EU thông qua kế hoạch thành lập lực lượng phản ứng nhanh
Hôm 21/3, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua kế hoạch an ninh “La bàn chiến lược” – một chiến lược phòng thủ chung của toàn khối, trong đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập “lực lượng phản ứng nhanh” 5.000 quân của EU.
Toàn cảnh phòng họp của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng EU tại tòa nhà Europa ở Brussels, Bỉ, ngày 21 tháng 3 năm 2022. Ảnh: AP
“Liên minh châu Âu vừa phê duyệt La bàn chiến lược”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Latvia Edgars Rinkēvičs thông báo sau cuộc họp giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao châu Âu tại Brussels. Ông nói kế hoạch này cung cấp “một công cụ cần thiết để EU trở thành một tổ chức quốc phòng và an ninh địa chính trị thực sự cùng với NATO” và đây chỉ là “bước khởi đầu” cho tương lai quân sự của khối.
Video đang HOT
Bản thân kế hoạch này đã có từ năm 2020, được đề xuất bởi Hội đồng Châu Âu. Tuy nhiên khi đó, kế hoạch không được sự đồng ý quốc gia Đông Âu, những nước này ưu tiên dựa vào NATO và Mỹ đối với các nhu cầu quốc phòng.
Mặc dù vậy, xung đột ở Ukraine góp phần không nhỏ khiến kế hoạch được thông qua. “La bàn chiến lược” nhằm mục đích cải thiện hợp tác giữa các quân đội châu Âu hiện tại, thúc đẩy quan hệ với NATO, củng cố khả năng phòng thủ mạng và tạo điều kiện đầu tư chung vào nghiên cứu và phát triển.
Kế hoạch cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập “lực lượng phản ứng nhanh” 5.000 quân của EU, đánh dấu bước đầu tiên mà khối này thực hiện nhằm tạo ra một quân đội chung. Bước tiến quân sự hóa này có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt bởi nó diễn ra chỉ chưa đầy một tháng sau khi Ủy ban châu Âu tuyên bố sẽ cung cấp số vũ khí và đạn dược trị giá 497 triệu USD cho Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ lâu đã là người đề xuất thành lập một quân đội EU và giảm bớt sự phụ thuộc của khối vào NATO. Trước đó vào đầu tháng 3/2022, ông tiếp tục nhấn mạnh một lực lượng chiến đấu của EU độc lập với NATO là cần thiết, đồng thời tuyên bố rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã “thay đổi kỷ nguyên” của Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, một số nước Đông Âu vẫn hài lòng với việc dựa vào NATO trong lĩnh vực quốc phòng, Phó Thủ tướng Ba Lan Piotr Glinski nói với The Telegraph hôm 19/3 rằng EU chưa sẵn sàng cho xung đột và nhận xét của ông Macron có nguy cơ “gây bất ổn cho châu Âu”.
Nga chính thức rút khỏi Hội đồng Châu Âu
Nga đã chính thức thông báo cho Hội đồng Châu Âu về việc rút khỏi tổ chức này.
Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga) Pyotr Tolstoy ngày 15/3 cho biết, Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã chuyển một bức thư tới Tổng thư ký của Hội đồng Châu Âu về việc rút khỏi tổ chức này.
Lá thư nêu rõ: "Mọi trách nhiệm về việc cắt đứt đối thoại với Hội đồng Châu Âu thuộc về các nước NATO, những nước mà suốt thời gian qua luôn sử dụng chủ đề nhân quyền để thực hiện các lợi ích địa chính trị của họ và phục vụ cho các cuộc tấn công vào đất nước của chúng tôi". Theo ông Lavrov, "do các lệnh trừng phạt và áp lực chính trị chưa từng có mà châu Âu áp đặt đối với Nga, Nga sẽ không trả phí thường niên cho Hội đồng châu Âu.
Nhấn mạnh Nga đang rời khỏi tổ chức dựa trên "ý muốn tự do của riêng mình", ông Tolstoy giải thích rằng "quyết định cân bằng và thấu đáo" này được đưa ra trong bối cảnh Hội đồng nghị viện Ủy hội châu Âu (PACE) đang thảo luận các biện pháp trừng phạt Nga mà ông cho là có thể dẫn đến một nghị quyết chống Nga dựa trên những quy tắc không liên quan đến tình hình thực tế".
Cùng ngày, trong tuyên bố trên Telegram, ông Leonid Slutsky, Chủ tịch Ủy ban Duma quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế cho biết, khi rời khỏi Hội đồng châu Âu, Nga sẽ "buộc phải từ bỏ Công ước châu Âu về quyền con người. Song ông khẳng định nhân quyền ở Liên bang Nga sẽ được đảm bảo "bằng mọi cách và vô điều kiện". Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Nga sẽ tiếp tục thực thi các phán quyết của Tòa án Nhân quyền Châu Âu, đã được thông qua trước đây, nếu chúng không đi ngược lại với hiến pháp của đất nước. Nga cũng vẫn là một bên ký kết các hiệp ước nhân quyền quốc tế quan trọng.
Nga công bố ý định rời khỏi Hội đồng châu Âu vào ngày 10/ 3, sau khi tổ chức này tạm đình chỉ tư cách thành viên của Nga liên quan đến chiến dịch quân sự mà nước này phát động tại Ukraine./.
EU dự định mở rộng quy định thiết lập chứng chỉ COVID kỹ thuật số Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 11/3, Ủy ban đại diện thường trực (COREPER) đã chính thức phê duyệt nhiệm vụ đàm phán của Hội đồng châu Âu với Nghị viện châu Âu (EP) nhằm mở rộng quy định thiết lập chứng chỉ COVID kỹ thuật số của Liên minh châu Âu (EU). Hộ chiếu và Chứng chỉ COVID-19 của EU. Ảnh:...