EU thông qua khuôn khổ pháp lý trừng phạt đối với Liban
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, đại diện của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/7 đã thông qua một khuôn khổ pháp lý áp đặt trừng phạt với những cá nhân liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Liban.
Người biểu tình đốt lốp xe và thùng rác chặn nhiều tuyến đường chính ở Beirut, Liban, ngày 17/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo khung pháp lý này, các cá nhân trong danh sách trừng phạt sẽ bị cấm nhập cảnh vào EU, đóng băng tài sản, cấm tài trợ từ EU. Những biện pháp này nhằm giúp thúc đẩy quá trình thành lập chính phủ mới và các cải cách cần thiết tại quốc gia Trung Đông này.
Lệnh trừng phạt của EU sẽ nhắm vào các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể có hành vi ảnh hưởng đến tiến trình chính trị dân chủ như liên tục cản trở việc thành lập chính phủ hoặc tổ chức các cuộc bầu cử và các hành vi khác.
Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tại Liban bùng phát từ năm 2019 và càng trở nên tồi tệ với việc chính phủ phải từ chức sau vụ nổ kinh hoàng của một nhà kho ở cảng Beirut hôm 4/8/2020 khiến hơn 200 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Do bất đồng giữa các đảng phái chính trị lớn, từ đó đến nay Liban vẫn chưa thành lập được chính phủ. Ngày 26/7, Tổng thống Michel Aoun đã chỉ định tỷ phú Najib Mikati, người từng 2 lần giữ chức thủ tướng, đứng ra thành lập chính phủ mới càng sớm càng tốt.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), sau gần 1 năm chia rẽ nội bộ nghiêm trọng, Liban đã rơi vào một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới kể từ năm 1850.
Liban vẫn bế tắc trong việc thành lập chính phủ mới
Không có thỏa thuận nào về việc thành lập nội các mới của Liban sau cuộc họp diễn ra theo kế hoạch ngày 22/3 giữa Tổng thống Michel Aoun và Thủ tướng được chỉ định Saad al-Hariri.
Ông Saad al-Hariri phát biểu sau khi được Tổng thống Liban chỉ định làm Thủ tướng để thành lập Chính phủ mới, tại Beirut ngày 22/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau cuộc gặp, Thủ tướng được chỉ định al-Hariri cho biết Tổng thống Aoun đã nhấn mạnh tới ưu thế đa số chắc chắn trong chính phủ đối với các đồng minh chính trị của mình.
Trước đó, đêm 17/3, Tổng thống Aoun đã kêu gọi Thủ tướng al-Hariri khẩn trương thành lập chính phủ mới để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh tế, xã hội. Đáp lại, ông al-Hariri tuyên bố nếu không đồng ý với nội các mà ông sắp xếp, Tổng thống Aoun có thể kêu gọi tiến hành bầu cử tổng thống trước thời hạn.
Liban đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất kể từ sau cuộc nội chiến giai đoạn 1975-1990. Tháng 10/2020, Tổng thống Aoun đã chỉ định ông al-Hariri làm Thủ tướng để thành lập chính phủ mới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên, ông al-Hariri vân chưa thê thưc hiên đươc kê hoach nay do nhưng bât đông sâu săc giữa các phe phai chính trị về việc phân bổ vi tri trong nội các.
WB cảnh báo ngừng tài trợ vaccine cho Liban sau thông tin về vi phạm quyền ưu tiên tiêm phòng Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo sẽ ngừng tài trợ vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho Liban sau khi xuất hiện thông tin rằng một số nghị sĩ nước này sẽ được tiêm tại nghị viện ngày 23/2. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho người dân tại Beirut, Liban, ngày 14/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN...