EU tiếp tục “đổ thêm dầu vào lửa” trong quan hệ với Nga
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 26/7 (giờ địa phương) đã có phản ứng gay gắt trước động thái của Liên minh châu Âu (EU) rút lãi từ các tài sản bị đóng băng của Nga để bù vào tiền viện trợ quân sự cho Ukraine.
Phát biểu trước báo giới, ông Dmitry Peskov nêu rõ: “Việc chuyển lợi nhuận từ tài sản của Nga sang các mục đích khác là vi phạm tất cả các quy tắc và chuẩn mực của hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế. Động thái này sẽ kéo theo những vấn đề pháp lý nghiêm trọng đối với những người đưa ra quyết định và những người lợi dụng quyết định này”.
Ông đồng thời cảnh báo, những hành động của EU sẽ nhận được những biện pháp đáp trả tương ứng: “Mặc dù những hành động của EU chưa cần phản ứng của Nga ngay lập tức, nhưng chắc chắn là lý do để Nga sau này có những biện pháp nhằm đáp trả trước những quyết định bất hợp pháp như vậy của Liên minh châu Âu. Nga sẽ hành động, nhưng những hành động đó cần được cân nhắc kỹ lưỡng và phù hợp với lợi ích của Nga”. Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, EU đã chuyển 1,5 tỷ euro (tương đương 1,6 tỷ USD) đầu tiên cho Ukraine, với khoản ngân sách trích từ tiền lãi phát sinh trên tài sản Nga bị phương Tây đóng băng trong hơn 2 năm qua. Theo Chủ tịch EC, khoản tiền sẽ dùng để hỗ trợ quốc phòng và tái thiết Ukraine.
Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Nga như một phần của các lệnh trừng phạt khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022. Hầu hết khoản tiền đang được giữ tại trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ lớn nhất của EU. Theo dự kiến, EU sẽ sử dụng 90% lợi nhuận thu được từ tài sản này để hỗ trợ quân sự cho Ukraine, phần còn lại chuyển vào ngân sách EU và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine. Trước đó, vào tháng 5 vừa qua, EU cũng đã phê duyệt một kế hoạch sử dụng tiền lãi thu được từ các tài sản bị đóng băng để hỗ trợ cho quá trình phục hồi và phòng thủ của Ukraine.
Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã xấu đi nhanh chóng và lao dốc kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Hai bên liên tục áp đặt trừng phạt và các biện pháp trả đũa với nhau. Nga đã nhiều lần nói rằng, phương Tây viện trợ quân sự cho Kiev chỉ khiến kéo dài cuộc xung đột. Chính phủ Nga cũng cho biết, bất kỳ hành động nào được thực hiện để chuyển giao tài sản của Nga mà không có sự đồng ý sẽ được xem là bất hợp pháp. Theo quan điểm của Nga, việc tịch thu tài sản có chủ quyền của Nga có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm và gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống kinh tế phương Tây. Moscow cũng đồng thời cảnh báo về những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra.
Nga chạy đua với thời gian giải cứu thợ mỏ bị mắc kẹt
Các lực lượng cứu hộ Nga đang nỗ lực chạy đua với thời gian để giải cứu các thợ mỏ bị mắc kẹt ở độ sâu 125m dưới lòng đất sau khi xảy ra vụ sập hầm mỏ Pioneer, thuộc vùng Amur, hơn 4 ngày trước đó.
Trong thông báo ngày 22/3, giới chức địa phương cho biết công tác cứu hộ được thực hiện hết sức khẩn trương với 226 nhân viên và 29 phương tiện, máy móc cứu hộ được huy động. Sau nhiều nỗ lực, các nhân viên cứu hộ đã di chuyển được 220m vào bên trong hầm mỏ Pioneer.
Thống đốc vùng Amur Vasily Orlov cho biết lực lượng cứu hộ đã tiến hành khoan một cái giếng có độ sâu 262m, nghiêng 49 độ để tiếp cận nơi các thợ mỏ đang mắc kẹt dưới lòng đất. Camera quan sát được đưa xuống giếng để nắm tình hình bên dưới và thiết lập đường dây liên lạc với các thợ mỏ đang bị mắc kẹt. Hiện đã hoàn thành được 145m trong 262m cần khoan.
Công tác cứu hộ không chỉ diễn ra dưới lòng đất mà cả trên mặt đất. Các nhân viên đã dọn tuyết ở xung quanh mỏ để khôi phục lại đoạn đường đến nơi đặt một máy bơm lớn dùng để bơm nước ra khỏi những hố gần đó, ngăn nước tràn xuống hầm mỏ.
Tối 18/3, tại mỏ vàng Pioneer xảy ra sự cố sập đất đá. Theo Bộ Tình trạng Khẩn cấp LB Nga, 13 thợ mỏ mắc kẹt dưới đống đổ nát. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh giới chức địa phương phải làm tất cả mọi biện pháp cần thiết để cứu các thợ mỏ. Chính quyền đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong khu vực để huy động tối đa mọi nguồn lực.
Nga sản xuất hàng loạt siêu bom nặng 3 tấn Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này đã bắt đầu sản xuất hàng loạt siêu bom nặng 3 tấn FAB-3000. Chiến đấu cơ của Không quân Nga chuẩn bị cất cánh. Ảnh: Ria Novosti Hãng Sputnik dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga có đoạn: "Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã nhận thông báo rằng việc sản xuất bom...