EU siết chặt quy định về chống ô nhiễm vi nhựa
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, tại cuộc họp hôm 17/12 (giờ địa phương), các Bộ trưởng Môi trường của Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quan điểm chính thức về quy định giảm thiểu thất thoát hạt nhựa, mở đường cho các cuộc đàm phán với Nghị viện châu Âu (EP) về văn bản cuối cùng.
Vi nhựa có nguồn gốc từ các loại chất thải nhựa do con người thải ra môi trường. Ảnh minh họa: Getty Images
Các quy tắc mới được xây dựng để cải thiện việc xử lý hạt nhựa trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến vận chuyển và xử lý. Mục tiêu đầy tham vọng là giảm thất thoát nhựa ra môi trường tới 74%. Định hướng chung của Hội đồng Môi trường EU là cân bằng giữa việc áp dụng các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả với việc tránh tạo ra gánh nặng hành chính không cần thiết. Đặc biệt, văn bản đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các nhà vận chuyển trong và ngoài EU, đồng thời đưa ra các nghĩa vụ cụ thể cho tàu biển chở hạt nhựa, tuân theo khuyến nghị của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
Tại cuộc họp, bà Anikó Raisz, Quốc vụ khanh Hungary phụ trách Môi trường và Kinh tế tuần hoàn, đã nhấn mạnh rằng thất thoát hạt nhựa là nguồn gây ô nhiễm vi nhựa lớn thứ ba một cách không chủ ý. Bà cho biết thêm, các quy định mới này, lần đầu tiên được áp dụng trong EU, sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp giảm thiểu tình trạng thất thoát, từ đó góp phần vào nỗ lực chống ô nhiễm vi nhựa, một vấn đề mang tính toàn cầu.
Quy định mới này áp dụng cho nhiều bên liên quan trong ngành công nghiệp hạt nhựa, từ các nhà khai thác kinh tế xử lý trên 5 tấn hạt nhựa mỗi năm trong EU, đến các nhà vận chuyển (cả trong và ngoài EU) có hoạt động vận chuyển hạt nhựa vào EU. Các công ty làm sạch container và bể chứa hạt nhựa, cùng với chủ hàng, nhà khai thác, đại lý và thuyền trưởng tàu biển khi rời hoặc cập cảng ở các quốc gia thành viên EU, cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định.
Nguyên nhân chính của thất thoát hạt nhựa thường do thiếu nhận thức và xử lý không đúng cách. Vì vậy, các quy tắc mới yêu cầu các nhà khai thác, tùy theo quy mô, phải tuân theo các “thực hành tốt” trong xử lý. Các nhà vận chuyển có nghĩa vụ ngăn chặn thất thoát và dọn dẹp nếu sự cố xảy ra.
Video đang HOT
Một điểm quan trọng là các nhà vận chuyển, kể cả từ các nước thứ ba, phải thông báo cho cơ quan chức năng về hoạt động vận chuyển hạt nhựa của mình. Để đảm bảo tuân thủ và cạnh tranh công bằng, các nhà vận chuyển ngoài EU phải chỉ định một đại diện được ủy quyền trong EU.
Để tạo điều kiện cho việc tuân thủ, việc áp dụng các quy tắc cho vận tải biển sẽ được hoãn một năm so với các quy tắc khác. Nếu IMO thông qua các biện pháp chống ô nhiễm biển do hạt nhựa từ hàng hóa tàu biển, quy định của EU sẽ được điều chỉnh tương ứng.
Để đảm bảo tuân thủ, các cơ quan chức năng quốc gia sẽ tiến hành thanh tra môi trường dựa trên rủi ro. Các nhà khai thác lớn (xử lý trên 1.000 tấn/năm, ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) phải có chứng chỉ tuân thủ từ bên thứ ba độc lập. Doanh nghiệp nhỏ có 4 năm để tuân thủ. Các doanh nghiệp xử lý dưới 1.000 tấn/năm phải tự kê khai.
Các quốc gia thành viên có thể sử dụng hệ thống cấp phép quốc gia để giám sát việc tuân thủ. Thông tin liên quan đến xử lý hạt nhựa phải được công khai miễn phí.
Định hướng chung vừa được thông qua sẽ mở đường cho các cuộc đàm phán với EP vào đầu năm 2025. Điều này đặc biệt quan trọng bởi theo ước tính, hàng chục ngàn tấn hạt nhựa đã bị thất thoát ra môi trường EU chỉ trong năm 2019. Các quy định mới này là một bước tiến thiết yếu nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm vi nhựa, vốn chưa được luật pháp EU xử lý triệt để.
EU ban hành 4 luật thúc đẩy vận tải biển an toàn và bền vững
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) hôm 18/11 (giờ địa phương) đã thông qua 4 luật thuộc gói lập pháp "An toàn Hàng hải," nhằm xây dựng ngành vận tải biển an toàn, sạch và hiện đại hơn.
Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.
Mục tiêu chính của gói luật là cân bằng giữa việc duy trì chất lượng vận tải biển cao và đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải EU, đồng thời giữ chi phí hợp lý cho doanh nghiệp và chính quyền các nước thành viên. Đây cũng là nỗ lực để EU đồng bộ hóa các quy định với tiêu chuẩn quốc tế, cải thiện việc thực thi thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan trong khu vực.
Một trong những điểm nổi bật là chỉ thị sửa đổi về điều tra tai nạn hàng hải. Quy định mới mở rộng phạm vi điều tra đến các tàu cá dưới 15 mét, giúp đảm bảo mọi vụ tai nạn gây tử vong hoặc mất tàu đều được xử lý nhất quán trên toàn EU.
Các cơ quan điều tra sẽ được hỗ trợ để thực hiện công việc độc lập, hiệu quả và nhanh chóng hơn. Đồng thời, các định nghĩa và tham chiếu liên quan đến quy định quốc tế của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) được đồng bộ hóa, giúp tăng tính minh bạch và giảm bớt gánh nặng hành chính.
Chỉ thị về ô nhiễm từ tàu biển được sửa đổi để tích hợp các tiêu chuẩn quốc tế vào luật EU, áp dụng các hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi xả thải trái phép. Phạm vi giám sát được mở rộng để bao gồm nước thải, rác, chất độc hại đóng gói, và chất thải từ hệ thống làm sạch khí thải.
Đáng chú ý, chế độ xử phạt hành chính được tách biệt khỏi xử phạt hình sự, giúp các quốc gia thành viên áp dụng biện pháp răn đe hiệu quả trên tất cả vùng biển châu Âu. Quy định mới này phù hợp với Công ước quốc tế MARPOL, đảm bảo sự rõ ràng và nhất quán trong bảo vệ môi trường biển
Chỉ thị sửa đổi về tuân thủ quy định của quốc gia treo cờ tập trung nâng cao hiệu quả giám sát tàu thuyền đăng ký tại EU. Các quốc gia treo cờ phải đảm bảo tàu của họ tuân thủ các công ước quốc tế của IMO, đồng thời ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số để cải thiện hiệu quả quản lý và báo cáo.
Đây là một bước đi nhằm nâng cao trách nhiệm của các quốc gia trong việc quản lý tàu thuyền, cải thiện chất lượng đội tàu và tăng tính minh bạch trong vận tải biển.
Kiểm soát nhà nước tại cảng (PSC) cũng được cập nhật để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như Bản ghi nhớ Paris và các công ước IMO. Quy định mới mở rộng phạm vi kiểm tra tự nguyện đối với các tàu cá lớn (trên 24 mét), bảo vệ thủy thủ đoàn và môi trường biển.
EU cũng nhấn mạnh việc đảm bảo các cuộc kiểm tra được thực hiện đồng bộ và hiệu quả trên toàn khu vực, tạo nền tảng cho ngành vận tải biển chất lượng cao, an toàn và bền vững.
Vùng thủ đô Delhi (Ấn Độ) muốn dùng mưa nhân tạo để xử lý ô nhiễm không khí Ngày 5/11, Bộ trưởng Môi trường Gopal Rai của vùng thủ đô Delhi cho biết chính quyền vùng muốn sử dụng mưa nhân tạo để xử lý tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng năm nay, khi chất lượng không khí suy giảm làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Khói mù...