012, 2014 và 2021. Sau vụ tấn công của Hamas ngày 7/10 năm ngoái, nội các chiến tranh của ông Netanyahu đã chỉ đạo quân đội Israel tiêu diệt Hamas”.
Bình luận của ông Borrell được đưa ra chỉ vài ngày trước khi các bộ trưởng ngoại giao EU dự kiến tổ chức một số cuộc họp với những người đồng cấp từ Israel, Chính quyền Palestine và các nước Arab quan trọng tại Brussels. Các bộ trưởng sẽ thảo luận vào ngày 22/1 về cuộc xung đột Israel-Hamas ở Gaza, nơi quân đội Israel đã thực hiện chiến dịch ném bom và tấn công trên bộ không ngừng nghỉ trong nhiều tháng, cũng như triển vọng cho một giải pháp hòa bình trong tương lai.
Video đang HOT
Đồng thời, EU đang chuẩn bị công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Hamas nhằm ngăn chặn các nguồn tài chính của lực lượng này, ba nhà ngoại giao EU nói với Politico.
Hôm 18/1, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn vĩnh viễn ở Dải Gaza – với điều kiện Hamas phải bị giải tán và tất cả các con tin được thả. Nghị quyết này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Netanyahu bác bỏ ý tưởng về một nhà nước Palestine độc lập, qua đó bác bỏ nỗ lực thành lập một nhà nước Palestine của Mỹ và EU.
Những tuyên bố rằng Chính phủ Israel đã tài trợ cho Hamas, bao gồm cả việc cho phép Qatar tài trợ cho Gaza, đã được đưa ra trước đây bởi phe đối lập Israel cũng như các nhà phân tích và cơ quan truyền thông của Mỹ như tờ New York Times. Các quan chức Israel cho biết đây là một phần trong chính sách mà hầu hết các chính trị gia hàng đầu của Israel đã thực hiện như một cách khả thi để kiểm soát Hamas với giả định cơ bản là nhóm này sẽ kiềm chế lòng nhiệt thành về ý thức hệ của họ và khuyến khích họ tập trung vào việc cai trị.
“Israel đã cho phép cung cấp hàng triệu USD tiền mặt của Qatar vào Gaza thông qua các cửa khẩu của nước này kể từ năm 2018, nhằm duy trì lệnh ngừng bắn mong manh với những người cai trị Dải Gaza”, một bài xã luận trên tờ Thời báo Israel (Times of Israel) cáo buộc vào ngày 8/10 năm ngoái, một ngày sau khi Hamas thực hiện các cuộc tấn công và miền Nam Israel.
Thủ tướng Netanyahu đã phủ nhận mạnh mẽ việc đồng ý Qatar tài trợ cho Hamas nhằm chia rẽ người Palestine thành các phe phái chính trị đối lập. Nhưng nhà lãnh đạo Israel cho biết vào năm 2019 tại một hội nghị của đảng Likud: “Bất kỳ ai muốn ngăn cản việc thành lập một nhà nước Palestine cần phải hỗ trợ việc củng cố Hamas”.
Israel rút một phần lực lượng khỏi Gaza gây ra rạn nứt mới trong chính phủ
Nếu chính phủ sụp đổ, Israel có thể sẽ phải đối mặt với cuộc bầu cử mới mà nhiều người cho rằng Thủ tướng Netanyahu sẽ thất bại.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu và các thành viên nội các an ninh gặp gỡ các lãnh đạo hội đồng địa phương phía Tây Negev ở Beersheba, ngày 16/1/2023. Ảnh: timesofisrael.com
Một bộ trưởng trong Chính phủ Israel đã chỉ trích quyết định của quân đội nước này rút một sư đoàn khỏi Gaza, phơi bày sự chia rẽ sâu sắc hơn giữa các nghị sĩ về cuộc tấn công quân sự ở Dải Gaza, theo kênh CNN của Mỹ mới đây.
Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel Itamar Ben Gvir cho biết cuộc tấn công tên lửa được phóng từ Gaza vào Israel gần đây "một lần nữa chứng minh rằng việc chiếm đóng Dải Gaza là cần thiết để hiện thực hóa các mục tiêu chiến đấu".
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đầu tuần này cho biết Sư đoàn 36, bao gồm các đại đội thiết giáp, công binh và bộ binh, đã rút khỏi Dải Gaza sau 80 ngày, trong dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy sự chuyển sang giai đoạn chiến đấu mới mà một số quan chức Israel đã tuyên bố.
Ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo lên án số người chết gia tăng ở Gaza, nơi cuộc tấn công quân sự của Israel kể từ ngày 7/10 năm ngoái đã tàn phá nhiều vùng lãnh thổ và khiến hơn 2,2 triệu người phải đối mặt với nạn đói, bệnh tật nguy hiểm và buộc phải di dời.
Theo Cơ quan Y tế do Hamas điều hành ở Gaza, các cuộc tấn công của Israel đã khiến hơn 24.100 người Palestine thiệt mạng và làm bị thương khoảng 61.000 người khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ngày 15/1 cho biết "giai đoạn hoạt động chuyên sâu" trong cuộc tấn công quân sự của Israel ở phía Bắc và phía Nam Gaza sẽ "sớm kết thúc".
Người phát ngôn của IDF nói với CNN rằng Sư đoàn 36 đã rút khỏi Gaza "để hồi sức và huấn luyện", đồng thời nói thêm rằng các động thái trong tương lai của sư đoàn vẫn chưa được quyết định. Theo người phát ngôn trên, việc rút quân có nghĩa là hiện IDF còn lại ba sư đoàn chiến đấu ở Gaza, cùng với các lực lượng đặc biệt.
Chia rẽ trong Chính phủ Israel
Bình luận của Bộ trưởng Ben Gvir mới trên đã nêu bật những căng thẳng tồn tại trong Chính phủ Israel cũng như lĩnh vực quốc phòng và an ninh rộng hơn, về mức độ hiện diện mà Israel nên duy trì bên trong Gaza sau chiến tranh.
Theo tờ Thời báo Israel (timesofisrael.com) ngày 14/1, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant được cho là đã rời khỏi cuộc họp nội các chiến tranh vào tối 13/1 do tranh cãi với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, khi mối quan hệ giữa hai người lãnh đạo cuộc chiến chống lại nhóm Hamas trở nên căng thẳng.
Vụ việc là những dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Gallant giữa cuộc chiến với Hamas. Ông Netanyahu cũng được cho là có mâu thuẫn với ông Gantz.
Tháng trước, Kênh 12 đưa tin rằng ông Netanyahu đã cấm người đứng đầu Mossad David Barnea và người đứng đầu Shin Bet Ronen Bar tham gia cuộc gặp gần đây với Bộ trưởng Gallant và Tham mưu trưởng IDF Herzi Halevi để thảo luận về các hoạt động quân sự.
Thủ tướng Netanyahu đã sa thải ông Gallant bất ngờ vào năm ngoái sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel bày tỏ sự không đồng tình của công chúng đối với việc chính phủ vội vàng thông qua đạo luật cải tổ tư pháp gây tranh cãi. Vụ sa thải đã gây ra sự náo động trong công chúng, bao gồm cả các cuộc biểu tình và bạo loạn hàng loạt chưa từng có, buộc ông Netanyahu lặng lẽ rút lại lệnh sa thải, để ông Gallant tiếp tục đảm nhiệm chức vụ của mình.
Bên cạnh đó, đầu tháng này, các thành viên nội các Israel đã tranh cãi về kế hoạch cho tương lai thời hậu chiến của Gaza và cách xử lý các cuộc điều tra liên quan đến những thiếu sót an ninh xung quanh các cuộc tấn công ngày 7/10 năm ngoái của Hamas.
Cuộc tranh cãi công khai vào ngày 4/1 diễn ra sau những gì một nguồn tin mô tả là một "cuộc chiến" tại cuộc họp của nội các chiến tranh Israel. Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich cho biết đã có một "cuộc thảo luận sôi nổi", trong khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz cho biết một "cuộc tấn công có động cơ chính trị" đã được phát động.
Sự chia rẽ trong nội các chiến tranh Israel liên quan đến cuộc điều tra về cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10, bao gồm cả việc quân đội Israel đã không lường trước được điều đó, cũng như về các kế hoạch được đề xuất sau chiến tranh cho Gaza.
Nếu chính phủ sụp đổ, Israel có thể sẽ phải đối mặt với cuộc bầu cử mới mà nhiều người cho rằng ông Netanyahu sẽ thất bại.
Hamas nói nhiều con tin có khả năng đã thiệt mạng Ngày 14/1, phát ngôn viên cánh vũ trang của Hamas cho biết nhiều con tin có thể đã bị giết, đồng thời cho rằng Israel phải chịu trách nhiệm cho việc này. Người dân tập trung ở Tel Aviv ngày 14/1 nhân 100 ngày diễn ra cuộc chiến ở Gaza và yêu cầu trao trả các con tin Israel bị Hamas bắt giữ...