EU sẽ mở cửa biên giới cho những người đã tiêm đủ liều vaccine
Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/5 đã nhất trí sẽ mở cửa trở lại biên giới của khối đối với cho những người đã tiêm đủ vaccine phòng COVID-19.
Thực khách thưởng thức cà phê ngoài trời, khi các cửa hàng được phép mở cửa trở lại sau 7 tháng giãn cách nhằm chống dịch COVID-19, tại Brussels, Bỉ ngày 9/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các nguồn tin châu Âu, trong cuộc họp ở Brussels, các nhà ngoại giao đề xuất những người có thể trình giấy chứng nhận đã tiêm đủ liều loại vaccine ngừa COVID-19 đã được EU phê chuẩn, có thể nhập cảnh vào khối này.
Bên cạnh đó, giới hạn để đánh giá một nước vào danh sách cần cân nhắc hạn chế nhập cảnh cũng được nâng lên, theo đó danh sách này sẽ gồm những nước có tỷ lệ ca nhiễm mới trong vòng 2 tuần là 75 ca/100.000 dân, thay vì 25 ca như hiện nay.
Các khuyến nghị này dự kiến sẽ được các bộ trưởng EU thông qua vào ngày 20/5.
Video đang HOT
Hiện 27 nước thành viên EU vẫn cấm nhập cảnh nếu không có lý do chính đáng, ngoại trừ một số nước được coi là an toàn với tỷ lệ số ca mắc COVID-19 ở mức thấp. Tuy nhiên, việc kinh doanh tại châu Âu cũng đang được nối lại sau khi các hạn chế phòng dịch được dỡ bỏ.
* Cùng ngày, người dân Pháp không thể giấu được sự vui mừng khi được lại được thực hiện những thói quen cũ như nhâm nhi tách cà phê ngoài hàng quán, chuẩn bị được đi xem phim ở rạp hay tham quan viện bảo tàng.
Sau hơn 6 tháng áp đặt các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, nước Pháp đã nới lỏng các hạn chế, theo đó các quán cà phê và nhà hàng có khoảng sân hoặc vườn trên sân thượng có thể phục vụ khách ăn, uống ngoài trời, trong khi các bảo tàng, rạp chiếu phim và rạp hát cũng sẽ mở cửa trở lại. Đây là một phần trong giai đoạn 2 của kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa. Sau đó, các nhà hàng sẽ được phép phục vụ trong nhà từ ngày 9/6 và nền kinh tế Pháp mở cửa trở lại hoàn toàn vào ngày 30/6 tới.
Trái với không khí vắng vẻ, “cửa đóng, then cài” trong nhiều tháng, trên khắp thủ đô Paris, các quán cà phê và nhà hàng đang tất bật chuẩn bị bố trí, sắp xếp các khu vực ăn, uống ngoài trời, trong khi những “thượng đế” đầu tiên đang thưởng thức ly cà phê sáng.
Ông Pascal, quản lý quán Saint Jean ở quận Montmartre, vui mừng cho biết đã được đón tiếp 3 khách hàng tới uống cà phê. Trong khi đó, một trong những khách hàng gọi đây là một sự thay đổi lớn so với việc phải mua cà phê mang đi.
Tại thành phố miền Tây Rennes, bà Patricia Marchand, quản lý quán cà phê des Feuilles, khẳng định cả trung tâm thành phố rộn ràng hơn và tràn đầy sự phấn khích dù rằng cơ quan khí tượng dự báo mưa có thể diễn ra nhiều nơi.
Cũng từ ngày 19/5, lệnh giới nghiêm ban đêm ở Pháp cũng sẽ được rút ngắn 2 giờ, bắt đầu từ 21h00. Như vậy, người dân đã có thể cùng nhau dùng bữa tối, chuyện trò lâu hơn, dù việc ăn uống vẫn phải giới hạn không quá 6 người/bàn.
Không chỉ được nhâm nhi tách cà phê hay uống rượu, nhiều người dân Pháp còn trông đợi được đi xem phim hay xem triển lãm. Trong một tuyên bố đăng trên webiste, bảo tàng Lourve đã đăng dòng trạng thái bày tỏ sự vui mừng khi được mở cửa đón khách tham quan trở lại.
Nhằm thúc đẩy kinh tế, Pháp cũng đã quyết định mở cửa trở lại các cửa hàng kinh doanh không thiết yếu song phải thực hiện các quy định giãn cách xã hội.
Hiện số bệnh nhân mắc COVID-19 trong các khoa chăm sóc tích cực tại Pháp đã giảm xuống còn 4.250 ca, giảm hơn nhiều so với mức khoảng 6.000 ca một tháng trước đó. Tỷ lệ số ca mắc mới theo tuần cũng giảm xuống còn 142 ca/100.000 người, thấp hơn nhiều so với mức 400 hồi đầu tháng 4 vừa qua.
Sức hút của Australia đối với sinh viên quốc tế giảm do chính sách đóng cửa biên giới
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, một cuộc khảo sát mang tên Crossroad IV được thực hiện trên nền tảng tuyển dụng sinh viên quốc tế IDP Connect cho thấy phần lớn sinh viên quốc tế sẵn sàng thực hiện cách ly và tiêm phòng để được tạo điều kiện tham gia học tập trực tiếp tại Australia.
Sinh viên tại trường đại học Sydney, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Cuộc khảo sát được thực hiện với khoảng 6.000 sinh viên từ hơn 57 quốc gia có nguyện vọng học tập tại Australia, Canada, New Zealand, Anh hoặc Mỹ, cho thấy các sinh viên đều coi trọng việc học trực tiếp trên giảng đường và việc một số quốc gia như Australia chọn biện pháp đóng cửa biên giới để kiểm soát dịch COVID-19 sẽ giảm sự thu hút đối với nhiều sinh viên quốc tế.
Kết quả khảo sát cho thấy 31% sinh viên được hỏi cho biết họ sẽ hoãn việc học cho đến khi được học trực tiếp, trong khi 11% chưa quyết định bắt đầu học trực tuyến hay chờ để được học trực tiếp. Trong khi đó, 4% sinh viên cho biết sẽ rút đơn xin học nếu tình hình không được cải thiện; 43% sinh viên cho biết sẽ đồng ý học trực tuyến nếu khóa học cuối cùng có thể chuyển sang học trực tiếp; 55% cho biết sẵn sàng tiêm vaccine ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt và thực hiện cách ly khi nhập cảnh để được học trực tiếp. Cuộc khảo sát cho thấy những tác động của việc đóng cửa biên giới kéo dài của Australia.
Theo tờ The Sydney Morning Herald, số lượng sinh viên nước ngoài từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) đăng ký học tại Anh năm 2021 tăng 17% lên tới 85.610 sinh viên - mức cao kỷ lục. Đây là bằng chứng cho thấy sinh viên quốc tế của Australia hiện đang tìm kiếm nơi học tập khác. Trong đó, mức tăng lớn nhất là từ các quốc gia vốn là thị trường cung cấp sinh viên quốc tế chính của Australia. Số liệu của Dịch vụ Tuyển sinh các trường Đại học và Cao đẳng của Anh cho thấy mức tăng 21% từ các sinh viên Trung Quốc và 17% từ các sinh viên Ấn Độ.
Phó giám đốc Chương trình tuyển sinh sinh viên quốc tế của Trường Đại học Brunel (Anh) May Ye cho biết các trường đại học ở Anh đang được hưởng lợi, đồng thời việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhanh chóng của nước này cũng là yếu tố đang thu hút sinh viên quốc tế.
Giám đốc điều hành của IDP Education, Andrew Barkla, cho biết kết quả khảo sát trên cho thấy rõ tính cấp thiết của việc định hướng một lộ trình mới cho giáo dục trực tiếp cho các trường đại học của Australia. Theo đó, cần mang lại cho sinh viên sự yên tâm và đề ra lộ trình cùng thời gian cụ thể sinh viên quốc tế có thể nhập cảnh Australia một cách an toàn để có thể học tập trực tiếp. Khảo sát cũng chỉ ra rằng dịch vụ học trực tuyến không thể thay thế trải nghiệm học tập trực tiếp.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg ngày 10/5 một lần nữa khẳng định Australia sẽ không mở cửa biên giới cho đến năm 2022.
Truyền thông Malaysia: Việt Nam với ban lãnh đạo mới sẽ duy trì được đà tăng trưởng vững chắc Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trang mạng theinsnews.com của Malaysia đăng tải bài viết, trong đó nhận định, với ban lãnh đạo mới, Việt Nam sẽ duy trì đà phát triển bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19. Truyền thông Malaysia nhận định, Việt Nam sẽ duy trì đà phát triển bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh minh họa:...