EU tiến gần thỏa thuận về chuyển hướng năng lượng
Truyền thông châu Âu ngày 14/12 đưa tin, đại diện các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Nghị viện châu Âu (EP) đã đạt thỏa thuận sơ bộ về hình thức cuối cùng của kế hoạch REPowerEU, giúp EU thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Dự kiến, chương trình này sẽ mang lại các khoản tài trợ 20 tỷ euro cho các quốc gia thành viên EU thông qua sửa đổi kế hoạch phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Trạm trung chuyển khí đốt ở Hajduszoboszlo, Hungary. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, với tư cách đại diện cho các quốc gia thành viên EU trong các cuộc đàm phán với EP, đã công bố thỏa thuận khởi động kế hoạch REPowerEU vào đêm qua. Nghị sĩ Siegfried Muresan, một trong những nhà đàm phán của EP cho biết: “Chúng tôi đã hoàn thành những gì đã hứa: REPowerEU sẽ có hiệu lực vào đầu năm sau”.
Video đang HOT
Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra đề xuất REPowerEU hồi tháng 5 để đáp trả cuộc hành động của Nga ở Ukraine. Mục đích của sáng kiến là loại bỏ sự phụ thuộc về năng lượng của EU vào Nga thông qua hợp tác với các nhà cung cấp khác, tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo hoặc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
Các quốc gia thành viên EU sẽ đệ trình kế hoạch riêng để đáp ứng các mục tiêu trong một chương bổ sung về kế hoạch phục hồi sau đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, EP và Hội đồng châu Âu cũng nhất trí mục tiêu các quốc gia thành viên EU dành 30% số tiền được phân bổ cho các dự án có tầm quan trọng xuyên biên giới.
Các chính phủ có thể nhận trước 1/5 số tiền cần thiết, được cho là để hỗ trợ việc thực hiện nhanh chóng các kế hoạch. Các nước EU cũng có thể đăng ký các khoản vay từ Quỹ Phục hồi sau đại dịch. Đối với 20 tỷ euro trợ cấp mới, 60% sẽ được thanh toán từ Quỹ Đổi mới, trong đó có doanh thu từ việc bán tín chỉ phát thải nhằm hỗ trợ các công nghệ sinh thái.
Hàng nghìn người Ukraine tham gia sản xuất vũ khí ở Séc
Sự xuất hiện của những công nhân mới từ Ukraine, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng, có thể mang lại lợi ích tài chính cho CH Séc.
Séc đang có nhu cầu nhân viên sản xuất các trang thiết bị quốc phòng tay nghề cao. Ảnh: Euractiv
Trang tin Euractiv.cz (Séc) ngày 13/12 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Séc xác nhận, vài nghìn công nhân Ukraine sẽ tới nước này để làm việc trong ngành công nghiệp vũ khí.
Đài phát thanh Séc đưa tin, sự xuất hiện của những công nhân mới từ Ukraine, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng, có thể mang lại lợi ích tài chính cho Praha.
"Chúng tôi không nói về làn sóng người tị nạn, chúng tôi đang nói về những người lao động có trình độ cao, những người sẽ kiếm tiền cho các công ty và đóng góp cho nền kinh tế Séc", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Séc Tomá Kopený nói với Đài phát thanh Séc.
Về trình độ cụ thể, ông Kopený cho biết nhân viên kỹ thuật sản xuất là một trong những lực lượng có nhu cầu cao nhất. Theo Thứ trưởng Kopený, Séc muốn tạo ra các cụm công nghiệp chung giữa nước này và Ukraine, và lĩnh vực vũ khí nằm trong số đó.
"Đây là kết quả của cuộc gặp giữa Thủ tướng (Séc) Petr Fiala và Tổng thống (Ukraine) Volodymyr Zelensky tại Kiev vào cuối tháng 10 vừa qua. Có một sự đồng thuận rõ ràng rằng chúng tôi sẽ xây dựng một cơ sở chiến lược về năng lực sản xuất chung để bảo vệ Ukraine, Séc và Liên minh (NATO)", ông Kopený nói.
Công nhân Ukraine chủ yếu sẽ được sử dụng liên quan đến các công việc sửa chữa, bảo dưỡng trong giai đoạn đầu tiên và hiện đại hóa các trang thiết bị chiến đấu hạng nặng trong giai đoạn sau. Ông Kopený nói: "Chắc chắn trong nửa đầu năm tới, việc sản xuất một số hệ thống hoặc linh kiện vũ khí quan trọng sẽ bắt đầu".
16 triệu dân đối mặt với cảnh băng giá, Anh mở hàng nghìn 'ngân hàng sưởi ấm' Chi phí năng lượng và lạm phát vốn leo thang sau đại dịch COVID-19 kết thúc đã tăng vọt kể từ khi Anh quyết định cắt đứt nguồn nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào đầu năm nay. Trong khi đó, dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ có thể giảm xuống tới -10 độ C tại một số nơi ở Anh...