EU thừa nhận đã đạt giới hạn áp đặt trừng phạt tài chính đối với Nga
Kể từ khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, phương Tây đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân và thực thể Nga trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, văn hoá đến truyền thông của nước này.
Ông Josep Borrell phát biểu trước một cuộc họp tại trụ sở Hội đồng Liên minh châu Âu ở Brussels, Bỉ hôm 4/3. Ảnh: Reuters
Theo đài Sputnik (Nga), ông Josep Borrell, quan chức phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), thừa nhận khối này đã đạt đến giới hạn khả năng trong áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga.
“Đối với các lệnh trừng phạt tài chính, tất nhiên, luôn có thể đi xa hơn, nhưng chúng tôi đã đạt đến giới hạn những gì chúng tôi có thể làm. Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể”, ông Borrell nói với tờ France Info trong một cuộc phỏng vấn hôm 10/3. Ông Borrell cũng nhấn mạnh rằng khối này phải tránh xung đột với Nga vì nếu không, điều này sẽ tạo ra Chiến tranh Thế giới thứ ba.
Video đang HOT
Bình luận về việc Mỹ áp đặt lệnh cấm khí đốt và dầu của Nga hôm 8/3, ông Borrell cho rằng EU sẽ khó làm theo hành động của Washington. Ông giải thích: “Đối với Mỹ, điều đó không quá khó vì họ hầu như không tiêu thụ dầu của Nga. Còn tôi sẽ không làm những gì không đem lại nhiều lợi ích cho chúng tôi”.
Nhắc đến các lệnh trừng phạt mà EU đã áp đặt đối với Moskva, vị quan chức này cũng nhận định những biện pháp này khá cứng rắn và chúng đã khiến đồng ruble của Nga giảm mạnh khoảng 40%.
Hôm 9/3, ông Borrell đã liệt kê các biện pháp trừng phạt mới mà khối này áp đặt lên Nga. Trong số những đối tượng bị trừng phạt, có 160 cá nhân là các nhà tài phiệt, thành viên Hội đồng Liên bang Nga. Ngoài ra, các lệnh trừng phạt mới cũng nhắm vào các tài sản tiền điện tử, lĩnh vực ngân hàng của Belarus và xuất khẩu công nghệ hàng hải sang Nga.
Điện Kremlin đã lên án các lệnh trừng phạt này và gọi đây là “cuộc chiến kinh tế chưa từng có” do phương Tây tiến hành nhằm vào Nga. Moskva cho rằng các động thái gây hấn của phương Tây đối với Nga khiến căng thẳng trong lĩnh vực năng lượng leo thang rất phức tạp. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh Nga sẽ làm mọi điều có lợi nhất cho mình.
Hungary phản đối trừng phạt năng lượng Nga
Hungary tuyên bố sẽ không từ bỏ khí đốt của Nga.
Thủ tướng Hungary Orban. Ảnh: Reuters
Theo trang tin Unian.ua (Ukraine) ngày 9/3, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng và dầu khí sẽ là gánh nặng lớn đối với Hungary.
Sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Anh Boris Johnson, ông Orban cho biết sẽ không cho phép các gia đình Hungary phải trả giá cho cuộc xung đột Nga-Ukraine, vì vậy các biện pháp trừng phạt chống Nga không nên áp dụng đối với lĩnh vực năng lượng.
"Rõ ràng rằng việc kết thúc cuộc chiến này thông qua đàm phán là vì lợi ích của tất cả chúng tôi", ông Orban nói và nhấn mạnh rằng mọi nỗ lực sẽ được thực hiện trong những tuần tới để khôi phục hòa bình.
Thủ tướng Hungary chia sẻ rằng việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng và dầu khí sẽ tạo ra áp lực lớn với Hungary.
Theo ông Orban, phương Tây không nên áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với nhập khẩu dầu khí. 90% các gia đình Hungary cần khí đốt và nước này mua phần lớn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Nga. Thủ tướng Hungary tuyên bố rằng nền kinh tế của nước này không thể hoạt động nếu không có dầu và khí đốt.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố lệnh cấm Mỹ nhập khẩu dầu mỏ và các nguồn năng lượng khác của Nga, đẩy mạnh chiến dịch gây sức ép lên Moskva để phản ứng với hành động quân sự của Moskva ở Ukraine.
Nga công bố danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ không thân thiện Các quốc gia và vùng lãnh thổ được đề cập trong danh sách là những đối tượng đã áp đặt hoặc tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga sau khi Moskva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Theo hãng thông tấn TASS (Nga), Chính phủ Nga ngày 7/3 đã phê duyệt danh sách các quốc gia và vùng...