EU thua kiện khi đòi AstraZeneca chuyển vaccine
Liên minh châu Âu thất bại trong nỗ lực pháp lý buộc AstraZeneca đẩy nhanh tốc độ chuyển giao 300 triệu liều vaccine Covid-19.
Hãng dược Anh – Thụy Điển AstraZeneca hôm 18/6 cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã thua trong vụ kiện đầu tiên của khối nhắm vào nhà sản xuất vaccine này, trong nỗ lực thúc đẩy nguồn cung vaccine Covid-19.
Tranh chấp với AstraZeneca đẩy EU rơi vào khủng hoảng hồi đầu năm, khi các quốc gia tranh giành mua vaccine dưới áp lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Brussels từ đó gần như cắt đứt quan hệ với AstraZeneca, chọn cách không mua thêm bất kỳ loại vaccine nào của hãng.
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca tại trung tâm tiêm chủng ở Nuremberg, miền nam nước Đức, hôm 18/3. Ảnh: AFP .
AstraZeneca đã cam kết nỗ lực hết sức để cung cấp 300 triệu liều cho 27 quốc gia EU vào cuối tháng 6, nhưng tốc độ sản xuất chậm chạp buộc họ phải điều chỉnh con số này xuống 100 triệu.
Video đang HOT
Việc này đã trì hoãn chiến dịch tiêm chủng của EU, bởi liên minh ban đầu đặt cược vào việc AstraZeneca có thể cung cấp số lượng vaccine lớn nhất. Do đó, hai bên phát sinh tranh chấp và EU khởi kiện công ty ra một tòa ở ở Brussels nhằm có được ít nhất 120 triệu liều vào cuối tháng 6.
Thẩm phán hôm qua ra phán quyết rằng AstraZeneca chỉ phải cung cấp 80,2 triệu liều cho EU trước hạn chót 27/9. Theo đó, AstraZeneca phải cung cấp 15 triệu liều trước 26/7, thêm 20 triệu liều nữa trước 23/8 và 15 triệu trước 27/9 để đạt tổng 50 triệu liều, bổ sung vào 30 triệu liều đã được chuyển cho EU khi vụ kiện bắt đầu.
Thẩm phán tuyên bố nếu không đáp ứng đúng thời hạn, AstraZeneca sẽ đối mặt với án phạt “10 euro (11.8 USD) cho mỗi liều thiếu”, ít hơn mức phạt 10 euro mỗi liều cho một ngày chậm chuyển giao mà EU mong muốn.
AstraZeneca vẫn tiếp tục cố gắng cung cấp 300 triệu liều cho EU và tòa án quyết định sẽ mở phiên điều trần mới vào tháng 9 để đánh giá lại tiến độ hợp đồng. EU yêu cầu giao tất cả 300 triệu liều vào cuối tháng 9, nhưng phán quyết không đưa ra giới hạn thời gian.
Dữ liệu của EU cho thấy AstraZeneca đã chuyển gần 70 triệu liều, trong đó hơn một nửa đã được bàn giao ngay khi EU khởi kiện. Điều này khiến AstraZeneca gần như đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp 80 triệu liều trước 27/9 theo phán quyết của tòa án.
Một luật sư EU nhận định phán quyết này là bằng chứng cho nỗ lực buộc AstraZeneca phải cung cấp vaccine Covid-19 từ một nhà máy ở Anh nếu cần để đáp ứng cam kết với EU.
Công ty từng bày tỏ không thể lập tức cung cấp ngay vaccine từ nhà máy Oxford BioMedia cho EU bởi phải chuyển cho Anh trước. Phán quyết cho rằng AstraZeneca có thể đã vi phạm nghiêm trọng hợp đồng khi bảo lưu sản lượng tại Oxford BioMedica cho thị trường Anh. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra trong phiên điều trần thứ hai.
AstraZeneca cho hay tòa án nhận thấy rằng EU không có quyền độc quyền hoặc quyền ưu tiên so với những bên khác.
“Phán quyết cũng thừa nhận khó khăn mà AstraZeneca gặp phải là chưa từng có và điều này đã tác động đáng kể tới tiến độ giao hàng”, công ty thông báo. “AstraZeneca mong muốn tái hợp tác với Ủy ban châu Âu để chống lại đại dịch ở châu Âu”.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho hay phán quyết của tòa án cũng ủng hộ quan điểm của khối rằng công ty đã không tuân thủ cam kết. Tháng trước, EU đã đưa ra hành động pháp lý thứ hai chống lại AstraZeneca khi cáo buộc công ty vi phạm hợp đồng cung cấp sau mùa hè.
Ấn Độ nâng khoảng cách giữa 2 liều vắc xin AstraZeneca lên 4 tháng
Chính quyền Ấn Độ đã bảo vệ quyết định tăng khoảng cách giữa 2 liều vắc xin AstraZeneca lên đến 16 tuần, thay vì là 12 tuần như các chỉ định thông thường.
Một nhân viên y tế ở Mumbai, Ấn Độ được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, tháng trước Ấn Độ cho tăng khoảng cách giữa hai liều tiêm với vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19 của AstraZeneca lên 12 - 16 tuần.
Thông cáo của chính phủ cho biết khoảng cách giữa hai liều tiêm được tăng lên dựa trên bằng chứng khoa học và sau khi thảo luận kỹ lưỡng với các thành viên của Nhóm cố vấn kỹ thuật quốc gia về tiêm chủng (NTAGI) cũng như tổ công tác về COVID-19 của nhóm này trong hai cuộc họp vào tháng 5-2021.
Phía chính phủ nói tổ công tác của NTAGI khuyến nghị khoảng cách giữa hai liều tiêm nên tối thiểu 3 tháng, có thể 12 - 16 tuần và đề xuất này được một ủy ban lớn hơn của NTAGI ủng hộ trong cuộc họp ngày 13-5.
Biên bản một cuộc họp của NTAGI vào ngày 28-5 cho thấy quyết định tăng khoảng cách giữa hai liều tiêm dựa trên dữ liệu thực tế từ Anh, cụ thể, hiệu quả bảo vệ của vắc xin từ 65 - 88% sau mũi tiêm đầu tiên nếu khoảng cách giữa hai liều tiêm là 12 tuần.
Tuy nhiên, một số thành viên của NTAGI lại cho biết họ không có dữ liệu về hiệu quả của vắc xin khi khoảng cách giữa hai liều tiêm hơn 12 tuần.
N.K. Arora, trưởng nhóm công tác NTAGI, cho rằng quyết định mở rộng khoảng thời gian giữa hai liều tiêm lên đến 16 tuần nhằm tạo ra "sự linh hoạt" cho những ai không đi tiêm được liều thứ hai trong vòng 12 tuần.
Khoảng 90% trong số 259 triệu liều vắc xin AstraZeneca, sản xuất tại Ấn Độ, đã được tiêm cho người dân ở quốc gia này.
Vắc xin Covid-19 AstraZeneca hiệu quả trong việc chống lại biến thể Ấn Độ Ngày 16/6, AstraZeneca tuyên bố, dữ liệu đời thực chứng minh vắc xin đạt hiệu quả 92% trong việc giảm tỉ lệ nhập viện do biến thể virus Delta Ấn Độ gây ra. Theo công bố từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), vắc xin Covid-19 của Astrazeneca đạt hiệu quả bảo vệ cao đối với biến thể Delta (B.1.617.2; còn...