EU sửa đổi chính sách theo hướng cô lập Nga
EU đã không cập nhật các nguyên tắc liên quan đến Nga kể từ năm 2016, rất lâu trước khi cuộc chiến của Moskva tại Ukraine bắt đầu.
Đám đông biểu tình phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Ảnh: AFP
Liên minh châu Âu (EU) đang chính thức hóa một chiến lược mới đối với Nga. Đó là cô lập.
Theo một dự thảo nội bộ mà báo Politico nắm được, giới chức EU đang thảo luận về các nguyên tắc mới để thay thế các tài liệu cũ về chính sách của khối này đối với Moskva.
Nguyên tắc gây chú ý nhất trong đó chính là: “ Cô lập Nga trên phạm vi quốc tế, áp đặt các biện pháp hạn chế chống lại Nga và ngăn chặn sự lách luật”.
Dưới quan điểm của các chuyên gia, động thái điều chỉnh trên đã phản ánh tình hình thực tế hiện nay. Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2, EU đã tập trung thực thi các biện pháp trừng phạt sâu rộng nhắm vào phần lớn nền kinh tế, hàng nhập khẩu và xuất khẩu của nước này.
Video đang HOT
Cuộc thảo luận giữa các ngoại trưởng EU về dự thảo cô lập Nga đã chính thức bắt đầu trong một cuộc họp ở Brussels hôm 14/11.
Văn bản dự thảo do cơ quan ngoại giao của khối này chuẩn bị gồm 6 điểm nhằm thay thế 5 nguyên tắc hướng dẫn trước đó mà khối đã nhất trí vào năm 2016.
Ngoài cô lập, các nguyên tắc hàng đầu của tài liệu còn có phần “đảm bảo trách nhiệm giải trình” đối với bất kỳ tội ác chiến tranh nào của Nga và “hỗ trợ các nước láng giềng của EU”, phần lớn đề cập đến các quốc gia Balkan đang tìm kiếm tư cách thành viên EU.
Dự thảo cũng đề cập đến “hợp tác chặt chẽ với các đồng minh NATO”, “hỗ trợ xã hội dân sự” ở Nga và “tăng cường khả năng phục hồi của EU” trong vấn đề phụ thuộc năng lượng vào Nga cũng như là các cuộc tấn công mạng và sự phổ biến của thông tin sai lệch.
Dự thảo mới trên hầu như khác biệt so với dự thảo mà EU đã soạn thảo từ năm 2016. Một số nguyên tắc trong tài liệu đó đã không còn được áp dụng: Chấm dứt xung đột giữa các lực lượng đòi độc lập ở Đông Ukraine và chính phủ, đề nghị Nga tham gia hoạt động chống khủng bố và hỗ trợ các cuộc tiếp xúc trực tiếp.
Nguyên tắc trước đó của EU cũng đề cập đến tăng cường xã hội dân sự và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước láng giềng của liên minh này.
Các nhà ngoại giao nhận xét rằng nhìn chung, dự thảo chính sách cập nhật của EU không gây ra những vấn đề lớn. Một điểm gây tranh cãi duy nhất là tuyên bố rằng EU và Nga “không thể quay lại tình trạng quan hệ bình thường” nếu như Nga còn đưa quân đến Ukraine và vi phạm luật pháp quốc tế.
Các nhà ngoại giao EU cho biết một số nước vùng Baltic, vốn có lập trường gay gắt hơn đối với Nga, muốn phần tuyên bố kể trên phải quyết liệt hơn. Trong khi đó, Đức tỏ ra hài lòng với văn bản hiện tại.
Các Ngoại trưởng EU phản đối thu hồi thị thực Schengen của công dân Nga
Các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã phản đối hủy bỏ thị thực Schengen đã được cấp cho công dân Nga, vì động thái này có thể nhằm mục đích chính trị.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị liên nghị viện về chính sách an ninh và đối ngoại chung ở Praha ngày 5/9, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết: "Đó là điều mà các bộ trưởng không đồng ý, bởi vì nó sẽ là một quyết định mang ý nghĩa chính trị rất lớn".
Đồng thời, các Ngoại trưởng EU đã nhất trí về việc các nước sẽ tự sử dụng nguồn lực quốc gia để kiểm soát số lượng công dân Nga vào biên giới. Quan chức hàng đầu của EU nêu rõ rằng việc một người sở hữu thị thực không đảm bảo họ sẽ luôn được phép nhập cảnh.
Theo phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu (EC) Anitta Hipper, hiện có dưới 1 triệu thị thực EU hợp lệ được cấp cho công dân Nga, chứ không phải 12 triệu như Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics nói vào tuần trước.
"Tính đến ngày 1/9, số lượng thị thực hợp lệ mà công dân Nga nắm giữ là 963.189", bà Hipper nói.
Các quốc gia thành viên EU, sau cuộc họp không chính thức tại Praha vào ngày 31/8, đã đạt được thống nhất trong vấn đề đình chỉ thỏa thuận đơn giản hóa việc cấp thị thực giữa EU và Nga, cũng như đồng ý chuẩn bị những khuyến nghị về cách thức xử lý các thị thực đã được cấp cho người Nga.
Những ngày qua, vấn đề cấm hoàn toàn cấp thị thực du lịch cho người Nga đã gây tranh cãi trong nội bộ EU. Trong khi Ba Lan, Séc và Phần Lan quyết định hạn chế cho phép công dân Nga đến quốc gia của họ, thì các quốc gia khác như Hungary, Pháp và Đức lại phản đối đề xuất trên.
Ngày 24/2, Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine, đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ từ các nước cộng hòa tự xưng ở vùng Donbass là Donetsk và Lugansk. Đáp lại, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã triển khai một chiến dịch trừng phạt toàn diện nhằm vào Moskva. Một số nước EU đã giảm cấp thị thực du lịch cho người Nga, đồng thời kêu gọi cấm hoàn toàn cấp thị thực Schengen cho công dân nước này.
Thủ tướng Na Uy phản đối cô lập Nga Thủ tướng Na Uy cho rằng các nước phương Tây không nên cô lập Nga mà ngược lại, họ nên liên lạc trực tiếp với Moskva để giải quyết tình hình chính trị khó khăn hiện nay. Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store. Ảnh: AFP Hôm 25/10, đài truyền hình NRK trích dẫn lời Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store phát...