EU thúc giục Ukraine cải cách trước khi nhận viện trợ
Liên minh châu Âu (EU) đề nghị chính phủ Ukraine phải nhanh chóng hoàn thiện Chiến lược cải cách quốc gia trước khi EU tiếp tục viện trợ gói tài chính mới cho nước này, theo Tân Hoa xã ngày 16.12.
Trụ sở EU ở Brussels, Bỉ – Ảnh: Reuters
Liên minh sẽ cung cấp gói hỗ trợ với mức độ lớn chưa từng có trước đó để hỗ trợ tài chính cho Ukraine nhưng điều kiện là Kiev phải cải cách nếu không chính quyền nước này sẽ không hồi phục một cách bền vững, Tân Hoa xã dẫn lời Cao ủy phụ trách mở rộng EU Johannes Hahn sau cuộc họp Hội đồng hiệp hội ở Brussels (Bỉ) ngày 15.12.
EU tuyên bố Ukraine phải nhanh chóng “hoàn thiện Chiến lược cải cách quốc gia 2015- 2017″ nhằm thu hút sự ủng hộ quốc tế đối với chương trình cải cách và phục hồi. Theo đó, một hội nghị quốc tế kêu gọi sự ủng hộ Ukraine sẽ diễn ra vào đầu 2015.
Hồi tháng 3, EU đã hỗ trợ Ukraine vay 1,6 tỷ euro (khoảng 2 tỷ USD) cho chương trình ổn định tài chính vĩ mô (MFA) nhằm ổn định kinh tế nước này trong công cuộc cải cách toàn diện. 250 triệu euro cuối cùng trong gói hỗ trợ dự kiến sẽ được giải ngân cho Kiev vào tháng 1.2015, theo Tân Hoa xã 16.12.
Trước cuộc họp Hội đồng, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp từ NATO, EU trong cuộc chiến chống lại phe ly khai ở miền đông nước này, theo CTV News 15.12.
Video đang HOT
Trước đó, Mỹ cam kết bảo lãnh Ukraine 1 tỷ USD trong cuộc chiến chống phe ly khai ở miền đông nước này hôm 19.9 nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh nào từ phía Washington trong việc việc hỗ trợ Kiev.
Cao ủy phụ trách mở rộng EU Johannes Hahn – Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Nga cáo buộc cuộc hợp tác kinh tế giữa Ukraine và EU là “một kiểu thực dân mới”, theo Reuters. “Không ai muốn đưa tiền cho Ukraine kể cả trong các nhu cầu cấp thiết nhất. Trong những tình huống tuyệt vọng nhất, châu Âu sẽ xì ra cho Kiev một ít tiền lẻ để trả các khoản nợ trên bờ vực vỡ nợ. Các nền kinh tế châu Âu bản thân còn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thì làm sao có thể giúp không Ukraine”, Thủ tướng Nga Medvedev cho biết trong một bài báo Nga, theo Reuters 15.12.
Cuộc nội chiến Ukraine làm chết hàng ngàn người, hàng trăm nghìn người mất nhà cửa và làm kiệt quệ một đất nước đang trên bờ vực sụp đổ về kinh tế. Hậu quả từ chiến tranh khiến Ukraine bị mất 20% sản lượng kinh tế, theo Reuters.
Cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết đã có ít nhất gần 5.000 người thiệt mạng và hơn 10.000 người bị thương trong các cuộc xung đột ở miền đông Ukraine trong suốt 8 tháng qua. Ít nhất 1.357 người thiệt mạng sau khi 2 bên phớt lờ thỏa thuận ngừng bắn hồi tháng 9.
Các cuộc tấn công quy mô lớn đã được ngừng lại sau “Ngày bình yên” hồi 9.12 nhưng các cuộc đụng độ và pháo kích bừa bãi vẫn tiếp tục nổ ra.
Mộc Di
Theo Thanhnien
EU cam kết viện trợ 700 triệu euro cho Myanmar cải cách
Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ viện trợ gần 700 triệu euro cho Myanmar trong vòng 7 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển giao của nước này, theo AFP.
Một buổi tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng vì bạo loạn tại thành phố Yangon, Myanmar - Ảnh: AFP
Cụ thể, EU sẽ viện trợ cho Myanmar 688 triệu euro (khoảng 900 triệu USD) từ năm 2014 - 2020, để thúc đẩy tự do báo chí và nhân quyền, đồng thời tăng cường hỗ trợ cho quá trình chuyển giao phức tạp đang diễn ra tại quốc gia này, AFP đưa tin ngày 8.12.
Trong thông báo của mình, Ủy ban châu Âu nhấn mạnh, số tiền trên nhằm giúp Myanmar phát triển nông nghiệp, tăng cường chế độ dinh dưỡng cho người dân, hỗ trợ ngành giáo dục, cải thiện khả năng quản lý của chính phủ, cũng như siết chặt các quy định vể pháp luật.
Theo AFP, Myanmar nằm dưới quyền kiểm soát của hệ thống chính phủ quân sự từ năm 1962, và bị cộng đồng quốc tế đánh giá là một nước cô lập. Tuy nhiên, trong vòng 3 năm trở lại đây, nước này đã và đang thực hiện hàng loạt biện pháp cải cách được thế giới ca ngợi, đồng thời giúp Naypyidaw thoát khỏi nhiều lệnh cấm vận từ các nước phát triển.
Bà Aung San Suu Kyi, "biểu tượng dân chủ" của Myanmar - Ảnh: Reuters
Điển hình cho những nỗ lực cải cách của quốc gia này là việc chính phủ bán dân sự đã ký lệnh ngừng bắn với 14/16 nhóm nổi dậy lớn trong nước, đồng thời trả tự do cho phần lớn tù nhân chính trị, tạo điều kiện cho "biểu tượng dân chủ" Aung San Suu Kyi và đảng của bà tham gia vào nghị viện, qua đó xóa bỏ chế độ kiểm duyệt hà khắc ở Myanmar.
Tuyên bố của EU được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có những phát biểu vào tháng trước, bày tỏ lo ngại về sự tuột dốc trong quá trình chuyển giao của Myanmar, đặc biệt về vấn đề nhân quyền và tự do báo chí.
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Đánh Chu Vĩnh Khang: Sấm động trong đời sống chính trị Trung Quốc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nỗ lực cấu trúc ban lãnh đạo không tham nhũng. Ngày 6/12, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin Chu Vĩnh Khang bị khai trừ khỏi đảng và truy tố với nhiều tội danh, Tân Hoa xã đã liệt kê những lĩnh vực trong đó hai tội danh chủ yếu mà Chu đã vi...