EU tiếp tục “nhắc khéo” Anh rời liên minh
Thủ tướng Robert Fico của Slovakia, quốc gia đang nắm giữ chức chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU), ngày 3/7 đã đề nghị các chính trị gia Anh tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở nước này về việc rời EU ( Brexit).
Thủ tướng Robert Fico của Slovakia. (Ảnh: Reuters)
Phát biểu trong cuộc thảo luận trên truyền hình với người đồng cấp Cộng hoà Séc Bohuslav Sobotka, Thủ tướng Fico nói: “Chúng tôi không tưởng tượng được ra cách họ có thể dừng Brexit. Về lý thuyết, khả năng này vẫn có thể song tôi thực sự không thể tin các chính trị gia Anh có thể đứng lên phản đối kết quả của cuộc trưng cầu dân ý”.
Một tuần sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý lịch sử ở Anh được công bố, có nhiều thông tin đồn đoán về việc liệu giới lãnh đạo Anh có tìm cách lật ngược kết quả này hay không. Trong khi đó, Slovakia, thành viên EU và có là quốc gia trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu, đã đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của EU hôm thứ Sáu tuần trước.
Video đang HOT
Theo giới quan sát, tuyên bố trên của Thủ tướng Fico là một động thái mới nhất cho thấy EU không muốn níu giữ Anh ở lại khối này. Trước đó, trong cuộc họp của ngoại trưởng 6 nước thành viên sáng lập EU hôm 25/6, một tuyên bố chung đã được đưa ra về vấn đề Brexit. Trong tuyên bố, 6 nước gồm Đức, Pháp, Italy, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg tuyên bố lấy làm tiếc khi người dân Anh chọn rời EU, đồng thời kêu gọi chính phủ Anh cần nhanh chóng làm rõ và thực thi ý nguyện của cử tri Anh “sớm nhất có thể”. Bên cạnh đó, các nước EU sẵn sàng hợp tác với các thể chế EU khởi động các cuộc đàm phán định hình mối quan hệ tương lai giữa EU và Anh.
Ngoài ra, Thủ tướng Fico cũng cho biết vấn đề Brexit sẽ không gây ra bất cứ tác động nghiêm trọng nào tới nền kinh tế Slovakia. Ông khẳng định: “Chúng tôi cảm thấy rất hài lòng và không có bất cứ lo ngại lớn nào. Với lĩnh vực kinh tế, việc Anh rời EU sẽ không tạo ra bất cứ tác động lớn nào tới Slovakia”.
Cũng trong cuộc thảo luận trên truyền hình, Thủ tướng Cộng hòa Séc Bohuslav Sobotka đã đề cập tới khả năng trưng cầu dân ý tại nước này. Trước đó, Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman cho biết ông “sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý” về tư cách thành viên của nước này ở EU và NATO. Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, Thủ tướng Sobotka khẳng định chính phủ trung tả của ông không có ý định tổ chức trưng cầu dân ý trong thời gian tới.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Nữ hoàng Anh lần đầu phát biểu sau trưng cầu dân ý Brexit
Nữ hoàng Elizabeth II hôm qua kêu gọi giới lãnh đạo "chiêm nghiệm và suy nghĩ thấu đáo" trong lần phát biểu trước công chúng đầu tiên sau cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời Liên minh châu Âu.
Nữ hoàng Anh Elizabeth II phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp thứ 5 của quốc hội Scotland. Ảnh: WPA
Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp thứ 5 của quốc hội Scotland, Nữ hoàng Elizabeth thừa nhận "thế giới đang ngày càng phức tạp với nhiều đòi hỏi khắt khe hơn", ở đó "những sự kiện và bước phát triển mới có thể và thực sự diễn ra với một tốc độ đáng kinh ngạc", theoIndependent.
Nữ hoàng Anh cho rằng "để duy trì khả năng giữ bình tĩnh, tự chủ nhiều khi rất khó khăn" nhưng nhấn mạnh người dân cần phải có thái độ "lạc quan và hy vọng". Theo bà, phiên họp của quốc hội Scotland đang mang tới "cảm giác đổi mới thực sự".
Nữ hoàng Elizabeth khẳng định đứng trước thế giới chuyển động nhanh chóng như hiện nay, một nhà lãnh đạo luôn cần đến "sự chiêm nghiệm và suy nghĩ thấu đáo" để có thể cân nhắc một cách kỹ lưỡng, bình tĩnh nhằm tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất đối phó với thách thức và tận dụng thời cơ.
Dù Nữ hoàng không đề cập trực tiếp đến cuộc trưng cầu dân ý cách đây hơn một tuần với kết quả nghiêng về phe ủng hộ Anh rời Liên minh châu Âu (EU), giới chuyên gia đánh giá những lời lẽ của bà dường như ám chỉ tới Brexit cũng như những thay đổi chính trị đang diễn ra ở Anh.
Người dân Anh ngày 23/6 tổ chức bỏ phiếu về việc nước này có nên rời khỏi EU hay không. Kết quả cho thấy phe chọn rời EU, hay Brexit, chiến thắng với 51,9% số phiếu ủng hộ. Thủ tướng Anh David Cameron, lập trường ủng hộ ở lại EU, tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 10.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Các cuộc trưng cầu dân ý ở châu Âu: Cách chính phủ lừa người dân Cuộc trưng cầu dân y được coi là đỉnh cao của nền dân chủ. Tuy nhiên, nêu kết quả dê dư đoan va đây không phải là kêt qua mong muốn, thi không nhât thiêt phai hoi ý kiến của ngươi dân, va nêu cuộc trưng câu dân y mang lai một kết quả bất tiện thi không nên chu y đên kêt...