EU thu hẹp được bất đồng về mức trần giá khí đốt
Trong cuộc họp ngày 13/12, các bộ trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã thu hẹp được bất đồng về mức trần giá khí đốt được đề xuất, song sẽ bắt đầu đàm phán về vấn đề này tại cuộc họp tiếp theo vào tuần tới để hoàn thiện các chi tiết “kỹ thuật”.
Một trạm trung chuyển khí đốt lớn nhất châu Âu ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp do Bộ trưởng Công nghiệp CH Séc (nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU) Jozef Sikela chủ trì, các bộ trưởng EU đã đồng ý với hai biện pháp khác nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, về việc mua chung khí đốt và đẩy nhanh tiến trình cấp phép cho hoạt động lắp đặt năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, việc thông qua các biện pháp này còn phụ thuộc vào việc giải quyết mức trần giá khí đốt.
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Sikela cho biết mục tiêu của các bộ trưởng là thông qua cả 3 vấn đề này trong cuộc họp tới vào ngày 19/12. Theo ông Sikela, đề xuất ban đầu của Ủy ban châu Âu (EC) về mức trần giá khí đốt sẽ được điều chỉnh nhằm thu hẹp bất đồng về vấn đề này giữa các nước thành viên EU.
Hồi tháng 11, EC đề xuất mức giá trần 275 euro/megawatt giờ (MWh) sẽ được áp dụng, nhưng chỉ được kích hoạt nếu giới hạn này bị vượt qua liên tục trong vòng ít nhất 2 tuần, đồng thời giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng trên 58 euro trong 10 ngày trong cùng thời gian đó. Một số quốc gia EU, bao gồm Pháp, Ba Lan và Tây Ban Nha, đã chỉ trích đề xuất này của EC, cho là không bao giờ có thể kích hoạt được việc áp giá trần. Trong khi đó, các quốc gia EU khác bao gồm Đức, Hà Lan và Áo, coi mức giá trần này là quá cứng nhắc và là mối đe dọa đến nguồn cung, có nguy cơ khiến hoạt động giao hàng có thể bị chuyển hướng từ châu Âu sang các thị trường sinh lời hơn ở châu Á.
Vấn đề mức giá trần khí đốt đang trở nên rất cấp bách, trong bối cảnh châu Âu đã bước vào mùa Đông lạnh giá với ít lựa chọn về năng lượng hơn do Nga giảm nguồn cung khí đốt nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt của EU đối với Moskva. Giá nhiên liệu tại châu Âu vẫn ở mức cao đang làm dấy lên lo ngại rằng các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh ở châu Âu có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện hoặc không thể thanh toán các hóa đơn năng lượng.
EU xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt
Ngày 6/12, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt thấp hơn, ở mức 220 euro (231 USD), trong bối cảnh một tuần nữa là đến cuộc họp của các Bộ trưởng năng lượng được kỳ vọng giải quyết được vấn đề mức giá trần giá khí đốt gây chia rẽ sâu sắc giữa 27 nước thành viên.
Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền Đông Đức. Ảnh tư liệu: AP/TTXVN
Một số quốc gia EU, trong đó có Đức - nền kinh tế lớn nhất EU, đã phản đối ý tưởng về bất kỳ mức giá trần nào, cho rằng việc này có thể gây khó hơn cho việc bảo đảm nguồn cung. Trong khi đó, Bỉ, Italy và Ba Lan coi việc áp giá trần là cách để bảo vệ người tiêu dùng và nền kinh tế các nước này trước giá năng lượng quá cao.
Theo đề xuất được CH Séc, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên EU đưa ra vào tối 5/12, mức giá trần sẽ được áp dụng nếu giá khí đốt vượt quá 220 euro mỗi megawatt giờ (MWh) trong 5 ngày đối với giá khí đốt hợp đồng tương lai tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan. Giá TTF, vốn là mức giá chuẩn của châu Âu, sẽ cần cao hơn 35 euro so với giá tham chiếu cho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dựa trên nhiều đánh giá về giá LNG hiện có, để kích hoạt việc áp giá trần.
Đề xuất mới của Séc thấp hơn so với mức giá trần 275 euro/MWh mà Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất ngày 22/11.
Một số nhà ngoại giao EU cho rằng các nước thành viên vẫn không thay đổi quan điểm của mình và sẽ cần tiến hành cuộc họp khác vào ngày 19/12 sau cuộc họp cấp Bộ trưởng năng lượng EU ngày 13/12.
Dự kiến, các nhà ngoại giao EU ngày 7/12 sẽ thảo luận về đề xuất mới nhất này nhằm nỗ lực tiến gần hơn một thỏa thuận.
Khủng hoảng năng lượng khiến thị trường LNG rơi vào tay các tập đoàn lớn Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng vọt đã khiến hàng chục công ty giao dịch nhỏ bị đánh bật khỏi thị trường, đẩy mảng kinh doanh này rơi vào tay một số tập đoàn năng lượng quốc tế lớn. Một tàu chở LNG ở Futtsu, phía đông Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters ngày 27/9, mức độ...