EU: Tháng 10 vừa qua nhiệt độ cao nhất trong lịch sử trái đất
Theo các nhà khoa học của Liên minh châu Âu (EU), tháng 10 vừa qua là tháng nóng nhất được ghi nhận trên toàn cầu, với nhiệt độ cao hơn mức trung bình của nhiều khu vực.
Cá chết trơ xương trên lòng sông Loire khô cạn do hạn hán giữa đợt nắng nóng châu Âu kỷ lục vào tháng 7 vừa qua. Ảnh: Getty.
Tổ chức Dịch vụ biến đổi khí hậu Copernicus thuộc Liên minh châu Âu cho biết, nhiệt độ không khí bề mặt toàn cầu tháng 10 năm 2019 ấm hơn 0,69 độ C so với trung bình từ năm 1981 đến năm 2010. Hồ sơ trước đó ghi nhận tháng 10 năm 2015 là nóng nhất.
Ở châu Âu, tháng 10 năm nay nóng hơn 1,1 độ C so với mức trung bình tháng 10 của 30 năm qua.
Năm 2019, dữ liệu của Copernicus thu được từ các vệ tinh và cảm biến mặt đất cũng cho thấy trái đất đã chứng kiến tháng 9, tháng 7 và tháng 6 ấm nhất trên toàn cầu, còn tháng 8 nóng thứ hai.
Những phát hiện này có nghĩa là năm 2019 gần như chắc chắn là một trong những năm nóng nhất trong lịch sử, tiếp tục xu hướng nóng lên toàn cầu mà các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do khí nhà kính gia tăng.
Trong 12 tháng qua, nhiệt độ không khí trên bề mặt toàn cầu đạt mức trung bình trên mức trung bình 1981-2010 ở hầu hết các khu vực trên thế giới, và cao hơn ở Bắc Cực.
Các nhà khoa học của Copernicus cho biết nhiệt độ tháng 10 năm 2019 là nhiệt độ cao hơn nhiều so với mức trung bình trên các vùng của Bắc Cực, miền đông Bắc Mỹ, Trung Đông và phần lớn Bắc Phi và Nga. Nhiệt độ cũng cao hơn nhiều so mức trung bình so với miền nam Brazil, Nam Phi, miền tây và miền nam nước Úc, và hầu hết phía đông Nam Cực.
Đầu năm nay, Jean-Noel Thepaut, người đứng đầu chương trình Copernicus, đã cảnh báo châu Âu có khả năng nhìn thấy những sự kiện thời tiết khắc nghiệt hơn do khủng hoảng khí hậu.
Kể từ năm 2001 đến nay, trái đất đã trải qua 18 trong số 19 năm ấm nhất được ghi nhận trong lịch sử. Riêng năm 2016 là năm nóng nhất được ghi nhận kể từ khi việc giám sát bắt đầu cách đây 169 năm.
Theo Văn phòng Met của Vương quốc Anh, thập kỷ hiện tại được thiết lập kỷ lục ấm nhất hành tinh. Phát ngôn viên Grahame Madge nói với tờ The Independent dự đoán năm 2019 sẽ là một trong những năm nóng nhất.
Video đang HOT
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/Independent
Phát hiện gây sốc về hố bẫy voi ma mút đầu tiên trong lịch sử loài người
Ngày 6-11-2019, các nhà nghiên cứu từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico đã phát hiện ra những chiếc bẫy cổ được con người thiết kế để săn voi ma mút, trong 1 cuộc khai quật trên mảnh đất dự kiến sẽ được sử dụng làm bãi rác ở khu phố Tultepec, phía Bắc thành phố Mexico.
Theo các nhà nhân chủng học Mexico, các hố bẫy do con người tạo ra, chứa xương của ít nhất 14 con voi ma mút, đã được đào khoảng vào khoảng 15.000 năm trước, như một phương tiện cho phép thợ săn đuổi những con thú vào bẫy. Mỗi hố bẫy được khai quật có chiều sâu 1,8 mét và đường kính 22 mét.
Bức ảnh của Viện Nhân chủng học Quốc gia Mexico (INAH) cho thấy hình ảnh ngà voi ma mút ở Tultepec, Mexico
Một chuyên gia đang nghiên cứu về xương voi ma mút ở Tultepec, Mexico, nơi tìm thấy xương của ít nhất 14 con voi ma mút, có niên đại hơn 14.000 năm, trong 1 hố được cho là chiếc bẫy voi ma mút đầu tiên do con người tạo nên
Các hố bẫy và xương của voi ma mút được tìm thấy trong các cuộc khai quật trên nền đất được quy hoạch làm bãi rác
Hiện vật khai quật được cho thấy có thể các thợ săn cổ đại đã đuổi và lùa voi ma mút vào bẫy
Trong hố bẫy cũng có tìm thấy xương của 2 loài động vật khác đã tuyệt chủng ở châu Mỹ từ lâu là ngựa và lạc đà
Xác của loài động vật này chủ yếu được vùi dưới băng tuyết, nên bộ xương của chúng gần như được bảo toàn nguyên vẹn bất chấp thời gian
Một hộp sọ gần như còn nguyên vẹn của voi ma mút được tìm thấy trong hố bẫy do con người tạo ra từ 15.000 năm trước, ở Tultepec
Những hồ băng hay hố sâu có thể giúp bảo quản xác voi ma mút tới hàng ngàn năm
Theo các nghiên cứu khoa học, voi ma mút sống ở các vùng lãnh thổ rộng lớn của châu Âu hiện đại, Siberia và một số vùng ở Bắc Mỹ cho đến khoảng 4.000 năm trước.
Người ta tin rằng loài này chủ yếu biến mất vào cuối thời kỳ được gọi là thời kỳ Pleistocene, khoảng 10.000 năm trước, mặc dù một số quần thể nhỏ sống vào thời của các pharaoh của Ai Cập cổ đại.
Voi ma mút là một trong những động vật tiền sử được khoa học nghiên cứu và hiểu rõ nhất vì hài cốt của chúng thường không bị hóa thạch mà bị đóng băng và bảo quản rất tốt trong môi trường tự nhiên
Các nhà nhân chủng học Mexico cho biết, đến thời điểm này phát hiện của họ là duy nhất và cho thấy rằng những cái hố có thể được tạo ra bởi người cổ đại dưới đáy hồ khô Xaltocan, khi mực nước giảm đáng kể khoảng 15.000 năm trước.
Các nhà nghiên cứu cho rằng chiến thuật săn voi ma mút phổ biến liên quan đến một nhóm khoảng 20-30 người được trang bị giáo mác và lửa, bao vây 1 đàn voi ma mút.
Sau khi 1 hoặc 2 cá thể voi bị tách khỏi đàn, các thợ săn sẽ đuổi theo chúng, lùa vào bẫy và tàn sát con vật bằng đá và gậy nhọn. Các nhà nhân chủng học tin rằng các thợ săn cổ đại đã sử dụng bẫy trong khoảng thời gian ít nhất 500 năm.
Trang Vũ
Theo anninhthudo.vn/Daily Mail
11 sự thật "gây lú" trên thế giới mà đảm bảo 90% chúng ta chưa bao giờ nghe đến Thế giới luôn ẩn chứa những sự thật khiến chúng ta phải ngạc nhiên hết lần này đến lần khác. Xã hội ngày càng phát triển, kiến thức cũng ngày càng rộng mở. Mỗi ngày, chúng ta biết thêm rất nhiều điều, có thể từ sách vở, tài liệu, đài báo... nhưng quả thực là không thể đủ được. Thế giới sẽ luôn...