EU tăng cường mua tất cả dầu của Nga trước khi lệnh cấm có hiệu lực
Châu Âu đang nhập khẩu hơn một triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga, nhằm tìm cách lấp đầy kho dự trữ trước khi lệnh cấm vận của toàn khối đối với nhập khẩu dầu thô của Nga có hiệu lực.
Lệnh cấm nhập khẩu dầu của EU từ Nga sắp có hiệu lực. Ảnh: TASS
Theo trang tin Oilprice.com, sau 3 tháng kể từ từ thời điểm này, lệnh cấm vận toàn EU đối với nhập khẩu dầu thô của Nga sẽ có hiệu lực, đóng cửa hầu hết các chuyến hàng từ Nga sang châu Âu. Nhưng hiện tại, châu Âu đang nhập khẩu hơn 1 triệu thùng dầu thô của Nga mỗi ngày và đã tăng cường nhập khẩu từ tháng trước.
Trong khi họ công khai chỉ trích Nga liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine và đảm bảo với các cử tri của họ rằng các biện pháp trừng phạt đang có hiệu quả, các chính trị gia châu Âu (và các nước khác) không đề cập đến việc tiếp tục mua dầu của Nga.
Tuy nhiên, Nga đang xuất khẩu hơn 3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày bằng đường biển, theo tính toán của Bloomberg, điều đó có nghĩa là châu Âu đang mua một phần 3 số này trong khi vẫn có thể. Điều này có nghĩa là không có gì thay đổi kể từ tháng 6 khi lệnh cấm vận được thông qua và châu Âu sẽ phải tìm nhà cung cấp dầu thay thế vào thời điểm giá có thể cao hơn.
Video đang HOT
Hiện tại, giá cả đang giảm xuống do các đợt phong tỏa mới ở Trung Quốc và kỳ vọng về việc các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất, nhưng một khi lệnh cấm vận có hiệu lực, rất có thể giá sẽ tăng trở lại vào thời điểm châu Âu cảm thấy “đau đớn nhất”. Đó chính xác là lý do tại sao hiện tại EU đang tăng dự trữ dầu mà họ sắp cấm.
Không chỉ có dầu mà châu Âu đang tích trữ. Tất cả nhiên liệu hóa thạch đang có nhu cầu lớn hơn và cấp thiết hơn trên lục địa này so với những năm qua. Tờ Thời báo Tài chính (Anh) gọi đây là “hậu quả không thể tránh khỏi của nhiên liệu hóa thạch thời chiến” trong một báo cáo gần đây và EU liên tục nhắc lại rằng các kế hoạch giảm phát thải vẫn đang được thực hiện mặc dù ngày càng có vẻ như họ đã phải nhượng bộ trong lĩnh vực an ninh năng lượng.
Theo tính toán của Bloomberg, xuất khẩu dầu từ Nga sang Bắc Âu đã tăng đặc biệt rõ rệt trong tuần đầu tiên của tháng này, vốn được khẳng định bởi Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri, người đã nói với CNBC trong tuần này rằng: “Châu Âu mua nhiều hơn Ấn Độ và sẽ rất ngạc nhiên nếu tình trạng này không tiếp tục”.
Bình luận của ông Puri được đưa ra trước câu hỏi về việc Ấn Độ tiếp tục mua dầu thô từ Nga bất chấp các lệnh trừng phạt và sự chỉ trích của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Khi được hỏi về việc liệu có bất kỳ sự e ngại nào về đạo đức khi nhập khẩu dầu từ Nga hay không, ông Puri nói: “Không, không có xung đột. Chúng có nghĩa vụ đạo đức đối với người tiêu dùng của mình. Chúng tôi với tư cách là một chính phủ được bầu cử dân chủ sẽ muốn để xảy ra tình trạng nhiên liệu bị cạn kiệt”.
Do đó, sẽ rất khó để tranh luận về quan điểm này đối với bất kỳ chính trị gia nào, đặc biệt là ở châu Âu.
Đầu tháng này, tờ Thời báo Tài chính đưa tin rằng Ủy ban châu Âu đã soạn thảo một văn bản nhằm tăng cường quyền lực đối với các doanh nghiệp châu Âu. Nếu được chấp thuận, điều này sẽ bao gồm “quyền yêu cầu các doanh nghiệp dự trữ nguồn cung cấp và phá vỡ các hợp đồng giao hàng để củng cố chuỗi cung ứng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng như đại dịch COVID-19″.
Quyết định điều gì gây ra một cuộc khủng hoảng cũng sẽ là đặc quyền của Ủy ban châu Âu theo dự thảo văn kiện này. Các doanh nghiệp đã không thực sự hoan nghênh đề xuất rằng họ có thể được Ủy ban châu Âu cho biết họ sản xuất, dự trữ gì và giao dịch với ai, vì vậy, quyền hạn này vẫn còn xa thực tế. Tuy nhiên, có nhiều tín hiệu cho thấy EU đang chuyển sang một phong cách can thiệp tập trung hơn trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.
Giá nhiên liệu tăng cao, nhiều nước Caribe nối lại nhập khẩu dầu từ Venezuela
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến chi phí nhiên liệu tăng cao trên toàn thế giới và việc nối lại chương trình nhập khẩu dầu thô từ Venezuela (PetroCaribe) sẽ mang lại lợi ích cho nhiều nước.
Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) tại Puerto La Cruz, bang Anzoategui, Venezuela. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 6/7, Thủ tướng của Saint Vincent & Grenadines, ông Ralph Gonsalves, cho biết một số quốc gia Caribe đã nhất trí nối lại chương trình nhập khẩu dầu thô từ Venezuela (PetroCaribe), đồng thời yêu cầu Mỹ xóa bỏ các lệnh trừng phạt chống lại quốc gia Nam Mỹ này.
Thủ tướng Gonsalves nhấn mạnh rằng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến chi phí nhiên liệu tăng cao trên toàn thế giới và việc nối lại chương trình PetroCaribe sẽ mang lại lợi ích cho các nước thành viên của Tổ chức các quốc gia Đông Caribe (OECS), cũng như các thành viên của Cộng đồng Caribe (Caricom). Ông cũng khẳng định Saint Vincent & Grenadines sẽ yêu cầu Mỹ dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Venezuela, đặc biệt là những biện pháp gây khó khăn cho việc nối lại các hoạt động vận tải và quy trình thanh toán của PetroCaribe.
Tháng trước, lãnh đạo các đảo quốc Bahamas và Antigua & Barbuda cũng thúc giục Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận cản trở Venezuela xuất khẩu dầu để giảm bớt tác động ở Caribe do sự gia tăng toàn cầu giá năng lượng.
Tháng 4 vừa qua, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã đồng ý tái khởi động các thỏa thuận trong chương trình PetroCaribe với mức chiết khấu 35% trên giá bán nhiên liệu, xóa bỏ khoản nợ 70 triệu USD mà Saint Vincent & Grenadines nợ liên minh dầu khí Petro Caribe, nhờ đó mà nợ quốc gia của đảo quốc này có thể giảm 9%. Chính phủ Venezuela cũng hứa sẽ giảm một nửa số nợ cho các nước thành viên khác của OECS.
Liên minh PetroCaribe được thành lập năm 2005 theo sáng kiến của cố Tổng thống Venezuela Hugo Chávez nhằm thúc đẩy phối hợp khai thác, chế xuất, vận chuyển và cung cấp dầu khí giữa các nước trong khu vực để từ đó giải quyết các vấn đề dân sinh-xã hội khác. Theo Hiệp định Dầu mỏ tại vùng Caribe được ký kết năm 2005, 15 thành viên tham gia hiệp định này có thể hạn chế tác động của giá dầu cao thông qua việc trả chậm tới 40% tổng số tiền mua dầu của Venezuela trong 25 năm với mức lãi suất rất thấp là 1%.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt kinh tế chống lại Chính phủ Venezuela. Tháng 5 vừa qua, chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã thông báo sẽ dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt.
Nga tìm kiếm thị trường khí đốt mới ở châu Phi, Trung Đông Nga đang đẩy mạnh việc cung cấp xăng và hỗn hợp naphtha cho châu Phi và Trung Đông trong bối cảnh quốc gia này mất đi thị trường nhiên liệu châu Âu do cuộc xung đột ở Ukraine. Trạm nén khí của một hệ thống đường ống dẫn khí ở Leningrad, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN Liên minh châu Âu đã giảm dần nhập khẩu...