EU tích trữ dầu diesel của Nga trước lệnh cấm
Lệnh cấm vận các sản phẩm dầu mỏ của Nga sẽ bắt đầu sau chưa đầy ba tháng nữa, trong bối cảnh EU thiếu hụt các nguồn cung ứng thay thế.
Dầu diesel đang trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn tại nhiều khu vực. Ảnh minh họa: AFP
Hãng Reuters đưa tin các thương nhân châu Âu đang tăng cường mua dầu diesel từ Nga trước khi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm dầu mỏ của nước này có hiệu lực vào tháng 2/2023.
Trích dẫn dữ liệu từ trang web theo dõi tàu chở hàng Vortexa, hãng tin trên cho biết số lượng chuyến hàng dầu diesel của Nga đến khu vực lưu trữ Amsterdam-Rotterdam-Antwerp (ARA) đã tăng lên 215.000 thùng mỗi ngày từ ngày 1/11 đến ngày 12/11. Ông Pamela Munger, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Vortexa cho biết đây là mức tăng 126% so với tháng 10.
Video đang HOT
Hơn nữa, theo dữ liệu của công ty Refinitiv, trong tháng 11, dầu diesel của Nga chiếm 44% lượng nhiên liệu nhập khẩu của khối EU, tăng lên so với 39% của tháng trước. Điều này có nghĩa là Nga vẫn là nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất trong khu vực, mặc dù thực tế là tổng lượng nhập khẩu nhiên liệu của Nga sang EU đã giảm đáng kể trong những tháng qua do các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Lệnh cấm vận của EU đối với dầu mỏ của Nga có hiệu lực vào tháng tới, trong khi lệnh cấm đối với tất cả các sản phẩm dầu mỏ sẽ có hiệu lực vào ngày 5/2/2022. Giới phân tích cảnh báo rằng EU sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn diesel thay thế, vì mặt hàng đang trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn, trong khi sản xuất dầu diesel nội địa của châu Âu không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của khu vực này.
“EU sẽ phải đảm bảo khoảng 500.000 đến 600.000 thùng dầu diesel mỗi ngày để thay thế nguồn của Nga. Các nguồn thay thế sẽ đến từ Mỹ cũng như phía Đông Suez, chủ yếu là Trung Đông và Ấn Độ”, nhà phân tích thị trường Eugene Lindell tại công ty tư vấn năng lượng FGE nói với Reuters.
Kinh tế Nga chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật, dự báo năm 2023 tiếp tục đi xuống
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Cơ quan thống kê liên bang Nga (Rossat) ngày 16/11 công bố các số liệu sơ bộ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý III/2022 giảm 4%, sau khi ghi nhận mức giảm tương tự trong quý II.
Như vậy, về mặt kỹ thuật, kinh tế Nga đã rơi vào suy thoái khi tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp.
Hệ thống đường ống dẫn khí của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Tuy nhiên, mức suy giảm 4% trong quý III thấp hơn mức giảm 4,5% mà các chuyên gia dự báo trước đó.
Theo Rossat, mức suy giảm GDP trong quý III là do lĩnh vực bán buôn giảm 22,6% và bán lẻ giảm 9,1%. Trong khi đó, lĩnh vực xây dựng tăng 6,7% và nông nghiệp tăng 6,2%.
Số liệu của Rossat cũng cho thấy dù kinh tế suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tại Nga vẫn giữ ở mức 3,9% trong tháng 9. Nền kinh tế Nga đã phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu năng lượng, chiếm khoảng 40% thu ngân sách liên bang.
Đầu tháng 11 này, ngân hàng trung ương Nga dự báo GDP sẽ giảm 3,5% trong năm nay. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính các mức giảm lần lượt là 3,4% và 4,5%.
Ngày 10/11, Viện trưởng Viện Kiểm toán Liên bang Nga Alexei Kudrin dự báo tốc độ suy giảm GDP của nước này trong năm 2022 sẽ nằm trong khoảng 2,9 - 3,3% và mức suy giảm 0,8% của năm 2023 là thực tế.
Tuy nhiên, theo ông Kudrin, vẫn tồn tại những kịch bản phức tạp hơn do phương Tây có khả năng áp đặt các biện pháp hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga hoặc áp giá trần năng lượng. Dẫu vậy, ông Kudrin đánh giá nền kinh tế Nga đang phát triển tốt hơn so với ước tính ban đầu.
Vì sao Mỹ vẫn xuất khẩu mạnh dầu diesel dù trong nước khan hiếm Mỹ hiện đang đối phó với tình trạng thiếu dầu diesel, và thực tế đó khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao họ vẫn xuất khẩu loại nhiên liệu này. Câu trả lời cuối cùng là hoạt động xuất khẩu dầu diesel được quyết định bởi yếu tố kinh tế, khi các công ty có thể bán sản phẩm của họ với...